Home / Phong Thủy / Hé lộ những bí ẩn về ngũ hành bát quái trong phong thủy

Hé lộ những bí ẩn về ngũ hành bát quái trong phong thủy

Trung tâm của khoa học Phong thủy là thuyết Ngũ hành. Nhà Phong thủy khi nghiên cứu các ngọn đồi hay các ngôi nhà quanh một địa điểm hoặc xem xét địa điểm đó có hợp với khách hàng hay không hoặc khi khuyên khách sử dụng vật liệu và màu sắc cho đồ đạc nội thất trong một gian phòng đều dựa vào tác động qua lại của hành nổi trội trong Ngũ hành là Mộc, Hỏa, Thố, Kim, Thủy.

Thứ tự Ngũ hành như trên là thứ tự chính vì trong. thứ tự này. hành đứng trước sinh ra hành đứng sau.

Mộc (gỗ): Đốt lên, sinh ra lửa (Hỏa).

Hỏa (lửa): Để lại tro hoặc là đất (Thổ).

Thổ (đất): Từ đất, người ta có kim loại (Kim),

Kim (kim loại): Kim loại có thể nóng chảy và chảy như nước (Thủy).

Thủy (nước): Nước cần để duy trì sự sống của cây cối (Mộc).

Mộc: (vân vân)

Bằng lý thuyết của Ngũ hành, người Hoa có thể thu xếp mọi thứ vào trong năm hành., Cụm từ Ngũ hành được chấp nhận do tiện dùng. Nó gần vói bốn nguyên tố của Aristôt: Không khí, Đất, Lửa và Nước. Một số tác giả thích gọi Ngũ hành bằng những từ ngữ khác như “năm tác nhân”, nhưng từ Ngũ hành tồn tại ít ra là ba trăm năm nay rồi, hình như không có lý do g! bây giờ phải thay đối. Hơn nữa, Ngũ hành của Trung Hoa và bốn nguyên tố của Aristôt ít có điểm chung ngoài ba nguyên lô trùng lén. Sự giống nhau cũng chỉ có thế. Bốn nguyên tố của phương Tây là những cặp bổ sung và tương phản; còn trong hệ thống của Trung Hoa, năm hành (nguyên tố) lại tạo nên một sự mất cân đối liên tục – đó là cốt lôi của triết thuyết Trung Hoa.

ngũ hành bát quái
Ngũ hành là gì

NĂM HÀNH TINH

Hình như năm nguyên tố (Ngũ hành) của người Trung Hoa bắt nguồn từ việc các nhà thiên văn học cổ đại thừa nhận có năm hành tinh chính. Quả vậy, năm hành tinh đó là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim và sao Thủy. Tên các hành tinh này được nêu lên một cách tùy hứng và chúng ta không cần quan tâm đến chúng cũng như sự nhầm lẫn rõ rằng giữa sao Thổ và quả Đất.

NGŨ HÀNH VÀ NĂM PHƯƠNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN

Ngũ hành tượng trưng cho năm phương chính trên địa bàn tức là bốn phương Đông. Nam, Tây, Bắc và phương Chính giữa. Trước đây, chúng ta đã thấy mỗi phương tượng trưng cho một mùa: Đông – mùa Xuân. Nam – mùa Hạ, Tây – mùa Thu và Bắc – mùa Đông.

Bây giờ. bằng cách tạm thời bỏ hành Thổ ở chính giữa, bốn phương tượng trưng cho bốn mùa, màu của chúng và bốn hành, như vậy là:

Sự liên quan này được giải thích như sau: vào mùa Xuân cây cối (Mộc) bắt đầu mọc, mầm xanh nhú lên, đồng thời mùa Xuân là bình minh của năm mới và mặt trời mọc ớ phương Đông. Cũng tương tự như vậy, màu đó là màu của lửa (Hỏa); mặt trời nóng nhất khi đứng ngọ. lúc đó nó ở phương Nam; mùa Hạ là buổi trưa của năm. Màu vàng là màu đất của miền Trung Trung Hoa. Mùa Thu là mùa thu hoạch, và thời xưa theo tập quán, sẽ là có chiến trận. Liềm hái trong thời bình và gươm giáo trong trận mạc đều cần đến kim loại (Kim) và màu trắng (trắng bạc) là màu của sắt được mài. Mùa Đông là nửa đêm của năm, khi đó tất cả đều tối như mực (đen) và nắng nhường chỗ cho mưa (Thủy), vì thế nước (Thủy) là hành của mùa Đông và phương Bắc.

THỨ TỰ TƯƠNG SINH VÀ TƯƠNG KHẮC

Thứ tự tương sinh của các hành đã được nói ở trên. Đây là thứ tự cơ bản của Ngũ hành cần phải nhớ. Nó có thể được trình bày theo sơ đồ sau đây

Thứ tự tương sinh

Các hành ớ cạnh nhau nâng đỡ lẫn nhau, gọi là tương sinh. Như Mộc sinh Hỏa, Thủy sinh Mộc, V, V…. Nhưng còn một thứ tự khác của Ngũ hành, gọi là thứ tự tương khắc. Khi hai hành
đứng cạnh nhau theo thứ tự này thì cái này hủy hoại (gọi là khắc) cái kia.

Thứ tự tương khắc

Cho nên, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thủy, V.V.. Có thế nhớ chuỗi diễn biến này bằng ý nghĩ:

Cây (Mộc) hút các chất phì nhiêu từ đất (Thổ)

Đất (Thổ) làm ô nhiễm nước (Thủy)

Nước (Thủy) dập tát lửa (Hỏa)

Lửa (Hỏa) nung chảy kim loại (Kim)

Kim loại (Kim) đốn ngã cây (Mộc)

Mặt khác, hãy chú ý rằng, theo thứ tự ngược chiều thì một số hành lại tác động có lợi cho hành kia, thí dụ đất (Thổ) nuôi cây

(Mộc), nước (Thủy) làm mềm đất (Thổ) (làm cho đất sét thành dẻo), và lửa (Hỏa) đun sôi nước (Thủy).

Khi đánh giá phẩm chất Phong thủy của một địa điểm, điều quan trọng là phải xem đâu là các hành nổi trội ở khu vực, sau đó mới quyết định hành nào có thể là hành nổi trội của địa điểm. Như vậy sẽ hao đám được sự hài hòa giữa chất lượng Ngũ hành của khu vực và chất lượng Ngũ hành của địa điểm. Trước hết, chúng ta hãy xem các phương pháp phát hiện chất lượng của Ngũ hành.

HÌNH DÁNG

Có lẽ cách dễ nhất để thấy phẩm chất Ngũ hành của một khu vực là quan sát hình dáng của nó, đồng thời kết hợp hình dáng với mỗi hành.

ngũ hành âm dương
Ngũ hành tương sinh theo năm

Mộc

Những cây cao và mọc thẳng. Người ta nghĩ đến hành Mộc qua những cấu trúc hình cột như những ngọn đồi cao vượt lên ớ một số nơi thuộc Nam Trung Hoa, hoặc những kiến trúc nhân tạo như các cột trụ. các tháp cao, các ống khói nhà máy, những ngôi nhà chọc trời hẹp.

Hỏa

Những nơi gợi lên hình ảnh ngọn lửa. Hành Hòa được biểu hiện bằng những đỉnh núi nhọn, những mái nhà nhọn của một số ngôi chùa ở phương Đông, những chóp nhọn của nhà thờ Thiên chúa giáo và những ngôi nhà có mái nhọn tương tự.

Thổ

Đất thông thường là bằng phẳng. Hành Mộc được biểu hiện bằng những ngọn đồi dài. bằng phẳng, những cao nguyên, những ngôi nhà mái bằng.

Kim

Gương đồng và tiền kim loại đều có hình tròn. Hành Kim được biểu hiện bằng những đỉnh đồi hơi tròn và những ngôi nhà có mái vòm.

Thủy

Thủy không có hình dáng và có mọi hình dáng. Hành Thủy được nhận biết qua những ngọn đồi nhấp nhô không đều và qua những ngôi nhà có cấu trúc kỳ quái hoặc phức tạp, tuy thế tròn tốt hơn là góc cạnh

ĐỌC THÊM: Tầm quan trọng của Địa điểm- Khí- Sa trong phong thủy

Đọc Thật Chậm

xin xăm tá quân

Xin xăm Tả Quân (CÁCH XIN, LƯU Ý)- Cầu mong sức khỏe

Xin xăm Tả Quân, hay còn nói với tên gọi khác là xin quẻ Tả …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *