Home / Di tích / Miếu / LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ- XIN XĂM Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ CHÂU ĐỐC

LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ- XIN XĂM Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ CHÂU ĐỐC

Trong tập Nếp Cữ: LÀNG XÓM VIỆT NAM khi nói về mấy hội làng với vài nét đặc biệt của phong tục địa phương, tôi đã nói tới Lễ Vía Bà, ờ đây chỉ xin nhắc sơ lược lại, và nói thêm đến những điểm trước còn bỏ sót.

Lễ Vía Bà cử hành tại miếu Bà thuộc địa hạt làng Vĩnh Tế, quận Châu Phú tỉnh Châu Đốc (An Giang). Làng Vĩnh Tế là một làng trù phú ở chân núi Sam, tên chữ gọi là Vĩnh Tế sơn, một ngọn núi cách tỉnh ly Châu Đốc 5 cây số trên con đường Châu Đốc đi Tịnh Biên.

Miếu Bà ở ngay chân núi, mé bên kia đường, xây lưng ra mặt đường, và mặt tiền nhìn xuống ruộng hướng Đông Bắc. Hàng năm, lễ Vía Bà được cử hành vào ngày 26 tháng Tư âm lịch, nhưng từ trước một tuần lễ, dân chúng quanh vùng từ các tỉnh Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong, Sa Đéc, Vinh Long, Cần Thơ đổ về đông như nước chảy, có những khách trẩy hội từ Sài Gòn tới, và có những khách từ những vùng xa xôi hơn như Tây Ninh, Cà Mau, Bạc Liêu (Minh Hải).

Lễ bà chúa xứ núi sam

Con đường từ Châu Đốc tới miếu Bà suốt trong mấy ngày thật là ngựa xe như nước, áo quần như nêm, càng đến gần miếu, cảnh người càng chen lấn, khách trẩy hội chỉ có thể đi bộ không dùng xe được. Tại chân núi Sam, ban đêm hàng ngàn người đã nghỉ chân nơi đây.

THẦN TÍCH BÀ CHÚA XỨ

Bà chúa Xứ còn được gọi là Thánh Mẫu nương nương, có một sự tích rất là huyền bí và mầu nhiệm. Theo đồng bào địa phương, tượng Bà trước kia ngự trên đỉnh núi Sam, nơi đây ngày nay chỉ còn hai Vết lõm lớn trên bệ đá xanh. Vùng này trước thuộc Thủy Chân Lạp, người Xiêm thường kéo sang quấy nhiễu. Khi thấy tượng Bà, họ định tâm ăn cắp nên cùng nhau cạy ra muốn khiêng xuống núi, nhưng họ khiêng không nổi vì bỗng nhiên tượng Bà trở nên nặng vô cùng. Khiêng đi không được, họ đành bỏ lại trên núi.

Sau này khi người Việt Nam tới làm chủ vùng này, dân cư lập thôn xóm ở rải rác chung quanh chân núi. Một ngày kia dân làng gặp thấy tượng Bà ở giữa rừng, bèn họp nhau định khiêng về lập miếu thờ cúng, nhưng bao nhiều người cũng không sao xê dịch nơi. Dân làng bèn cầu khấn, được Bà nhập đồng vào một người đàn bà tu hành, tự xưng lầ Bà Chúa Xứ và phong cho dân làng dùng bốn chục nữ đồng trinh tắm rửa sạch sẽ, Bà sẽ cho phép khiêng tượng Bà về thờ.

bà chúa xứ ở châu đốc

Dân làng làm đúng theo lời Bà phong, quả nhiên bốn mươi nữ đồng trinh khênh được tượng Bà từ triền núi xuống tới chân núi, nơi hiện nay có miếu Bà. Tượng Bà khiêng tới đây bỗng nhiên trì xuống không xê dịch nữa. Các quan viên kỳ lão cho rằng Bà Chúa Xứ đã chọn nơi đây để an ngự, do đó miếu Bà được đựng nên tại chỗ.

Theo lời các cụ phong lại, dưới thời vua Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng này, gặp lúc quân Miên kéo sang quấy rối không ngớt, Thoại Ngọc Hầu phu nhân thường đến khấn lễ Bà Chúa Xứ để xin phù hộ cho chồng bà dẹp được giặc, tái lập cảnh an cư cho dân làng, và lời cầu nguyện của phu nhân đã thực hiện, Bà Chúa Xứ đã giúp Thoại Ngọc Hầu phá tan giặc Miên.

Để tạ ơn Bà, Thoại Ngọc Hầu phu nhân đã cho xây cất lại miếu, và nhân dịp này mở đại lễ linh đình trong ba ngày liền 24, 25 và 26 tháng Tư âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, hàng năm dân làng cúng lễ Vía Bà vào những ngày trên.

SỰ LINH ỨNG CỦA BÀ CHÚA XỨ

Bà Chúa Xứ rất linh thiêng. Theo lời các bô lão địa phương thuật lại, Bà Chúa Xứ đã hiển linh nhiều lần. Một lần quân Xiêm sang quấy phá vùng Cháu Phú, một tên giặc đã làm gãy cánh tay Bà, liền bị làm cho chết ngay tại chỗ. Lại có một lần, một tên trộm lên vào miếu Bà gỡ sợi dây chuyền vàng nơi cổ Bà, Đà liền bè tay và hành tội đi chông đầu kêu la thất thanh.

Theo dân chúng quanh vùng núi Sam, tượng Bà mỗi ngày một lớn dần. Trước kia, tượng Bà nhìn thẳng ra đường, nhưng vì dân chúng qua lại miếu Bà, nhiều người vô ý không ngả nón chào, Bà cho là Vô lễ. Bà nhập đồng báo cho dân làng và yêu cầu dân làng hướng tượng Bà về phía trong, lưng xoay ra ngoài. Tượng bà đã đổi hướng. Nhiều lần Bà nhập đồng chữa bệnh, và bệnh nhân mắc các chứng nan y đã được Bà chữa khỏi.

TỤC LỆ NGÀY LỄ BÀ CHÚA XỨ

Các lễ trong dịp lễ Vía Bà được cử hành trong ba ngày 24, 25 và 26 âm lịch. Lễ đầu tiên là lễ tắm Bà, tức là lễ mộc dục được cử hành vào 12 giờ đêm ngày 24 âm lịch. Vào giờ này, hàng trăm các cụ các bà lay cầm bông huệ trắng, quỳ chật cả chính điện nơi Bà ngự để làm lễ. Sau đó, một tấm màn được giăng ngang che kín tượng Bà. Hai phụ nữ được lựa chọn trước sẽ vào trong tắm và thay y phục cho Bà.

vía bà chúa xứ

Nước bà tắm được nấu bằng thứ nước riêng trộn với quế và nước hoa. Tắm cho Bà xong, nước này được đem hòa lẫn vào hai thùng lớn nước uống phân phát cho khách trẩy hội. Mọi người tin rằng uống nước này sẽ khỏe mạnh và hết bệnh tật.

Độ y phục của Bà thay ra được đem cắt thành từng mảnh nhỏ phân phát cho dân chúng và mỗi mảnh vải được kính cẩn gọi là lá bùa của Bà.

Sang ngày 25, lễ thỉnh sắc được cử hành vào khoảng 4 giờ chiều. Đây là thanh sắc phong cho Bà từ làng Thoại Ngọc Hầu đến miếu. Cùng với đám rước thỉnh sắc có múa lân. 12 giờ đêm có lễ tức yết báo cho Bà biết ngày lễ Vía Bà để mời Bà về dự. Cùng trong đêm này còn có hát bộ với những tích trung, hiếu, tiết, nghĩa.

Ngày 26 là ngày lễ chính cỏ hành vào 4 giờ khuya để cầu an, cầu phúc. Có nhiều buổi lè tụng niệm trong ngày. Ban ngày cũng có hẳt bộ, múa võ, ca, nhạc ngũ âm để mua vui cho khách trẩy hội hành hương.

XIN XÂM THỈNH BÙA VÀ VAY TIỀN

Nhưng phần đáng chú ý nhất của khách hành hương là tục xin xâm thỉnh bùa và vay tiền. Hình thức xin xâm cũng giống như tại các chùa miếu khác, khách hành hương quỳ vái trước bàn thờ Bà thỉnh nguyện điều gì muốn, rồi lắc xâm. Sau khi lắc được một quẻ sẽ nhờ một người đoán vận mạng tương lai mình.

Hầu hết khách hành hương đến đây đều xin xâm và đa số là phụ nữ. Trong miếu Bà có nơi xin xâm cùng với trên 30 người trong ban bàn xâm để giải đoán lá xâm cho dân chúng.

văn khấn miếu bà chúa xứ

Trong mấy ngày chính lễ khách xin xâm Đông đảo như không có chỗ nào trống và thiên hạ phải quỳ lạy ngay cả từ cửa vào chánh điện. Tiếng lốc cốc của ống xâm vang lên đều đều khắp nơi cùng với mùi hương tỏa lên nghi ngút càng tăng thêm sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ.

Thỉnh bùa cũng là một hình thức đặc biệt của ngày lễ vía Bà: bùa là những miếng vải đỏ dài độ ba tấc, ngang hai phân được Bà làm phép và dân chúng thỉnh về để được Bà phù hộ.

Một hình thức khác nữa là việc vay tiền của Bà để làm ăn. Người ta tin tưởng tiền của Bà cho vay Mang lại sự May mắn trong việc làm ăn mua bán, nên mỗi năm họ thường đến vay rồi năm sau đến trả vay lại. Tiền vay chỉ có giá trị về tinh thần nên rất ít, thường không quá 50 đồng, trung bình mọi người chỉ vay từ hai đồng đến năm đồng, tiên được đựng riêng trong một bao nhỏ màu đỏ trao cho khách hành hương rồi khách đến vái trước bàn thờ nhờ Bà độ cho buôn bán phát đạt.

Thường người vay mỗi năm đều đến để trả nợ. Tuy không có văn tự vay nợ chính thức như những giấy nợ ngoài đời, nhưng hầu như không một ai dám không trả nợ của Bà vì nếu không trả sẽ làm ăn thua lỗ thất bại, số tiền trả nợ thường cao gấp trăm lần tiền vay, nhiều khi tiền nợ chỉ vài chục đồng mà tiền trả nợ đến vài chục ngàn đồng.

Số tiền khách hành hương Mang trả nợ hàng năm thu được cho quỹ miếu một món tiền rất lớn. Năm Kỷ Dậu, 1969, số tiền này lên đến trên bốn triệu bạc. Tiền này được ban quý tế sử dụng vào những công việc hữu ích chung: xây nhà cho khách thập phương, xây chùa, xây trường học v.v…

VÀI NÉT VỀ NÚI SAM

Nhân nói tới lễ Vía Bà Chúa Xứ, chúng tôi xin trình bày thêm vài nét về núi Sam, nơi xưa kia có tượng Bà và ngày nay ở chân núi có miếu Bà.

Theo các nhà địa lý học, núi Sam, trước kia là Hòn Sam nằm ở giữa biển Nam Hải. Về sau, hòn Sam được nối liền vào vùng Thủy Chân Lạp bởi đất bồi, nằm theo hướng Tây Bắc Đông Nam cách tỉnh ly Châu Đốc năm cây số, và cách biên giới Campuchia 17 cây số, tính theo đường hàng tỉnh số 10. Diện tích núi ước trên 4.000 thước vuông, chung quanh chân núi có con đường chạy vòng. Núi cao 237 thước.

lộc bà chúa xứ

Từ phía Đông kinh Vĩnh Tế nhìn lại, núi Sam như vươn hẳn trên rặng cây xanh rì và nằm cheo leo giữa vùng Thất Sơn.Theo triền núi, có rất nhiều chùa am, xây dưới những đám cây xanh tốt. Quanh chân núi, nhà cửa của dân chúng khá nhiều.

Núi Sam tuy không cao bằng núi Điện Bà ở Tây Ninh, nhưng nhìn phong cảnh cũng khá hùng vĩ, và ở nơi đây như có một về huyền bí uy linh! Phải chăng chính do lòng tín ngưỡng của dân chúng đã tạo nên về huyền bí này, và uy linh của Bà Chúa Xứ càng được người dân tin tưởng!

Quanh năm cảnh núi Sam tuy không vắng về nhưng cũng không sầm uất, nhưng đến ngày hội cảnh chân núi thật là náo nhiệt bởi khách hành hương. Lễ miếu Bà xong, mọi người tới viếng thăm chùa Tây An và làng Thoại Ngọc Hầu, Và những người ở xa xôi cũng nhân dịp lên thăm cả núi Sam.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *