Home / Di tích / Miếu / Sự tích miếu Bà Phi Yến ở Côn Đảo- Bà Rịa Vũng Tàu

Sự tích miếu Bà Phi Yến ở Côn Đảo- Bà Rịa Vũng Tàu

Nói đến những địa danh linh thiêng ở Côn Đảo, ngoài mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu, thì không thể không nhắc đến Miếu Bà và Miếu Cậu. Hai ngôi miếu xuất phát từ câu chuyện bi thương của hai mẹ con bà Phi Yến và con trai là Hoàng tử Cải.

Văn Miếu- Quốc Tử Giám và những điều báo chí chưa từng công bố

LỄ VÍA BÀ CHÚA XỨ- XIN XĂM Ở MIẾU BÀ CHÚA XỨ CHÂU ĐỐC

 

1. Câu chuyện về Bà Phi Yến

Miếu Bà ( hay còn gọi là An Sơn Miếu) thờ bà Phi Yến (tên tục là Lê Thị Răm). Bà là một cung phi của chúa Nguyễn Ánh. Tương truyền rằng, bà có dung mạo xinh đẹp hơn người, được chúa Nguyễn Ánh yêu thương hết mực. Năm 1783, sau khi thua trận Tây Sơn, Nguyễn Ánh đưa vợ, con trai và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra Côn Đảo. Trong lúc cấp bách, Nguyễn Ánh có ý định gửi con trai cả của ông là Hoàng tử Cảnh đi theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến nghe vậy liền khuyên can Nguyễn Ánh đừng “cõng rắn cắn gà nhà”. Nguyễn Ánh nghi ngờ bà thông đồng với quân Tây Sơn nên nhất quyết không chịu nghe lời khuyên của bà. Trong lúc tức giận, Nguyễn Ánh sai người bắt giam bà trong một hang động trên một hòn đảo hoang thuộc Côn Đảo, về sau ngọn núi được đặt tên là Hòn Bà.

miếu bà hoàng phi yến

Ngay sau đó, quân Tây Sơn đuổi theo ra đến Côn Đảo, Nguyễn Ánh đã cùng các phi tần, con cái và đoàn tùy tùng của mình phải tháo chạy ra Phú Quốc. Khi thuyền chuẩn bị nhổ neo, Hoàng tử Cải- con của bà Phi Yến- khi đó mới 5 tuổi, do biết chuyện mẹ bị giam nên khóc lóc thảm thiết, một mực đòi đưa mẹ đi theo.

Không dỗ nín được con, trong cơn nóng giận mất hết tính người, Nguyễn Ánh đã cho người quăng Hoàng tử xuống biển khơi mênh mông lạnh lẽo. Hoàng tử Cải chết, cái xác trôi dạt vào bãi san hô và được người dân trên đảo đem về chôn cất giữa khu rừng trong bãi Đầm Trầu.

miếu bà phi yến

Theo truyền thuyết, ngay khi Nguyễn Ánh rời đi, bà liền được Hổ Đen và Vượn Trắng giải cứu. Biết được cái chết của Hoàng tử Cải, bà Phi Yến vô cùng đau đớn, bà ngày đêm túc trực bên mộ đứa con xấu số khiến ai nấy cũng động lòng thương xót. Bà vẫn ở vậy và giúp dân chúng trên đảo an cư lạc nghiệp.

Tuy nhiên, sóng gió vẫn chưa dừng lại ở đó, một hôm, làng An Hải có cuộc đàn chay rất lớn và ban hội tề làng An Hải đã cử một bô lão cùng 4 dân phu đến tận làng Cỏ Ống để thỉnh bà Phi Yến về tham dự. Bà được bố trí nghỉ ngơi trong một gian phòng đặc biệt. Nhan sắc tuyệt trần và tươi thắm của bà đã lọt vào mắt một tên đồ tể của làng An Hải. Hắn đã không ngăn nổi lòng tà dục, nhân lúc bà đang ngon giấc, hắn ta giả say rồi lén chui vào phòng bà. Khi hắn đụng đến cánh tay thì bà Phi Yến giật mình thức dậy và tri hô cho dân làng tóm cổ. Tủi nhục, dù tên đồ tể Biện Thi chỉ mới động đến cánh tay, bà Phi Yến đã tự chặt đứt cánh tay rồi sau đó tự vẫn để vẹn toàn danh tiết.

2. Nguồn gốc Miếu Bà và Miếu Cậu

Thương xót trước chuyện của hai mẹ con bà, dân chúng trên Côn Đảo có câu hát:

                                                 “Gió đưa cây Cải về trời

                                         Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”

Kính nể sự trung trinh, ái quốc của bà Phi Yến cùng tấm lòng chí hiếu của Hoàng tử Cải, dân làng ở Côn Đảo đã cùng nhau dựng nên miếu Bà (tức Bà Phi Yến), miếu Cậu (tức Hoàng tử Cải), ngày đêm nhang khói.

miếu thờ bà phi yến

Trải qua rất nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, có lúc tưởng chừng như ngôi miếu đã rơi vào quên lãng song mãi đến năm 1958 người dân nơi đây mới huy động sức lực xây lại ngôi miếu khang trang đẹp đẽ như ngày nay. 

Để tưởng nhớ đến Bà, vào ngày 17 và 18/10 âm lịch hàng năm, người dân Côn Đảo làm cỗ chay làm lễ giỗ Bà Phi Yến. Ngày nay, sau khi ghé thăm nghĩa trang Hàng Dương, đền thờ Võ Thị Sáu, các khu trại tù trong kháng chiến, du khách ra Côn Đảo đều không quên ghé thăm Miếu Bà, Miếu Cậu để bày tỏ lòng kính trọng của hậu thế đối với tiền nhân cũng như bày tỏ sự đồng cảm với số phận hẩm hiu của hai mẹ con bà.

3. Khám phá miếu Bà Phi Yến

Ngay khi bước vào miếu, bạn sẽ cảm nhận được ngay lập tức sự tôn nghiêm, thanh bình nơi đây. Ở giữa sân có một hồ cá nhỏ góp phần tạo nên phong cảnh thanh bình cho ngôi miếu, ngoài ra còn có hai bức tượng linh vật sư tử oai phong, thần bí. Không gian bên trong miếu được bài trí gọn gàng với các gian thờ Phật, thờ Bà Phi Yến, thờ Bác Hồ…

Đường đi đến miếu Bà và miếu Cậu

Dọc hai bên đường đến miếu Bà Phi Yến là hồ An Hải, nước trong veo, trước miếu có rất nhiều cây xanh tạo không gian trong lành, mát mẻ. Sau khi đi thăm miếu Bà Phi Yến, du khách có thể dễ dàng di chuyển Sang miếu Cậu (Thiếu Gia Miếu) tại làng Cỏ Ống cách đó không xa, nơi đây thờ Hoàng tử Cải và di tích phần mộ của Cậu vẫn còn tồn tại cho đến tận nay, bạn đừng quên thắp cho Cậu một nén hương tưởng nhớ số phận không may mắn của Cậu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *