Nguồn gốc và quá trình phát triển họ chính là nguồn gốc và sự thay đổi của tộc mang họ, nguồn gốc họ của người Việt Nam có từ rất lâu đời, nếu không có những ghi chép của sách cổ hoặc gia phả cổ, thì người đời sau rất khó tìm hiểu.
Từ một họ đến một nước, một nhà, không thể không biết nguồn gốc của mình bắt đầu từ đâu, nhận biết được nguồn gốc họ của mình, mỗi bộ “Gia phả” đều giới thiệu cụ thể nguồn gốc họ của mình, như vậy mới có thể kế thừa từ đời nọ sang đời kia, cũng có thể lưu truyền nguồn gốc của dòng dõi đến hàng nghìn năm.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của họ
Họ cũng không ngừng thay đổi và phát triển trong quá trình lịch sử, như: chiến tranh, chuyển chỗ, thay đổi triều đại, và đổi họ do tránh tên húy, đổi họ do tránh nạn, đổi họ kép thành họ đơn,… họ trở nên phức tạp hơn, khởi nguồn chính xác của nó càng đòi hỏi phải khảo chứng cụ thể, trong “Gia phả” có ghi chép cụ thể.
Thời đại phong kiến, rất nhiều họ để nâng cao dòng dõi và danh vọng của mình, đã chuyển sang quan hệ với người nổi tiếng, hoặc cố tìm về vị quan nào đó làm tổ tiên của mình. Nhưng người xưa lại không biết, điều này đã ảnh hưởng đến sự thuần tuý và tính xác thực của quan hệ huyết thống, người đời sau phải đặc biệt cẩn thận.
Trong “Gia phả” có truyền thống “nói về họ và thủy tổ của mình, mục đích là “xác định rõ huyết thống, phân biệt quan hệ thân sơ và xác định nguồn gốc của họ. “Gia phả” đều có ghi chép một chương về họ, và trình bày nguồn gốc về họ của gia tộc, hoặc lịch sử đổi họ vì một nguyên nhân nào đó của gia tộc. Vì vậy, nguồn gốc họ trong “Gia phả” trở nên rất quan trọng, nó là tài liệu chứng minh về huyết thống gia tộc của bạn.
- Đường hiệu
Đường hiệu là một tiêu trí đặc biệt của họ, nó thể hiện quan hệ địa lý của nguồn gốc họ. Trong gia phả, đường hiệu có ý nghĩa gắn bó mối quan hệ giữa họ và họ hàng, cũng là một trong những đầu mối quan trọng để thế hệ sau tìm hiểu về cội nguồn. Tên gọi Đường hiệu nói chung lấy từ tên quận, huyện. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của gia tộc họ, đã xuất hiện nhiều tên họ nổi tiếng.
Lâu dần, mọi người trong gia tộc lớn, hoặc trong năm gặp thiên tai liên tiếp, người trong họ vì thế mà chuyển đi và phân tán khắp mọi nơi. Thế là có cách nhập tên “chi nhánh đường hiệu” dưới “Đường hiệu chung”. “Đường hiệu chung” đại diện cho cái nôi của gia tộc (họ), để người đời sau không quên cội nguồn, “chi nhánh đường hiệu” thì đại diện cho mảnh đất mới chuyển đến của người trong họ, sau khi trở thành gia tộc có danh vọng ở nơi đó, thì lấy tên quận của nơi này làm đường hiệu, “đường hiệu chung” và “chi nhánh đường hiệu” gọi chung là “quận vọng”.
Vì các họ cơ bản đều lấy tên quận làm tên quận cho gia tộc của mình, nên có hiện tượng một vài họ cùng chung một đường hiệu. Ví dụ: quận vọng của hai họ Vương và Hồ đều là “Thanh Hà đường”.
- Bảng phả hệ
Nếu thấy một cuốn gia phả có liên quan đến thân thế của bạn, bạn muốn xem phần nào nhất? Có phải bạn muốn biết tổ tiên của mình là ai không? Trong gia tộc từng có những danh nhân nào, thành tích ra sao? Mọi người trong gia tộc hiện tại ở đâu?,… Tất cả câu trả lời đều nằm trong bảng phả hệ của gia phả.
Là nội dung quan trọng nhất trong gia phả, nói một cách ngắn gọn, bảng phả hệ nói rõ các thành viên trong một gia tộc, ví dụ: quan hệ cha con, anh em, viết rõ sơ đồ tên thành viên trong gia tộc của tổ tiên và thế hệ sau. Nó có bốn cách thức trình bày cơ bản: Âu thức, Tô thức, Kiểu tháp thức và Điệp ký thức.
Âu thức: còn gọi là thể hoành hành, được thiết lập bởi nhà văn học thời Bắc Tống là Âu Dương Tu, Đặc điểm của Âu thức là: phân ô các thời đại, sắp xếp theo hàng ngang từ phải sang trái, năm thế hệ là một bảng, sử dụng rất thuận tiện. Trong Âu thức, bên trái tên người trong mỗi thời đại đều có ghi chép một đoạn văn nói về cuộc đời, giới thiệu tên, hiệu, công danh, chức vị, ngày tháng năm sinh tử, bạn đời, nơi chôn, thành tích,… của người này.
Tô thức: còn gọi là Thuỳ chu thể, do nhà văn học thời Bắc Tống là Tô Tuần sáng lập. Đặc điểm của bảng phả hệ Tô thức: các thế hệ sắp xếp theo hàng thẳng đứng, giữa các thế hệ không có đường kẻ ngang nối tiếp, toàn bộ đều dùng đường kẻ thẳng nối tiếp, các ô trong bảng cũng sắp xếp từ phải sang trái, chủ yếu là nhấn mạnh quan hệ tông pháp.
Kiểu tháp thức: nhìn hình dáng bên ngoài giống như cái tháp, tên người trong các thế hệ được sắp xếp từ trên xuống dưới. Kiểu tháp thức áp dụng cách nối tiếp bằng đường kẻ ngang và dọc, Đường dọc luôn nằm giữa đường ngang, điểu này đối với những gia tộc lớn có nhiều người, do tên người không thể sắp xếp trên cùng một mặt giấy, quan hệ anh em không rõ ràng, dẫn đến nhiều bất tiện cho việc viết và xem gia phả.
Điệp ký thức: không dùng đường kẻ ngang dọc để nối tiếp mối quan hệ giữa mọi người trong các thế hệ, mà chỉ dùng chữ viết để thể hiện quan hệ này. Dưới tên mỗi người đều có một đoạn giới thiệu ngắn, như tên, hiệu, công danh, chức vị, ngày tháng năm sinh tử, nơi chôn, thành tích,.,. Hình thức phả hệ của Điệp ký thức cô” định, thứ tự rõ ràng, tương đối tiết kiệm giấy.
Bôn hình thức bảng phả hệ trên đều có nét đặc sắc riêng, đây là bảng phả hệ tương đối thường gặp trong tộc phả, nhưng cũng có sự thay đổi của nó, khi chúng ta ghi chép bảng phả hệ của gia tộc, có thể vận dụng linh hoạt theo tài liệu nắm bắt và số lượng các thành viên trong gia tộc. Tóm lại, bảng phả hệ phải dễ nhìn dễ hiểu, nội dung chân thực, trĩnh tự rõ ràng, đó mới là điều quan trọng nhất.
- Gia huấn
Gia huấn cũng là bộ phận cấu thành quan trọng trong gia phả, nó có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tộc họ truyền thông. Thời xưa, xã hội loài người trải qua sự thay đổi của thị tộc, gia tộc và gia đình, tuy nhiên, những điều này đều là nền tảng hình thành một quốc gia. Khi đất nước không ổn định và phép nước không rõ ràng, gia huấn có thể phát huy sức mạnh ổn định trật tự xã hội. Bởi để duy trì chế độ pháp chế cần thiết, gia tộc đã định ra quy phạm hành vi nhất định để ràng buộc thành viên trong gia tộc, đây chính là nguồn gốc đầu tiên của gia huấn gia pháp.
Gia huấn ngày càng trở nên phong phú theo quá trình thay đổi triều đại. Trong gia phả ghi chép rất nhiều câu điển tích danh ngôn về cách chăm lo việc nhà và giáo dục con cái, trở thành kế sách trị gia tốt được mọi người ngưỡng mộ, trở thành điển phạm “tu thân”, “tề gia”. Ví như tư tưởng tiết kiệm và chăm lo việc nhà cho đến nay vẫn có ý nghĩa tích cực. Trong gia giả có ghi chép rất nhiều gia huân, quy tắc gia tộc và những điều con cháu phải tuân theo. Trong đó, gia huấn được mọi người khen ngợi như gia huấn Nhan thị, cách ngôn trị gia Chu tử,… vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay.
Sở dĩ gia huấn được người đời coi trọng, vì mục đích của nó vẫn tôn sùng trung, hiếu, tiết, nghĩa, dạy con những lễ nghi, và bản tính liêm khiết. Ngoài ra, đề xướng gì và kiêng kị gì cũng là nội dung quan trọng trong tộc quy gia pháp. Nói một cách đơn giản, mỗi gia tộc đều có gia huấn tộc quy khác nhau. Nội dung thường gặp trong gia phả bao gồm:
* Coi trọng phép nhà, phép nước.
- Họ hàng, làng xóm chung sống hòa thuận.
- Hiếu với cha mẹ, kính trọng bề trên.
- Hợp lễ giáo, đúng danh phận.
- Thờ cúng tổ tiên, mồ mả sáp đặt theo trình tự.
- Gia truyện
Muốn đi sâu tìm hiểu công trạng lịch sử của người trong họ thuộc bảng phả hệ thì phải xem gia truyện. Gia truyện, là thể văn ghi chép sự tích của người có danh vọng, có công trạng trong gia tộc, là một loại truyện ký chính thức, trước đây truyện ký và gia phả được ghi riêng rẽ.
“Truyện kỷ” ghi chép phẩm chất đạo đức và công trạng trong cuộc đời của một người, ghi rõ sự cống hiến với đất nước, dân tộc và xã hội, đến công trạng đối với địa phương, gia tộc, như: đầu tư tiền của xây dựng nhà thờ, mồ mả,… toàn bộ đều ghi trong gia phả, để làm tấm gương cho con cháu sau này noi theo, và làm vẻ vang gia tộc.
Nói chung gia truyện chia thành: liệt truyện, nội truyện và ngoại truyện,… Liệt truyện là truyện ký ghi chép người đàn ông có công trạng trong gia tộc. Nội truyện là truyện ký ghi chép người phụ nữ có phẩm chất và đức hạnh trong gia tộc. Ngoại truyện là truyện ký ghi chép về người phụ nữ có phẩm chất và đức hạnh đã xuất giá trong gia tộc.
Trong truyện ký có dán nhiều tranh ảnh, hoặc tranh chuyện có liên quan, để đời sau đọc và cảm nhận được vẻ sinh động của hình tượng. Cách dùng từ trong gia truyện luôn dề cao sự chân thực và bình dị, tránh dùng từ hoa mỹ. Đây cũng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ chuẩn mực của “gia truyện”.
- Tác phẩm văn nghệ
“Gia phả chính là sách sử của gia tộc”, trong đó đương nhiên có rất nhiều tác phẩm văn nghệ của mọi người. Từ thời xưa, nhiều tác phẩm của danh nhân trong gia tộc được đưa vào gia phả, nội dung của phần này phong phú, đề cập đến rất nhiều lĩnh vực, như sử học, văn hóa, kinh tế, tôn giáo,… về hình thức thậm chí được coi là “tài liệu lịch sử kinh điển”.
“Tác phẩm văn nghệ” là các tác phẩm thơ văn được viết bởi các danh nhân trong gia tộc, nhưng cũng thu thập thêm thư từ sách vở, văn bia,… của người trong và ngoài tộc. Có tác phẩm còn có tranh khắc đá, tranh chân dung, tác phẩm văn bản, thư pháp, ca từ,… từ hình thức đến nội dung đều rất phong phú.
Tác phẩm văn nghệ là sự kết tinh và tâm huyết của các bậc tổ tiên trong gia tộc, trong đó phần lớn tài liệu khoa học lịch sử quý báu có giá trị tham khảo và thưởng thức vô cùng quý giá. Nhưng, do chủng loại và nội dung của tác phẩm văn nghệ phức tạp, vì vậy người đời sau phải chuyên tâm chỉnh sửa, mới có thể làm cho các tác phẩm văn nghệ đặc sắc trong gia tộc được lưu truyền và vận dụng.
Đồng thời, khi chúng ta bổ sung tác phẩm vãn nghệ hiện đại vào gia phả, phải chọn lọc kỹ càng, đưa vào gia phả thật thận trọng, để truyền lại nhũng văn hiến có giá trị và mang tính tiêu biểu nhất cho con cháu đời sau.
- Tranh ảnh trong gia phả
Sự thể hiện của gia phả có thể kết hợp sách, tranh ảnh, sử, bảng, ký hiệu làm một, giá trị vận dụng của nó thể hiện rõ rệt. Gia phả chủ yếu coi nội dung chữ viết là chính, tài liệu tranh ảnh là phụ, nhưng một bức ảnh đẹp vẫn có thể truyền đạt diện mạo và nét đặc sắc tinh thần của thời đại.
Ý nghĩa của việc đưa tranh ảnh vào gia phả là, để cao một hoàn cảnh môi trường một cách trực tiếp nhất cho sự lưu truyền và kế thừa của gia tộc, làm cho gia phả không hạn chế bởi hình thức ghi chép bằng chữ viết, khái niệm chung cũng trở nên mới mẻ và sinh động hơn.
Chỉ cần có thể để mọi người từng bước hiểu được những bản đồ và tranh ảnh cổ trong gia phả, đều nên đưa vào trong gia phả, bao gồm:
- Ảnh đen trắng cũ trong nhà, ảnh chụp toàn gia đình,… đều có giá trị lịch sử, cũng là tài liệu gốc làm chứng cho gia phả.
- Ảnh tổ tiên (ảnh lưu truyền, tranh nhân vật, ảnh chân dung)
Phần lớn tranh ảnh trong các triều đại lịch sử đều là tranh nhân vật và ảnh chân dung, trong đó đa sô’ là để kỷ niệm tổ tiên, hoặc thể hiện sử ngưỡng mộ đôi với các bậc thánh hiền. Cũng có gia phả nhằm vào người hiển đạt trong tổ tiên của gia tộc, vẽ dung mạo của họ, đê vấn đầu, nhắm mục đích đạt đến danh vọng vinh quang hiển hách, dẫn dắt cho đời sau, có gia phả đồng bản thảo di truyền của tổ tiên.
- Tranh phong thuỷ (ảnh nhà thờ, ảnh mồ mả)
Nhà thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, trong thời cổ đại là để gia tộc tụ tập, vì vậy nói chung gia phả đều có ghi chép và đăng tranh ảnh, miêu tả tình hình thực tế, có gia phả còn dán thêm ảnh mồ mả, thậm chí có gia phả còn ghi cụ thể vị trí địa lý. Mọi người tin sự thịnh suy của gia tộc và nơi ở của tổ tiên có liên quan chặt chẽ đến địa điểm để mồ mả, những điều này ẩn chứa nội dung “phong thuỷ” phong phú, vì vậy cũng gọi là “tranh phong thủy”.
- Ảnh nhà cũ, làng mạc
Trong tộc phả thời Minh Thanh không những ghi lại sự di dời và nơi ở, mà trong gia phả của rất nhiều nhà giàu, còn dán thêm những bức ảnh rất đẹp, hiện lên khung cảnh sân, nhà, thư phòng, nhà cửa,… của gia tộc họ.
2. Nội dung của gia phả
Nội dung trong gia phả thuộc các triều đại khác nhau là khác nhau. Cùng với sự phát triển của thời đại, nội dung của gia phả cũng phong phú theo, gia phả thời cận và hiện đại cơ bản đã có mười mấy nội dung chính, như thể lệ, lời tựa, văn hiến, bài tế, ân vinh lục, nghi điển, truyện, tán, hành thực, hành trạng, văn nghệ, quy huấn, hành đệ, dư đồ, phả hệ,… Nay giới thiệu sơ lược như sau:
- Thể lệ chung: thể lệ chung tương tự như thể văn theo thể lệ chung của sách thông thường. Chủ yếu giới thiệu quy tắc viết và biên soạn gia phả, Thời gian bắt đầu và kết thúc, cách đọc, và giới thiệu những kiến thức cơ bản về gia phả.
- Lời tựa: bao gồm những nội dung được ghi khi chỉnh sửa và viết gia phả. Người viết lời tựa có thể là người nho nhã trong gia tộc, hoặc mời danh nhân, văn nhân. Nội dung của lời tựa thường là: họ, sự bắt nguồn và phát triển, phả hệ, nguồn gốc quận vọng và Đường hiệu, ý nghĩa sửa và viết gia phả,…
- Văn hiến: ghi lại sắc chỉ và tấm hoành được vua phong khi tổ tiên nhậm chức.
- Ân vinh lục (hoặc chức viên lục): ghi hàm quan lại của người trong họ là quan, hoặc tên chức tước, người cụ thể, ghi ai được phong chức vị nào vào tháng năm nào, hiện nay có gia phả còn ghi cả những người có học vị đại học trở lên.
- Nghi điển: tức là nghi thức và điển cố. Ghi chép những nghi thức như thờ cúng, thờ tổ tiên, mộ thờ do tổ tiên quy định, và bài tế văn quy định dùng khi tế tự.
- Bài minh; Nói rõ những sự vật được ghi chép tương đối quan trọng, phải ghi trên văn bia. Nội dung bao gồm từ đường chí, miếu ninh chí, doanh mộ chí, sáng niêm ký, tự hiệu chí, và danh sách những phần được chỉnh sửa nhiều lần.
- Truyện, tán, hành thực: Truyện chia thành liệt truyện, nội truyện và ngoại truyện; Tán thì ca ngợi phẩm chất đạo đức của tổ tiên; Hành thực và hành trạng thì ghi lại sự từng trải và gia thế của tổ tiên. Vì lời tựa chúc thọ thường ca ngợi phẩm hạnh của ai đó, mà thể văn này cũng có tính chất ca ngợi, nên thuộc loại này.
- Văn nghệ: Ghi lại những tác phẩm nghệ thuật văn hóa do người trong họ sáng tác. Bao gồm thơ, từ, phú, thư tay, thư của danh nhân hoặc văn nhân, tranh vẽ,…
j, Quy huấn: tức là tộc quy và gia huấn. Nội dung thay đổi theo gia tộc, đại thể là khuyên mọi người tuân theo kỷ cương phép tắc, chung sống hòa thuận, có hiếu với cha mẹ, luân lý đạo đức,…
k, Dư đồ: dư chính là sơ đồ nơi ở hoặc phạm vi khu vực lao động của tổ tiên; Đồ chính là hình dung nhan của tổ tiên, ảnh nhà thờ, sơ đồ mồ mả, còn bao gồm ảnh vẽ sân, lầu, thư phòng,…Hàng đệ: là những đoạn tiểu dẫn của tổ tiên, nói rõ vì sao phải sắp xếp theo hàng, sau đó thêm phần chữ chú thích, đồng thời nói rõ chữ nào đó là thứ tự di dời của ông tổ trong Thời nào, qua đó để nghiệm chứng.
m, Phả hệ: phả hệ có phả hệ nội kỷ và ngoại kỷ, phả hệ ngoại kỷ lại chia thành phả hệ thượng cổ, phả hệ họ, phả hệ chi. Nói chung, gọi phả hệ trong giai đoạn từ ông tổ di dời đi ngược đến ông tổ của chi là phả hệ chi. Gọi phả hệ từ ông tổ chi đến ông tổ họ là phả hệ họ. Gọi phả hệ từ ông tổ họ đến viêm hoàng nhị đế là phả hệ thượng cổ. Tên gọi chung từ tổ tiên đến nay là phả hệ nội kỷ, trong phả hệ nội kỷ lại chia thành một số phả hệ chi.
3. Các tên gọi khác của gia phả
Tên gọi của gia phả có rất nhiều, nói chung có tông phi, thế phả, tộc phả, gia thừa, hội thông phả, thông tông phả, chi phả, phòng phả,… Xét từ lịch sử phát triển của gia phả, tôn chỉ biên soạn gia phả sau này có sự thay đổi, tác dụng làm tài liệu tham khảo của gia phả trước đây đã dần mất đi, mà mục đích biên soạn gia phả hiện nay chủ yếu để nói về phả hệ, vai vế, xác định quan hệ thân sơ, tôn kính tổ tông, chung sống hòa thuận, và đề xướng đạo lý quan tâm đến người thân, việc biên soạn gia phả dần chuyển từ chính thức sang việc riêng.
Gia phả, tộc phả là cuốn sách lịch sử của một gia tộc. Nó không chỉ ghi chép nguồn gốc, quỹ đạo di dời của gia tộc, còn bao gồm toàn bộ quá trình văn hoá lịch sử của gia tộc, như sinh sôi, phát triển, hôn nhân, văn hoá, tộc quy, gia ước,…
Gia phả là sách lịch sử ghi chép phả hệ của gia tộc phụ hệ, với nhân vật là trung tâm, là phả hệ được ghi chép bởi các chư hầu đế vương thời cổ đại, sự tích qua đó cũng dần biến đổi theo. Sau Thời Ngũ đại Tùy Đường, phong trào biên soạn gia phả được lưu hành trong nhân gian, và phổ biến tới các gia tộc, xuất hiện hiện tượng: gia tộc nào cũng có phả điệp, nhà nào cũng có gia thừa, và không ngừng tiến hành biên soạn. Vì vậy, mỗi lần biên soạn gia phả cũng trở thành chuyện lớn của những người cùng họ cùng tộc.
Nhưng bộ gia phả đầu tiên ra sao? Biên soạn vào triều nào, năm nào? Là viết chung hay viết riêng? Vì trong lịch sử thiếu ghi chép, nên đến nay vẫn không biết. Đến thơi Tông, do lệ cấm truyền thống viết gia phả chung bị phá bỏ, nên phong trào viết gia phả trong nhân gian bắt đầu thịnh hành. Thế là gia phả cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Nội dung trong gia phả thời kỳ này gồm ba phần: phần thứ nhất là sơ đồ phả hệ, nếu muốn biết phả hệ của người kế thừa nào đó trong gia phả, thuộc thời nào, cha họ là ai, chỉ cần xem qua sơ đồ này là hiểu. Phần thứ hai là nội dung chính của gia phả, được biên soạn theo trình tự các đời được sắp xếp trong sơ đồ phả hệ, lần lượt giới thiệu tên, hiệu, Tên huý, vai vế, Thời đại, chức vị, bổng lộc, ngày mất, hôn nhân,… của mọi người. Đoạn văn giới thiệu này dài thì trên 50 từ, ngắn thì 20, 30 từ, thực tế là tiểu sử của nhân vật. Giúp mọi người biết nguồn gốc của mình, cũng vì thế mà bảng phả hệ được hoàn chỉnh hơn. Phần thứ ba là phụ lục, nó có giá trị tương đối lớn đối với công tác nghiên cứu nguồn gốc, việc di dời, và văn hóa của dòng họ.
Rốt cuộc số lượng gia phả là bao nhiêu, cho đến nay vẫn chưa có người nào đưa ra con số thống kê chính xác. Vì gia phả giống như tất cả những cuốn gia phả riêng khác, còn có những gia quy bí mật. Cứ 30 năm thì viết một cuốn nhỏ, 60 năm viết một cuốn lớn, sau đó gia phả cũ ngoài giữ lại một số cuốn còn lưu giữ trong nhà thờ tổ hoặc tộc trưởng, còn lại đều phải loại bỏ toàn bộ, thay vào đó ỉà những cuốn gia phả mới. Phong tục tập quán đặc biệt này đương nhiên gây trở ngại cho con người do việc bảo tồn gia phả cổ. Nhưng, cho dù như vậy, gia phả là sách ghi chép quỹ đạo sinh hoạt, vẫn còn rất nhiều cuốn được bảo tồn đến ngày nay. Và chắc chắn vẫn còn một khối lượng lớn gia phả còn thất lạc trong nhân gian.
4. Giá trị của gia phả
Gia phả có giá trị như thế nào đối với con người hiện nay? Đây là vấn đề đáng được thảo luận. Xét từ hiện trạng của gia phả hiện được bảo tồn, gia phả có hai giá trị đối với con người hiện nay:
(1) Giá trị lịch sử của gia phả
Gia phả là tài liệu ghi chép quá trình sinh sôi và các hoạt động của gia tộc, đã lưu giữ nguồn tài liệu phong phú về tình hình của những khu vực khác nhau trong các triều đại lịch sử có liên quan đến hoạt động của dòng họ. Đối với các lĩnh vực, như xã hội sử, di dân sử, nhân khẩu sử, địa phương sử,… nó đều có giá trị khoa học lịch sử, điều này đã được kiểm chứng bởi rất nhiều nhà tri thức. Là giá trị lịch sử, thì yêu cầu phải chân thực. Cho dù việc biên soạn gia phả sớm đã có chủ trương duy trì độ xác thực, nhưng, suy xét về lợi ích của nhiều gia tộc và sự mê hoặc của những gia tộc có danh vọng, phong trào phong tục giả cũng tồn tại trong mỗi triều đại, vì vậy, dùng tài liệu gia phả, phải nghiêm khắc phân biệt thật giả, không the tin tưởng và nghi ngờ hoàn toàn.
(2) Giá trị văn hóa của gia phả
Gia phả mãi mãi trường tồn ở nước ta, trong dòng lịch sử, đã hình thành văn hóa phả hệ có nội hàm độc đáo, thấm nhuần tình cảm dân tộc, nó đều ảnh hưởng một cách vô hình tới tố chất tâm lý, xu hướng giá trị và mô thức hành vi của dân tộc.
Dân tộc ta được hội nhập từ rất nhiều họ tộc, trải qua mấy nghìn năm trong môi trường đặc biệt của mình, tự nhiên hình thành dân tộc ví đại, với dân tộc Kinh là trung tâm. Hệ thống địa lý sinh thái tương đối độc lập với cuộc sống chung, cùng sáng tạo nên dòng lịch sử lâu đời, quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không ngừng phân hóa và hội nhập, hình thành đại gia đình dân tộc Việt Nam, cũng tạo ra sức mạnh phi thường cho dân tộc.
Giá trị văn hóa của gia phả vừa liên quan, vừa khác biệt với giá trị lịch sử. Xét từ góc độ của giá trị văn hóa, phải chú trọng quá trình hình thành và phát triển, hiện tượng, quy luật, ảnh hưởng xã hội và tác dụng của văn hóa phả hệ. Văn hóa phả hệ có tính độc lập tương đối, không thể dùng toàn bộ tiêu chuẩn của giá trị lịch sử để yêu cầu. Ví dụ, danh nhân lịch sử là hiện tượng của tổ tiên, xét từ góc độ của giá trị lịch sử là không thể có được, nhưng xét từ góc độ của giá trị văn hóa, nó thường đóng vai trò của hiệu ứng danh nhân, tụ tập và cổ vũ mọi người. Lại ví như vấn đề tổ tiên, xét từ tính chân thực của lịch sử, nguồn gốc của bất kỳ họ nào đều rất phức tạp, hiện tượng đổi họ, mạo nhận họ,… xuất hiện rất nhiều, đòi hỏi tính tuyệt đối và trong sạch của huyết thống là không thể. Vì vậy, phả học ngày nay rất coi trọng việc khai thác giá trị lịch sử cũng như việc khai thác giá trị văn hóa. Trong quá trình vận dụng thực tế của chúng ta, phải chú ý phát huy sức ngưng tụ của gia phả trong quần thể xã hội, tăng cường sức ngưng tụ của dân tộc, từng bước mở rộng hoạt động mở cửa đối ngoại, thực hiện sự nghiệp thống nhất đất nước, chấn hưng đất nước và thúc đẩy quan hệ thân thiện giữa các dân tộc trên thế giới, phát huy tác dụng là sợi dây và cây cầu gắn bó.
5. TÁC DỤNG CỦA GIA PHẢ
Trong dòng lịch sử, từ khi gia phả hình thành đến nay, trong các thời kỳ khác nhau, gia phả phát huy vai trò khác nhau. Đại thể chia thành ba Thời kỳ: quý tộc, sỹ tộc và bình dân. Tác dụng của nó lần lượt như sau:
Trước đây gia phả ghi chép các nội dung như họ của chư hầu hoặc quan lại. Nói rõ, người có chức quyền thời đó chịu trách nhiệm viết gia phả, còn bình dân thì không được, chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể được ghi vào gia phả. Gia phả thời đó là tài lịệu lịch sử của tầng lớp quý tộc (gia tộc), nên gọi là thời kỳ quý tộc. việc chọn người làm quan, cưới xin, sỹ tộc ra làm quan đều phải thông qua gia phả, vì gia phả có tác dụng rất lớn đối với địa vị xã hội, tiền đồ phát triển và cấp bậc xã hội của con người, thế là phong trào viết gia phả thịnh hành. Có thể thấy, phương thức viết gia phả do quan lại lập nên đã dần lưu hành trong nhân gian, và phổ cập đến từng gia tộc. Gia phả trong giai đoạn này gọi là Thời kỳ sỹ tộc, Gia phả bắt đầu tiến vào thời kỳ bình dân. Cho đến nay, tác dụng của nó không thể kể hết. Về mặt xã hội, gia phả đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người dân trong và ngoài nước cùng tìm hiểu cội nguồn, nhận họ hàng và tăng sức đoàn kết của dân tộc, Đối với người làm công tác xã hội, gia phả vẫn là tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhân khẩu học, xã hội học, kinh tế học, lịch sử học, thị tộc học, truyện ký nhân vật và nghiên cứu địa phương sử. về phương diện cá nhân, gia phả là một trong những bằng chứng về thân phận của mỗi công dân. Đã có những ghi chép về tộc quy, nếu ai đó không tuân theo phép tắc kỷ cương, người làm điều xằng bậy, thì bị trục xuất khỏi gia tộc, và không cho viết vào gia phả. Có thể thấy, gia phả cho dù về phương diện cá nhân hay xã hội, nó đều đóng vai trò quan trọng.
Tác dụng của gia phả đối với việc gắn bó chế độ gia tộc cận đại:
Tác dụng của gia phả chính là, ngăn chặn sự hỗn loạn về quan hệ huyết thống trong gia tộc do những tộc họ tồn tại lâu năm hoặc cùng họ và khác họ chuyển đến địa phương, từ đó đạt mục đích “thu nhận tộc họ”. Vì vậy, trước tiên gia phả là cơ sở xác nhận quan hệ huyết thống thân sơ của họ hàng, tránh sự hỗn loạn trong quan hệ huyết thống. Gia tộc là tổ chức xã hội được kết hợp bồi sợi dây gắn bó là quan hệ huyết thống, như vậy người trong gia tộc và về địa vị và lợi ích trong xã hội, trên một mức độ rất lớn quyết định bởi địa vị trong quan hệ huyết thống của họ. Nói chung, trong gia đình tam đại, tứ đại thì ai là ông, ai là cháu, mọi người không thể nhầm lẫn. Nhưng lâu dần, người trong gia tộc nhiều hơn, quan hệ huyết thống giữa họ rất khó nhớ chính xác. Hơn nữa trong gia tộc có người được nhận làm con thừa tự, có người khác họ làm con, có người thì mang họ mẹ, có người cùng họ nhưng khác gia tộc chuyển nhà đến thôn làng, thời gian lâu dần, có thể sẽ không biết rõ họ có phải là người trong gia tộc mình hay không. Những trường hợp này khi tra trên sơ đồ dòng họ của gia tộc, có thể căn cứ vào đó để xác định địa vị trong tộc họ, cứu tế tộc họ nghèo khó, giải quyết tranh chấp dòng họ, ngăn chặn sự hỗn loạn trong quan hệ huyết thống.
Tiếp theo, trong lịch sử gia phả từng là công cụ hoặc cuốn sách tuyên truyền tư tưởng tông pháp với thành viên trong gia tộc. Phương pháp tuyên truyền chủ yếu là đọc gia phả tại nhà thờ. Trong những hoạt động trọng đại và ngày lễ lớn, đọc gia phả tại nhà thờ làm cho tư tưởng tông pháp và quan niệm gia tộc được giữ vững trên tư tưởng của gia tộc, đạt mục đích đoàn tụ thành viên trong gia tộc.
Kế đến, trong lịch sử gia phả vẫn là một công cụ trừng phạt người trong họ. ở nông thôn, chế độ phong kiến luôn thịnh hành, tên của người trong họ được liệt vào gia phả, thể hiện sự thừa nhận của gia tộc, có địa vị hợp pháp, không cho phép nhập phả hoặc bỏ tên phả, về quan niệm của mọi người cho rằng, đó là một sự xỉ nhục lớn. Thế lực của gia tộc phong kiến chính là lợi dụng quan niệm này của mọi người, coi việc không nhập phả và bỏ phả là cách trừng phạt tùy tiện người trong họ. Trong họ nếu không kính nhường, phạm tội thông gian trộm cướp, bôi nhọ tiếng tăm gia tộc, làm trái với luân thường đạo lý, nếu sau khi tu phả phát hiện những “tội danh” này, nhất định không cho nhập phả. Còn bỏ tên khỏi gia phả, nếu tính liên lụy nghiêm trọng thì cha con, anh em đều bị xóa tên. Con riêng tuy có quan hệ huyết thống gần gũi, nhưng cũng không cho phép nhập phả.