Home / Văn hóa & Tôn Giáo / Thánh Mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan và những điều ít ai biết

Thánh Mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan và những điều ít ai biết

Thánh mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan là một nhân vật lịch sử, được quần chúng đương thời ca ngợi. Bà lại cũng là một nhân vật được hóa thân thành nàng Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Và đồng thời bà còn là một đức Phật Quan âm theo sự ngưỡng mộ của nhân dân.

Tìm hiểu về Nguyên Phi Ỷ Lan

Ba hình tượng ấy hòa quyện với nhau để bà trở thành một vị thánh với danh hiệu là Ỷ Lan thánh mẫu. Ba nơi thờ thánh mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan tiêu biểu là ở đền Yên Thái, Hà Nội, đền ở Gia Lâm (hai nơi) và đền thờ ở Hưng Yên.

Lý Nhật Tôn là con trưởng của vua Lý Thái Tông, lên ngôi năm 1064, lấy hiệu là Thánh Tông. Thánh Tông là người có tài chính trị, mọi việc nước nhà đều sắp đặt chu đáo,  đến 40 tuổi vẫn chưa có con trai, sai lầm lễ cầu tự nhiều nơi mà chưa được.

Nguyên phi ỷ lan là ai
Tượng thờ Nguyên Phi Ỷ Lan

Nhà vua thân đi viếng các chùa chiền, dốc lòng cầu khẩn, xe vua đi đến đâu, người thiên hạ đều đổ ra xem, quang cảnh tưng bừng, cờ kiệu lộng lẫy. Khi đi đến một nơi kia vua thấy một người con gái, mặt hoa da phấn, dáng điệu đoan trang. Cô gái bận hái dâu, thấy xe ngựa rầm rộ đi qua thì đứng nép lại, nép mình vào bụi cỏ lan, chứ không chạy ra theo đám đông như nhiều người khác. Trên đầu cô, một đám mây ngũ sắc rực rỡ giữa không trung. Vua lấy làm lạ, liền truyền mời vào cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân (người đứng tựa khóm lan).

Vài năm sau, Nguyên Phi Ỷ Lan sinh được con trai là Lý Càn Đức. Nàng được phong làm Thần phi. Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chỉnh đi đánh Chiêm Thành, giao cho Nguyên Phi Ỷ Lan ở nhà giúp việc triều chính. Vua tiến quân vào phía Nam, đánh mãi không được phải rút về. Đoàn quân quay về đến châu Cư Liên (theo lời sử chép nay không rõ ở đâu) thì được tin Nguyên Phi Ỷ Lan trị dân rất có phép tắc. Bốn phương yên tĩnh, mọi người vui vẻ làm ăn, rất biết ơn bà, gọi bà là phật Quan âm tái sinh. Lý Thánh Tông cảm thấy thẹn với vợ: “Nàng là một người đàn bà ở chốn dân dã lên mà có tài như thế, ta đường đường là một đấng nam nhi, há lẽ vô công?”. Nhà vua lại quay binh tiến vào phương Nam, dốc sức, đánh bại được vua Chiêm là Chế Củ.

Năm 1072 nhà vua mất, Lý Càn Đức lên nối ngôi mới có bảy tuổi. Cả hai bà Nguyên Phi Ỷ Lan và Thượng Dương (mẹ đề và mẹ già của Càn Đức) đều làm nhiếp chính trông coi việc nước. Hai bà không ưa nhau. Y Lan thì có tính ghen, mà bà Thượng Dương lại có những âm mưu khác. Các quan trong triều cũng chia phe phái. Cuối cùng bà Thưcmg Dương bị kết tội, Lý Thường Kiệt lên giúp vua nhỏ và Ỷ Lan thái phi chăm sóc việc nước, đánh tan quân nhà Tống.

Thiên hạ được thái bình, Nguyên Phi Ỷ Lan di du ngoạn nhiều nơi núi sông trong nước xem chỗ để xây dựng các chùa tháp. Việc sửa sang các hồ như hồ Linh Chiểu, hồ Bích Tn, dựng tháp ở các chùa Diên Hựu, chùa Làm Sơn đều có ý kiến của bà. Ỷ Lan lại giỏi về lễ nghi. Chính bà đã bày ra nghi thức tắm phật, sau này thành tục lệ chung của các hội hè cầu đào- trong cả nước.

Thái hậu Ỷ Lan rất giàu lòng nhân đức. Đối với nhà nông thì con trâu là đầu cơ nghiệp, thái hậu chỉ bảo cho nhà vua phải biết quý, ra lệnh cho cả nước, nhà nào mổ trộm trâu thì bắt tội cả vợ chồng. Hàng xóm biết chuyện mổ trâu mà không tố cáo cũng phải tội. Nhân dân biết chủ trương này của Nguyên Phi Ỷ Lan, càng kính trọng, biết ơn bà.

Đến năm 1117, ngày 25 tháng 7 Nguyên Phi Ỷ Lan mất. Triều đình làm lễ hoả táng, dâng thụy là Phù Thánh linh nhân hoàng thái hậu. Nhân dân thương tiếc thờ bà chung với các phật trong chùa

Đọc Thật Chậm

chữ đức đẹp

Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút

Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về hình ảnh những ông đồ già, người xin …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *