Ninh Giang, ven ngay bên bờ sông Tranh có đền thờ Quan lớn tuần Tranh. Quan lớn tuần Tranh là danh từ dùng để gọi một cách kính cẩn vị thần trông coi khúc sông này.
- Thần Tích Đền Cửa Ông (Đền Đức Ông) – Cẩm Phả- Quảng Ninh
- Bạn biết gì về Đền Hữu Vĩnh- Đền đức Thánh Cả
- Lịch sử ra đời Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa
Hàng năm vào ngày 25 tháng Hai âm lịch, đền có mở hội, và được khách thập phương kéo tới lễ bái rất đông, nhất là giới phụ nữ. Gọi là mở hội, nhưng thực ra, chỉ có lễ bái, không có rước xách như tại các hội hè đình đám khác, Việc lễ bái tại đền Quan lớn tuần Tranh được các ông Đồng Bà Bóng cử hành, và những người tới lễ bái phần nhiều là những người cô đồng, họ tới đền để hầu bóng. Suốt từ ngày hôm trước, các con hương đệ tử đã kéo nhau tới với khăn chầu áo ngự, luân phiên nhau ngôi đồng hầu bóng ở trước bàn thờ chính cũng như trước những bàn thờ phụ. Tiếng đàn chầu văn xen lẫn tiếng hát ồn ào từ trong đền đến ngoài sân. Cũng có những người tới đến xin thẻ như tại các đền miếu khác.
THẦN TÍCH Ở ĐỀN QUAN LỚN TUẦN TRANH
Ngày xưa ở xa Lạc Giục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Hải Hưng) có hai vợ chồng nhà kia đã nghèo khó lại hiếm hoi, phải đi làm thuê cuốc mướn kiếm ăn.
Một hôm, hai vợ chồng cuốc vườn nhặt được hai chiếc trứng. Tưởng là trúng chim, hai vợ chồng Mang về ủ ấp, những về sau nở ra hai con rắn.
Thấy là rắn, vợ muốn giết, nhưng chồng bảo:
- Có lẽ đây là trời cho chúng ta để khuây cảnh già.
Thế là hai vợ chồng giữ lại hai con rắn để nuôi.
Hai con rắn quấn quít hai ông Bà già, nhưng phải cái hay ăn gà, mà cặp vợ chồng già này lại nghèo, lấy đau gà cho chúng ăn? ông chồng phải đi ăn cắp gà về nuôi hai con rắn. Nhưng không lẽ cứ ăn cắp Mãi, e người ta biết trình quan thì phải tội. Sau cùng hai vợ chồng đành đem vứt hai con rắn xuống sông Tranh. Chỗ vứt rắn xoáy sâu thành vực.
Một hôm có Bà công chúa đi thuyền qua đó, thuyền bị nước xoáy không đi được. Hỏi thăm biết chuyện, bà công chúa cho đòi hai vợ chồng ông già tới.
Bà già lấy hai nắm cơm vứt xuống sững và khấn:
- Các con có thương mẹ thì đừng xoáy nước nữa kẻo mẹ phải tội.
Bà lao khấn xong thì sóng cũng yên. Thuyền bà công chúa liền đi được.
Từ đó dân quanh bến, hoặc những người thuyền bè xuôi ngược qua đây, nếu gặp sóng gió đều khấn cặp rắn, sóng gió sẽ êm. Ai có cầu khẩn điều gì cũng được linh ứng.
Người ta liền lập đền thờ ở bên sông. Khách buôn bán đi qua cầu vào đền lễ cầu được May mắn, nhất là đối với những người buôn sông bán bè.
Thỉnh thoảng những đêm sáng, Trăng sương, có người trông thấy một thanh niên mũ áo từ trong đền đi ra. Người ta liền kháo nhau đó là Quan lớn Tuần Tranh! Đền Quan lớn Tuần Tranh rất linh thiêng.
Về sau có quan phủ Ninh Giang là Trịnh Thường Quân có nàng hầu rất xinh đẹp. Một hôm bà này đi chơi thuyền ở sông Tranh bỗng có một người ở dưới nước lên đòi lấy làm vợ, nhưng bà ta không chịu.
Đêm hôm ấy bà ta lại nằm mơ thấy người ấy vào trong buồng xin cưới. Thức dậy, bà thuật lại giấc mơ cho quan phủ nghe. Quan phủ khuyên bà phải đề phòng.
Từ ngày đó bà ít đi ra ngoài, nhất là không đi thuyền ở trên sông nữa, nhưng một ngày kia, quan phủ nhân có việc quan phải đi vắng, ở nhà bà bị thần sông lên bắt mất.
Lúc quan phủ trở về, mất vợ, ông hàng ngày ra bờ sông Tranh tìm vợ. Tương phong rằng về sau, quan phủ làm đơn kiện dưới âm phủ, Diêm Vương tra xét, Quan lớn Tuần Tranh đã bị trừng phạt, bị đối đi một nơi biên trấn xa, và các cụ thuật lại rằng trên dòng sông Tranh khi Quan lớn Tuần Tranh ra đi, người ta thấy một con rắn lớn, giống như con thuồng luồng dẫn một đàn thuồng luồng kéo nhau về phương Bắc, lặng lễ lội trên mặt nước, không sống, không gió.
Theo lời dân địa phương nói lại, từ ngày đó đền Quan lớn Tuần Tranh không còn được linh thiêng như trước. Dù vậy mặc đầu, hàng năm tới ngày 25 tháng 2 âm lịch, tại đền vẫn mở hội, và các con hương đệ tử văn kéo nhau tới hầu bóng và lễ bái. Thánh vẫn ốp đồng, và người ta vẫn xin bùa xin thẻ, và có khi có cả người bệnh tới chữa bệnh. Trong suốt ngày hội, đền tấp nập khách hành hương cùng với những ông Đồng bà Cốt áo ngự khăn chầu.
ĐỌC NGAY: Hội Đền Yết Kiêu (Đền Quát) và Những tục lệ ít người biết