Home / Di tích / Chùa / Chùa Long Quang “chốn bồng lai” nơi cõi dân gian tại đất Cần Thơ

Chùa Long Quang “chốn bồng lai” nơi cõi dân gian tại đất Cần Thơ

Chùa Long Quang cách Ninh Kiều, Cần thơ khoảng 4.3km, có kiến trúc nghiêng hẳn về nét nghệ thuật hiện đại. Hương khói tựa hồ nơi tiên cảnh, ý vị nằm trong kết cấu trang viên của chùa. 

1. Chùa Long Quang ở đâu

Chùa Long Quang có vị trí: đường Đinh Công Chánh, P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, Tp.Cần Thơ.

2. Lịch sử hình thành chùa Long Quang

Chùa Long Quang tên tiền thân là Long Trường (ý nói về sự trường tồn, vĩnh hằng).

Chùa Long Quang

Năm 1824 (Năm Minh Mạng thứ 5): Chùa được xây dựng, bởi Thiền sư Liễu Huệ, tục danh Võ Văn Quyền..

Ngôi chùa ban đầu được xây dựng trong khuôn viên nhỏ, nhưng năm 1835 thì chùa được trùng tu, kiến thiết thêm và trở thành ngôi chùa bậc trung.

Khoảng năm 1959 ( Kỷ Mùi): Chùa được trùng tu lại, vì chùa đã bị tàn phá trong chiến loạn ( sư Quảng Hiền làm trụ trì).

Khoảng năm 1861, sau trận Đại Đồn Chí Hòa, chùa được đặt tên là chùa Long Quang. Vào cuối hè năm 1993 (21/06): Chùa được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Điểm qua một số đời trụ trì của chùa và một số điểm nhấn lịch sử.

Năm 1889: Chùa được trông coi bởi trụ trì là Đức sư giỏi y thuật.

chùa long quang lịch sử

Vị hòa thượng tên là Từ Quang( hiệu Ngộ Cảm), giỏi y thuật, thường bốc thuốc chữa bệnh cho dân miễn phí. Những hành động của sư tạo nên tiếng vang lớn cho chùa.

Năm 1924: Trụ trì đời thứ 3 qua đời, để lại nhiều tiếc thương trong lòng người. Sau đó, chức trụ trì giao cho học trò của người, là sư Trí Thới.

Năm 1930: Ngôi chùa được tiến hành trùng tu, dưới giám sát bởi trụ trì đời thứ 4.

Sư thầy từng mời thầy Tòng Thiên (văn thân người Quảng Ngãi, vào nam lánh nạn) đến chùa để bốc thuốc, trị bệnh cho nhân và  cùng mở lớp “xóa mù chữ”.

Tháng 9 năm 1945: chùa Long Quang trở thành cứ điểm quan trọng trong hoạt động kháng chiến chống Pháp.

Ngôi chùa là nơi dưỡng thương, chăm sóc, trú ngụ của chiến sĩ yêu nước.

Năm 1947: Sư Trí Thới cùng dân chúng, đồng lòng hưởng ứng lời gọi “Tiêu thổ để kháng chiến”, nên chùa bị tháo bỏ, nhằm cản bước tiến của địch.

❌❌❌ XEM TIẾP: Chùa Thiên Ân

chùa long quang ở đâu

Năm 1964: Trụ trì đời thứ 5, đảm nhiệm hương khói nhà chùa là Sư Thích Chơn Khánh (sau 1 năm sư Trí Thới qua đời).

Thầy kêu gọi ủng hộ từ nhiều phật tử và xây lại chùa trên nền cũ. Tuy nhiên, chùa gần xong thì bị tàn phá bởi bom đạn chiến tranh nên mãi đến 1966 mới hoàn thành.

Năm 1983: Trụ Trì Chơn Khánh viên tịch, thì ngôi chùa không có sư nào đến thay vị trí nên việc nhang khói, hương của chùa được các phật tử lo liệu.

Năm 1994: Chùa Long Quang được phục dựng, tu bổ, thêm mới lại gần như toàn bộ. Tuy nhiên, vẫn giữ lại một số tác phẩm của công trình cũ.

Giai đoạn 2010 – 2011: Chùa tiếp tục trùng tu. Long Quang cổ tự hiện nay, có diện mạo ấn tượng, kiến trúc vững chắc.

Ghi chú: Khởi đầu các vị sư của chùa tu theo trường phái Lâm Tế, xuất từ Trung Hoa, nhưng sau này chuyển sang phái Bắc Tông và gia nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

??? BẠN ĐÃ BIẾT: Chùa Bái Đính cổ

3. Chùa Long Quang giờ mờ cửa

Chùa Long Quang đến nay, vẫn giữ thời gian mở cửa vào các ngày trong tuần, từ 7h00 sáng đến 18h00 tối.

chùa long quang giờ mở cửa

Ghi chú: Ngày lễ đặc biệt, thời gian được kéo dài thêm.

4. Hướng dẫn đi đến chùa Long Quang

  • Cách đi đến chùa Long Quang bằng ô tô

Chùa Long Quang cách UBND quận Bình Thủy khoảng 6km, cách UBND phường Long Hòa khoảng 3.4km.

Nếu chúng ta dùng xe bus thì bắt tuyến: Cần Thơ – Ô Môn. Giá vé: 5K/lượt ( toàn tuyến).

Lưu ý: Bạn nhớ tự quản lý hành trang cá nhân và dừng đúng trạm.

  • Cách đi đến chùa Long Quang bằng xe máy

Nếu chúng ta dùng xe máy di chuyển với hỗ trợ của google map thì có thể tham khảo hướng dẫn sau.

Hướng dẫn đi đến chùa Long Quang

Từ Ninh Kiều, Cần Thơ đi về hướng Nam, đến đường Nguyễn Văn Linh, vào Đinh Công Chánh rồi đi thắng đến chùa Long Quang.

Lưu ý: Bạn nhớ không quy phạm luật giao thông để không phát sinh vấn đề không mong muốn và nhớ kiểm tra hành trang trước khi đi.

??? PHẢI ĐỌC: Chùa Tam Bảo giờ đóng – mở cửa

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Long Quang

Chùa Long Quang có kết cấu kiến trúc mở ra viễn cảnh an nhiên và đánh thức hồi niệm tốt đẹp ở mỗi phật tử khi có duyên với chùa.

  • Một số điểm nhấn khi nói đến kiến trúc của chùa Long Quang

Chùa Long Quang có kiến trúc tuy không hào nhoáng nhưng vẫn đặc sắc từ cổng Tam Quan đến toàn cảnh bên trong chùa.

Cổng Tam Quan với mái ngói xếp tầng, uốn cong các góc, gắn tượng rồng.

Ở cổng chính có hai tượng rồng màu trắng chạm trổ sắc nét, đầu hướng ngược vào bánh xe pháp luân ở giữa, có khắc câu đối chữ hán ở hai trụ.

Đôi chữ đối nhau trên hai cổng phụ là “ Từ Bi” và “ Trí Tuệ”.

kiến trúc của chùa Long Quang

Trong khuôn viên rộng khoảng hơn 6.900 m2, theo kiểu phân khu chính và phụ. Nghĩa là một bên là tập trung điện thờ Phật, một bên xây dựng như thêm các công trình phụ, tăng thêm ngữ cảnh chốn chùa chiền.

Nổi bật là ngôi chánh điện rộng khoảng 325 m2, ấn tượng với gam màu tường vàng và ngói đỏ, phân làm nhiều gian bên trong, có tất cả 5 cửa ra và vào.

Chánh điện được thiết kế theo nghệ thuật kiến trúc hạ tầng là “Thượng Lầu Hạ Hiên”.

Khu trung tâm là điện thờ chính. Trong điện thờ, có bức hoành phi chế tác từ gỗ, đường nét hài hòa, câu từ trang nhã và tôn nghiêm “ Đại Hùng Bảo Điện” được treo bên trên.

Hai bên hoành phi là câu đối liễn hán tự, càng tăng giá trị điểm tích cho bức hoành phi. Đặc biệt, bên dưới hoành phi có khung lam vàng, hoa văn đơn giản nhưng tinh tế.

Tại điện thờ, có tượng Tam Thế Phật gồm A Di Đà, Đại Thế Chí, Quán Thế Âm.

Mỗi tượng cao khoảng hơn 1m, trong tư thế ngồi, đều tạc bằng gỗ màu nâu đỏ ( khung trên). Ở khung dưới là tượng Bồ Tát Di Lặc.

✅✅✅ LÀM RÕ: Chùa Phước Quang ở đâu

chính điện chùa long quang

Ngoài ra, điện thờ có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ( khoảng hơn 1m), bàn thờ Vi Đà Hộ Pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ, 9 bức tượng la hán, bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát,…

Bàn thờ Hậu Tổ được đặt phía sau điện thờ, là nơi đặt tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, tượng Bồ Đề Đạt Ma. 

Phía sau tòa nhà chánh điện là khu tháp, rộng hơn 2.000 m2. Khu Tháp được xây cách điệu theo nghệ thuật kiến trúc hiện đại.

Khu Tháp bao gồm tòa tháp cao 3 tầng có lan can bao quanh ( nơi lưu giữ tro cốt của các vị trụ trì) và bia mộ các nhân vật hữu duyên đặc biệt với chùa.

  • Giá trị nghệ thuật xưa còn lưu lại ở chùa Long Quang

Chùa Long Quang vẫn còn giữ lại một số nét kiến trúc nghệ thuật và mỹ thuật xưa, làm minh chứng cho sự tồn tại trên phương diện lịch sử của chùa.

Chùa có khoảng 50 tượng làm bằng gỗ quý là giáng hương. Tuy những bức tượng này, có một số bị khuyết, nhưng vẫn thể hiện nét hoàn mỹ trong nghệ thuật chế tác của nghệ nhân xưa.

tháp chùa Long Quang

Chùa có bộ Thập Bát La Hán tỉ mỉ công phu, chạm khắc sinh động, các nét đục tinh xảo từ gỗ nguyên khối.

Mỗi bức tượng cao 80 cm, với tư thế ngồi tọa lạc, vẻ mặt điềm tĩnh, an nhiên và thần thái khác nhau nhưng khí chất oai dũng, uy nghi.

Chùa vẫn giữ lại bức đơn cũ, được bảo quản kỹ về việc xin trùng tu lại chùa 1835.

  • Ấn tượng trong khuôn viên của chùa Long Quang

Khu vườn rau xanh rì, những cây ăn trái với tán lá rộng, những cây câu vươn mình cao vút,… là phần “sức sống” mãnh liệt không thể thiếu với chùa Long Quang. Phía trước sân ( sau cổng Tam Quan), chủ yếu là cây câu.

Chùa có hồ nước lớn, xanh thẫm, bên cạnh có mái đình, thuận lợi cho phật tử dừng chân nghỉ và thắp nhang trong lúc tham quan cảnh chùa.

Khuôn viên dành hẳn một nơi đặt tượng màu sứ trắng với đủ tư thế, như chốn bồng lai tiên cảnh. Hình ảnh tượng Phật Bà, Phật Di Lặc, Phật Niết Bàn cũng được hiện hữu trong cảnh quan chùa.

văn bản xây dựng chùa Long Quang

Nếu bạn đã thắp hương, chiêm ngưỡng xong cảnh chùa có thể vào khu vực của phật tử để nghỉ ngơi. Tại đây, được kê nhiều ghế đá (phần lớn do chính phật tử tặng chùa).

??? PHẢI XEM: Lịch sử hình thành chùa Liên Hoa

6. Lưu ý khi đi lễ chùa Long Quang

Chùa Long Quang có khu vực để xe cho phật tử, nên nhớ để đúng nơi và tuân thủ bảng quy định nơi đất Phật.

Chúng ta cần nắm thêm vài điều sau khi đi lễ chùa.

tham quan chùa Long Quang

  • Ăn mặc đơn giản hoặc trang nghiêm.
  • Không dùng đồ mặn trong chùa.
  • Lời nói, hành vi cần đúng mực.
  • Hướng tâm tĩnh lặng khi đi cầu nguyện ở chùa.
  • Tuyệt đối không vào khu vực cấm khi chưa được phép.

Chùa Long Quang nằm trong danh sách ngôi chùa có bề dày lịch sử ở Cần Thơ, có không gian yên tĩnh, thoáng rộng.

Cảm ơn bạn đã đọc. Kính chúc phật tử gần xa luôn khỏe mạnh, an vui!

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *