Lọng, tàn, tán hay bảo cái thường là vật được sử dụng để tôn cao thần, sử dụng nhiều trong việc đi rước. Trong xã hội có đẳng cấp như chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, lọng, tàn, tán thường để che cho vua và quan lại. Theo những thứ bậc khác nhau mà vị quan có nhiều ít hoặc màu sắc khác nhau. Vào sự thần tùy theo cấp thượng, trung đẳng mà có lọng vàng tía khác nhau.
Những điều cần biết về Lọng
Trong đạo Phật chiếc lọng báu được gọi là bảo cái để thờ Phật, Bồ Tát, hoặc để che cho những vị thượng tọa. Lọng quý thường làm bằng thất bảo, tức lọng của Phật. Chính do được làm bằng những đồ quý để thờ phụng chư Phật và Bồ Tát nên được gọi là bảo cái.
Trong quan niệm chung của người châu Á, lọng tượng trưng cho trời, sau đó là biểu trưng của nhà vua. Với ý nghĩa khởi thủy vị quân vương của toàn thế giới ngự ở trung tâm bánh xe, nhà vua được đồng nhất với trục vũ trụ, biểu tượng bằng cán của lọng, còn tán của lọng tượng trưng cho vòm trời… Với những ý nghĩa như vậy lọng vừa chứa đựng trong nó những yếu nghĩa linh thiêng, vừa biểu hiện về quyền uy.
Lọng trong các di tích của người Việt thường to như chiếc nia, mở rộng như chiếc ô (đường kính từ 1,2m đến 1,5m). Dưới lọng vàng người ta Thường treo những bông gù màu xung quanh trục lọng để làm đẹp ý thần và để buổi rước thêm trang nghiêm, đẹp đẽ. Những chiếc lọng nhỏ hơn nhưng được quây bằng vải đỏ kết hình trụ cao tới xấp xỉ lm, thường gọi là tàn. Trên thành của tàn được chia làm nhiều dải để thêu những linh vật và hoa cỏ thiêng (thường có 3 đến 5 dải, dải giữa khá lớn). Cũng dạng như vậy nhưng ngắn hơn người ta Thường gọi là tán. ở một ý nghĩa nào đó tàn và tán ngoài mục đích đề cao thần còn như một biểu hiện về ước vọng sinh sôi, về ý thức cầu phồn thực (qua đề tài thêu trên nền).
Thông thường nơi bàn thờ chính và quanh bàn thờ của di tích đã được bài trí các hiện vật như kể trên. Chắc chắn trong quá khứ còn có nhiều đồ thờ khác liên quan mà nay đã gần như bị thất truyền. Ví như một “áp quả” của thế kỷ XVII chỉ mới tìm được ở đình Giẽ Thương – Phú Xuyên. Bao gồm một nắp hình trụ cao hơn 40 cm, có núm là một nụ sen ỏ giữa đỉnh, phần đế dưới dạng chận quỳ như đế ngai nhưng có kết cấu tròn. Những đao mác, mây cuộn, hoa cúc cách điệu đã xác nhận về niên đại kể trên. Chiếc hộp ấp quả này gốc dùng để chứa những vật linh của thần, như chiếc mũ trụ hay những thứ gì khác mà nay ít người biết tới. Ở một vài nơi khác với những áp quả có niên đại muộn đã bị gọi thành hộp hương do chức năng khối nguyên bị suy lạc…
Trong nhiều di tích của đình và đền cũng còn những quán tẩy mà nay không được quan tâm nữa. Những hiện vật này được chạm trổ rất kỹ dưới dạng bong, kênh, lộng. Thông Thường cao khoảng từ 1m trở lên đến gần 1,5m. Đề tài trung tâm thường là con rồng trúc chạy từ trên xuống, rồi ngóc đầu lên như nhà nước vào một chiếc đĩa. Trên thân trúc ấy là các linh vật như con phương ở trên cùng, rồi lân, rùa và nhiều khi có cả hồ sen…