Ông được phong tước vương, nên được tôn là Hưng Đạo Vương. Chính tên thật của ông là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1126, mất năm 1300.
Những điều cần biết về Đức Thánh Trần
Ông là con hai An Sinh Vương Trần Liễu, là cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Đinh, được cử làm Quốc Công tiết chế, tổng chỉ huy quân đội, chống giặc Nguyên xâm lược những năm 1285-1288. Ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến này đi đến thắng lợi vẻ vang, đem lại thái bình cho đất nước. Tiếp đó, ông làm quan đến đời Trần Anh Tông. Vua thường xem ông như cha, gọi là thượng phụ, và phong ông là Thái sư, thường gọi là Hưng Đạo Vương.
Trần Quốc Tuấn là linh hồn của cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước. Khi vua Trần lo ngại thế giặc mạnh, muốn “tạm hàng để cứu muôn dân”, ông đã nói câu bất hủ: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã. Ông là người dùng binh rất giỏi, chỉ đạo các tướng tá đánh thắng giặc nhiều nơi. Bọn tướng giặc như Toa Đô phải chết, bọn Ô Mã Nhi… đều bị bắt sống, tổng chỉ huy giặc là Thoát Hoan phải chui vào Ống đồng để trốn về nước, nhà Nguyên phải chịu hoà với nước ta. Trình độ quân sự của ông rất cao, và ông cũng có đường lối chiến đấu rất mầu nhiệm. Trước khi mất, ông còn để lại lời dặn dò nhà vua cách thức vận dụng trường trận thay đoản binh đê đối phó với âm mưu của giặc nếu chúng lại sang xâm lược. Ông cũng đặc biệt chú ý đến việc phải khoan sức dân để làm kế gốc sâu, rễ bền, việc đoàn kết dân tộc cha con anh em cả nước đồng lòng thì không sức mạnh nào có thể đàn áp nổi.

Trần Quốc Tuấn cũng có tài văn chương. Khi đất nước nguy nan, ông đã viết bài Hịch Tướng Sĩ để động viên quân lính hăng hái chiến đấu. Tác phẩm này trở thành một kiệt tác trong văn học nước nhà. Ông lại đúc kết những lý luận và kinh nghiệm dùng binh trong bộ sách binh thư yếu lược. Ngoài ra, cuốn Vạn kiếp bí truyền thư cũng được cho là của ông.
Trần Quốc Tuấn còn bộc lộ những đức tính cao đẹp của con người trung chính luôn luôn gạt bỏ những chuyện riêng tư để bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Cha ông là Trần Liễu có mối hiềm với Trần Thái Tông, đã dặn ông phải cướp lấy ngôi để trả thù, nhưng ông không cho là phải. Giữa ông và thượng tướng Trần Quang Khải có sự bất hoà, ông đã chủ động thắt chặt mối thân tình, để cùng hợp tác lo việc nước. Các tướng văn, tướng võ giỏi trong triều như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng… đều được ông chăm sóc, bồi dưỡng phát triển tài năng. Họ hết mực trung thành với ông và thương yêu lánh trọng ông như người cha.
Trong tâm thức dân gian, Trần Quốc Tuấn đã trở thành một vị Thánh, được thờ ỏ nhiều nơi, tốn vinh là Đức Thánh Trần. Điều đặc biệt là: các con gái, con trai, con rể và tướng tả hữu của ổng cũng đều được tôn vinh là thần thánh.
Hai con gái của ông là Quyền Thạch cồng chúa (lây Trần Nhân Tông) và Đại Hoảng quận chúa (lấy Phạm Ngũ Lão) được thờ là Nhi vị Vương cô.
Bôn con trai là:
- Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến
- Hưng Quốc vương Trần Quốc Nghiễn
- Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng
– Hưng Hiến Vương Trần Quốc Hưng
Họ đều được tổn là các đức ông.
Con rể của ông là Phạm Ngũ Lão cũng được tôn là Đức Thánh Phạm. Hai tuỳ tướng thân cận là Yết Kiêu, Dã Tượng đều được tôn là Đức ông Tả – Hữu