Home / Văn hóa & Tôn Giáo / Đinh Bộ Lĩnh và Câu chuyện tập trận bằng cỏ lau

Đinh Bộ Lĩnh và Câu chuyện tập trận bằng cỏ lau

Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, người Châu Hoan là người có chí lớn, ý muốn nối chí của Khúc Hạo, dựng nền tự chủ. Tiết độ sứ nuôi trong nhà ba nghìn nghĩa tử (con nuôi), coi như quân tướng tin cẩn nhất. Lại chọn trong đám con nuôi ấy, những người giỏi giang làm nha tướng. Năm ấy, Dương Đình Nghệ có hai nha tướng đều giỏi cả, một người là Ngô Quyền, một người là Đinh Công Trứ.

Những điều cần biết về Đinh Bộ Lĩnh

Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ rất yêu, gả con gái cho, lại cho nắm binh quyền ở Ái Châu. Khi Dương Đình Nghệ ở phủ Tiết độ sứ tại Giao Châu, bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại đoạt ấn Tiết độ sứ thì Ngô Quyền từ Châu Ái, đem quân ra đánh. Kiều Công Tiễn liền cầu cứu Vua Nam Hán là Lưu Cung. Cung sai Thái tử Hoằng Tháo mang thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng đánh Ngô Quyền.

Ngó Quyền liền giết Kiều Công Tiễn và các nha tướng của hắn để triệt mầm nội ứng, rồi bảo các tướng tá rằng: “Hoằng Tháo là một đứa trẻ nít, biết gì mà cầm quân! Quân Nam Hán từ xa đến mệt mỏi, không quen thung thổ, lại nghe tin Kiều Công Tiễn và đám nội ứng đã bị giết, hẳn đã hoang mang mất vía rồi! Quân ta lấy sức mạnh địch với quân mệt mỏi, tất phá được. Song, quân thủy của họ có thuyền to, lợi thế nên sông khá mạnh, nếu ta không phòng bị trước, ắt không thắng nổi”.

Đinh Bộ Lĩnh

Ngô Quyền sai đem cọc lớn, đóng ngầm trước biển, vạc nhọn đầu, bịt sắt. Nước triều lên, Quyền sai quân ra nghênh chiến, giả cách thua chạy, nhử thuyền giặc vào bãi cọc. Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, Quyền thúc quân mạn thượng lưu đánh thúc lên. Quân ở mạn hạ lưu cũng quay lại phối hợp với các phục binh ở các sông nhánh, dồn quân Hán vào thế trận, thuyền của giặc va vào cọc, mà đâm. Đội hình hoảng loạn, quân lính kêu khóc vang trời. Ngô Quyền giết được Hoằng Tháo, quân Hán sợ hãi rút về, Quyền lên ngôi Vua, đem quân về đóng đô ở Loa Thành, lập vương triều.

Thời đó Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, khi Ngô Quyền được trao quyền coi giũ miền Châu Ái, thì Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ cũng được coi giữ Châu Trường Yên. Ngô Quyền và Đinh Công Trứ đều được coi trọng. Mỗi khi về phủ Tiết độ sứ đều mời nhau đến uống rượu và đến thăm hỏi nhau. Ngô Quyền lúc đó đã có hai con trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Vãn. Đinh Công Trứ cũng mang con trai theo là Đinh Bộ Lĩnh.

Ngô Xương Văn, dáng người nho nhã,(ăn nói cẩn trọng, khác với Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn rất trọng lễ. Năm ấy, Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ mở hội thả đèn ở trên sông. Các nha tướng, và ba ngàn con nuôi đều có đèn thả. Mỗi phao đòn trên sông, đều đặt trên bè nhỏ, trên bè đặt những đĩa gốm lớn, đổ đầy dầu lạc, dầu chổi… thắp nhiều bấc. Đợi lúc nhập nhoạng tối thì các thuyền đến bến chờ lệnh, cùng thả đèn. Một nghìn người thả đèn ở bờ bắc, một nghìn đèn được thả ở bờ nam. Còn ở luồng giữa, các đèn được Tiết độ sứ cho hai chực thuyền to, chở các nha tướng, con nuôi, theo từng đợt, ra giữa dòng mà thả đèn. Hàng ngàn ngọn đèn được thả cùng một lúc. Đám người ở hai bên bờ lội xuống nước, quên cả giá rét, lấy tay khua nước, đẩy cho đèn của mình ra xa, theo dòng nước mà xuôi. Khi đèn ra xa rồi, lại lấy đất từ trên bờ ném xuống, gần kề với đèn, để đèn đi vào luồng chính của sông, hòa nhập với đèn thả ở giữa dòng.

Đèn của Đinh Công Trứ do Đinh Bộ Lĩnh làm, Lĩnh tuy bé nhưng rất láu lỉnh. Lĩnh làm một chiếc bè bằng thân lau khô, rồi buộc vào một quả bưởi tươi đã khoét hết ruột. Trong ruột bưởi để một ống tre đựng dầu, có đặt những cụm bấc lớn thả đều ra xung quanh. Đèn họ Đinh nhanh chóng trôi trước hàng nghìn ngọn đèn bởi ngọn nhỏ, lại sáng nhất, cháy lâu nhất, đi được xa nhất. Hai bên bờ hò reo ầm ĩ.

Ngô Quyền mang hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn theo thì Đinh Công Trứ cũng mang Đinh Bộ Lĩnh theo. 0 phủ Tiết độ sứ các con của nha tướng hay rủ nhau ra phố chơi. Xương Văn, Xương Ngập thường hay chơi ở những nơi phong cảnh hữu tình. Còn Đinh Bộ Lĩnh thì hay la cà vào các chợ, thấy thức gì ngon cũng sà vào ăn cho đã, rồi trà trộn vào đám người châu phủ, đem theo đám trẻ nhà gây gổ, đánh lộn, lắm khi chỉ vì chuyện hiếu thắng không chịu nhường đường nhau, hoặc không có một bãi đánh quay, đánh khăng như ý…

Đinh Công Trứ thường phải xin lỗi bạti bè trong châu phủ vì tội nghịch ngợm của con mình. Khi Ngô Quyền đánh bại được Kiều Công Tiễn, rồi dẹp tan quân Hoằng Tháo, đem quân về đóng đô ở Loa Thành có cho người vào phủ Trường Yên mời Đinh Công Trứ ra làm quan. Nhưng ông Trứ thích một mình một phủ, không phải lệ thuộc ai, nên cố chối từ. Ngô Quyền cũng không ép. Sau khi đó, ông ốm và mất… Em của ông, chứ của Bộ Lĩnh nắm giữ lấy quyền bính ở phủ Trường Yên. ..

Bộ Lĩnh lúc đó còn ít tuổi bị chú khống chế không làm gì được, tức lắm, muốn rủ đám bạn bè cùng lứa, lừa khi chú đi qua, nấp bên đường, đeo mặt nạ mo nang, xông ra mà đánh. Mưu mô trẻ con móc sau nào giấu được ai. Việc bại lộ, quân hầu bắt được Lĩnh, chú Lĩnh đánh cho một trận thừa sống thiếu chết.

Bà mẹ họ Đàm phải thân đến xin, Lĩnh mới khỏi chết. Bà đem Lĩnh ở một góc xóm núi, biệt lập hẳn chỗ đông người, bắt Đinh Bộ Lĩnh đi chăn trâu, cho một gia nhân rất khỏe, ngày đêm giám sát chặt chẽ, không rời mắt. Bà biết chú của Bộ Lĩnh, sợ cháu lớn lên, đòi lại quyền hùng trưởng ở phủ Trường Yên, do đó chắc chẳng để yên cho Lĩnh. Song Đinh Công Trứ vừa mới mất, lòng người vẫn còn nhớ đến ông. Ra tay lúc này không tiện, do đó ông chú của Bộ Lĩnh còn nấn ná!

Đinh Bộ Lĩnh đinh tiên hoàng

Một hôm, bà mẹ gọi Lĩnh mà bảo:

  • Con bắt đầu lớn rồi, phải biết suy tính, chứ đừng làm những việc khích bác chú con… Ông ta hiện có binh quyền trong tay, hại con rất dễ, con không được coi thường.

Bộ Lĩnh quay cổ lại, cãi:

  • Đấy là mẹ nghĩ. Còn con ư… Con ếch định ăn thịt, thì con cua cũng phải giơ càng lên. Mà giơ lên thì sẵn sàng cắp ếch, không thể cho nó ăn thịt mình đâu!

Mẹ thấy con có lý, cũng không nói thêm gì nữa. Đinh Bộ Lĩnh lấy miếu sơn thần làm nơi tụ hội bạn bè. Miếu rất rậm, bốn bề toàn cây to, vào đến miếu là bãi lau bạt ngàn hai bên đường. Mùa thu hoa nở tím như một làn mây tía dẫn lối vào miếu. Vào đông, hoa lau khô dần, màu tím chuyển ra màu trắng xóa.

Động Hoa Lư ẩn giữa bốn bề núi đá, xa xa là núi Yên Ngựa, hai đỉnh nhô lên rồi võng xuống, đứng ở đó có thể nhìn thấy, người ngựa đi ở tít bên dưới đường quan lộ, lại nhìn thấy sông Hoàng Long chảy xuyên qua Gia Viễn mà xuôi về phía Kẽm Trống. Sông uốn khúc như một con rồng. Mùa hè nước đục ngầu, có màu vàng đỏ nên gọi là Hoàng Long.

Bộ Lĩnh thường đến miếu sơn thần, nếu gặp trên điện, miếu có đồ cúng như xôi, oản, hoa quả, lúc đói, Bộ Lĩnh đều hạ xuống ăn… Có hôm tụ tập đám bạn bè cùng lứa, dùng dao phát quang cây cối quanh miếu mà chơi cầu, chơi quay, đánh vật, bày hết trò nọ, trò kia không chán.

Miếu sơn thần có tiếng linh thiêng. Mọi người nói, thần thường dung túng cho lũ hổ nằm chờ, hễ ai bất ngờ đi qua, dẩn củi vào nghỉ là chúng từ các tảng đá bên suối nhảy ra vồ ăn thịt. Do đó, trừ một ông từ gan góc, tuần rằm, mồng một, đem lễ ra thắp hương cúng tế rồi bỏ đấy mà về không dám ngồi lâu, không ai dám mon men đến. Vùng Trường Yên rất lắm hổ. Đám trẻ chăn trâu, nếu nhãng đi một chút, là bị hổ xông ra vồ mất nghé, nhất là vào buổi chiều. Do đó, đứa trẻ nào đi chăn cũng mang theo hai hòn đá, thả vào trong giỏ, khi rong trâu chưa nhập đoàn, thì ngồi lên mình trâu, vừa đi vừa cầm đá đập chan chát vào nhau để hổ sợ.

Trong miếu sơn thần có lũng cỏ ngon, thả trâu ở đó, trâu án rất lành, tha hồ muốn bày trò gì thì bày. Bộ Lĩnh thường dẫn đàn trâu của nhà mình đến trước. Lĩnh ngồi trên một con trâu đực sừng cánh ná, lông đen mà rậm, hai má đầy, mắt lồi, rất dữ, dẫn một đoàn trâu ung dung tiến vào miếu sơn thần. Đám trẻ trâu thấy Bộ Lĩnh gan góc, lại nhiều mẹo nên rất thán phục, bảo gì cũng nghe, bày trò gì cũng theo. Lĩnh lại chọn hai đứa nhỏ nhanh nhẹn cho theo hầu hai bên, sai gì phải làm theo nấy, rất oai…

Một bữa, Đinh Điền cũng là một cậu bé gan góc, ở làng bên, bảo:

– Này Bộ Lĩnh, mày đi đâu cũng đem theo một lũ nhóc, ra vẻ ta đây… Bãi cỏ miếu sơn thần, dù ở địa phận bọn mày, nhưng bọn tao cứ thả trâu cho ăn đấy. Làm gì được bọn tao thì làm?

Bộ Lĩnh nghĩ ngợi một lát rồi bảo:

  • Đất của làng tao, đứa nào sang, tao đánh cho gãy cổ trả về cho bố mẹ phục thuốc đấy!

Đinh Điền quắc mắt lên, ra giọng đàn anh:

  • Thằng này láo nhỉ! Mày không biết Đinh Điền ở Trường Yên Hạ hay sao?
  • Có là ông giời tao cũng không sợ!
  • Dám đánh nhau không?
  • Đánh thì đánh, sợ gì?
  • Được rồi, vậy là ngày mai nhé!
  • Ngày mai!
  • Thắng thua thế nào?
  • Thắng thì muốn gì được ấy!
  • Được rồi – Đinh Điền nói – Nếu bọn tao thắng bọn mày phải nhường bãi cỏ miếu sơn thần cho tao!
  • Được thôi. Nhưng nếu bên tao thắng?
  • Thì chúng tao cũng nhường bãi chăn ở Trường Yên Hạ cho chúng mày!

Đinh Bộ Lĩnh bảo:

  • Cỏ ở bãi miếu sơn thần ăn hết ở phía đầu, thì phía cuối lũng đã xanh, chúng tao cần quái gì phải đi đâu, chúng tao cần cái khác kia!
  • Cần gì cứ nói!
  • Nếu tao thắng, bọn chúng mày phải nộp cho chúng tao mười quả mít chín, một giỏ ổi, và năm nải chuối chín cây!
  • Thứ đó thì bên tao sẵn lắm, khó gì đâu!
  • Nếu bội hứa, chúng tao sẽ cho trâu chà hết vào ăn lứa của bố mày đấy nhé!

Đinh Điền tức hộc lên:

  • Tao không thèm sai hẹn đâu!

Đinh Bộ Lĩnh lại nói:

  • Này tao bảo, đã đánh nhau, thì đánh thật sự, nhưng chỉ được dùng gậy và đất, đá thôi đấy. Đứa nào mà đau, chết, bố mẹ hỏi, cũng không được khai bậy đâu nhé!

Đinh Điền nghĩ bụng:

  • Thằng này khôn thật. Chắc nó sợ chú nó nhân việc này mà trị nó đây mà!

Đinh Điền nói to lên:

  • Dám làm, dám chịu. Chúng tao không thèm cậy tay người lớn!
  • Thế thì được rồi! Vậy ngày mai, hiểu không, đúng buổi chiều, lúc thả trâu. Không đánh nổi thì rút lời hẹn cũng được!

Đinh Điền phát khùng:

  • Chúng ông mà thèm rút lời à! Được rồi mai bọn mày sẽ biết tay chúng ông

Đinh Điền vẫn chưa hết tức Đinh Bộ Lĩnh. Ngay trưa hôm sau, Điền đã gọi hết đám trẻ chăn trâu ở Trường Yên Hạ, tập hợp đầy đủ, mỗi đứa sắm một gậy tre tươi khá chắc và to. Điền chọn những con trâu to, chạy nhanh, cho những đứa khỏe cưỡi, đàn hàng đầu, phía giữa là những đứa không gan lắm, hàng sau lại là những đứa lì, dám đánh đến cùng mới thôi.

Mỗi đứa đèo theo một giỏ đá. Đinh Điền lại cho cả hai đứa mang theo thừng nếu Bộ Lĩnh thua thi trói đem về, xỉ vả, hạ nhục, chôn chân, kỳ đến khi nào van xin tha thì mới thôi. Đinh Điền thúc trâu tiến thẳng vào lung cỏ miếu sơn thần. Từ xa đã thấy có mấy con trâu đứng chắn ở phía trước, và đám quân của Đinh Bộ Lĩnh đứa nào đứa ấy giơ sẵn gậy, sẵn sàng nghênh chiến. Đinh Điền thúc quân vào đánh. Đá ném rào rào. Gậy vung lên tít mù. Đám trẻ trâu Trường Yên Hạ xông lên đầy khí thế.

Nhưng khi chúng tiếp cận với đám trẻ trâu quân của Đinh Bộ Lĩnh, vung những chiếc gậy phang thật mạnh vào vai, bổ vào đầu đối phương, thì chỉ nghe thấy những tiếng “bộp”, “bộp”, những chiếc nón lá trên đầu rơi xuống, những thân người ngã lăn ra đất, bọn trẻ bên Đinh Điền mới biết là trên mình trâu toàn bù nhìn, lấy cây chuối làm thân, bọc rơm ngoài, cho đội rơm, rồi đặt lên mình trâu rất khéo. Đinh Điền biết là mình đã mắc mẹo, thi ở hai phía sườn đồi, sau những bụi cây lụp xúp, quân của Đinh Bộ Lĩnh xông đến, đánh tạt vào ngang sườn. Phía trước cũng có một cánh đánh ép lại.

Khi quân của Đinh Bộ Lĩnh xông đến gần, quân Đinh Điền quay lại ứng chiến thì “Bét! Bét! Bét! Bét!” những đám bùn non trộn với rơm từ trong các giỏ lớn đeo bên sườn của quân Đinh Bộ Lĩnh tới tấp ném vào mặt đám quân trẻ trâu của Đinh Điền. Chỉ cân trúng một miếng bùn trộn rơm là mặt nhoè nhoẹt rất khó chịu, bùn chảy nhoà trên mặt, vào mắt, mặt mày tối tăm lại không còn biết trời đất gì nữa. Quân của Đinh Bộ Lĩnh xông đến, vung gậy đánh tới tấp vào quân Đinh Điển. Bộ Lĩnh xông thẳng đến Đinh Điền – Lĩnh không thèm ném bùn, chỉ bảo:

– Đinh Điền, tao đấu gậy với mày đây!

Bộ Lĩnh vung gậy đánh một cái Đinh Điền né người tránh. Bộ Lĩnh không đánh dừng tay cười vang, chờ cho Đinh Điền vừa ngẩng dậy, mới vụt thẳng đầu, nhưng không chí vụt trứng, chỉ đánh cho vãng nón xuống đất rồi reo to lên:

– A ha! Đinh Điền rụng , thua rồi!

Quân Bộ Lĩnh được thể càng rêu rao thật to, bùn rơm lại tới tấp ném sang. Một đứa vẫn theo sát bên hỗ trợ cho Bộ Lĩnh ném một nắm bùn vào giữa mặt Đinh Điền. Cùng lúc ấy, Bộ Lĩnh phang cho Đinh Điền một hèo vào đùi, Đinh Điền nảy người lên liền quay trâu đùng đùng chạy mất. Lũ trẻ Trường Yên Hạ, đành chịu thua, thúc trâu theo Đinh Điền…

Hôm sau, Điền y hẹn đem mít, ổi và chuối sang nộp “chiến lợi phẩm”. Bộ Lĩnh cũng đem xôi và thịt gà, thịt từ nhà, làm lễ chiến thắng, cho quân múa tế cờ ngay ở miếu sơn thần, dâng lễ lên thần miếu. Bộ Lĩnh chít khăn vàng, thắt đai vàng, rất oai phong, làm chủ tế. Sau đấy, đem xổi, hoa quả chia cho quân Đinh Điền và hẹn từ nay sẽ liên minh cùng nhau ở đất Trường Yên này… Đinh Điền rất phục Đinh Bộ Lĩnh vui vẻ đem bọn trẻ Trường Yên Hạ về.

Sau khi khao quân xong, Bộ Lĩnh cho đám trẻ trâu tự đẵn cho mình những bông lau dài bó làm cờ, rồi chia quân tiên phong, trung quân, hậu quân, mình cưỡi trâu đi giữa rất oai vệ. Những đứa nào đẹp, khôi ngô, dũng mãnh thì chia hai hàng rước Bộ Lĩnh như rước Vua… Bộ Lĩnh cho kéo quân sang các thôn bên để thị uy, bọn trẻ trâu các làng đều khiếp sợ… Từ’ bữa ấy, đé phô trương thanh thế, Bộ Lĩnh bày trận cho đám trẻ trâu đánh nhau đủ kiểu trên thủy, trên bộ… rồi lại kiếm các thứ để khao quân, làm như một đạo quân thực thụ.

Có hôm, vốn ghét chú, chiếm quyền của cha, Bộ Lĩnh cho quân xông vào đánh đám gia nhân chăn trâu của chú, cướp lấy một con đem về ăn thịt. Chú của Bộ Lĩnh tức lắm, cho quân lính váy bãi chăn miếu sơn thần, nhưng không bắt được ai. Khi bọn gia nhân đến bãi ruộng bên phải miếu, thì chỉ thấy những mâm lá chuối, còn sót lại những miếng thịt trâu, tụi không hết và nắm muối.

Thì ra Bộ Lĩnh cho người canh gác ở trên núi thấy người của chú đến, lặng lẽ rút lui. Sáng hôm sau, khi chú của Bộ Lĩnh vừa chân ướt chân ráo ra khỏi trang trại, thấy mọi người xúm đen, xúm đỏ bên thửa ruộng liền gạt đám đông bước vào xem. Ở giữa ruộng có một chiếc đuôi trâu cắm vào lỗ nẻ, trên có treo một tờ giấy:

– Trâu lớn chui lỗ nẻ, ai kéo được thưởng 100 lạng bạc!

Hoá ra đuôi con trâu ấy chính là con trâu của chú mà Lĩnh thịt khao quân bữa qua, đem bêu cho mọi người biết. Ông chú tức lắm, xông đến định rút đuôi trâu vứt đi cho đám đông giải tán, không dè, đuôi còn để cả một tảng thịt và xương ở núm đuôi, lèn đất chôn rất kỹ. Chú Bộ Lĩnh mắm môi mắm lợi kéo thật lực mới bật lên được. Ông ta ngã bổ chửng, thì bị chiếc đuôi trâu và mảnh giấy đập vào mặt.

Đám đông cười ầm lên!

Đinh Bộ Lĩnh càng ngày càng căm giận chú. Lĩnh tự thấy mình không có thế lực thì trước sau sẽ chết về tay người cướp đoạt cơ nghiệp của bố mình để lại. Gần động Hoa Lư, xuôi sông Hoàng đến đầu sông Giao Thủy, ở đấy có một ngôi chùa lớn. Hòa thượng là nhà tu hành có tiếng, lại am hiểu dịch số. Đinh Bộ Lĩnh thường cho thuyền đi đánh cá, thường ghé qua gửi thuyền lên bến bán cá. Hôm nào, được nhiều cá thường mua lễ vật cung tiến cho chùa. Hòa thượng được các sư bác, chú tiểu cho biết, rất quý. Đinh Bộ Lĩnh xin được ra mắt.

Hòa thượng vui vẻ tiếp. Đinh Bộ Lĩnh xin được thụ giảng về Phật giáo.

Hòa thượng nhìn Đinh Bộ Lĩnh rồi cười nói:

  • Ta nhìn thí chủ, tay dài, vai rộng, dễ nghiêng về chọc trời, khuấy nước, làm sao mà theo đường hỉ xả được!

Bộ Lĩnh nói:

  • Thưa thày, tư cũng năm bảy đường tư. Nước nhà trải một ngàn năm đô hộ. Ngô Quyền mới dựng nghiệp thì mất sớm. Hai con đã chắc gì giữ được vương nghiệp. Vả lại, giang sơn rộng lớn, hào kiệt nào bằng, chưa ai vượt được ai. Con muốn học hỏi để vượt lên cái đám anh hùng, hào kiệt các nơi trên đất này! Hòa thượng trong lòng rất phục. Khẽ gật đầu, một lúc sau mới ôn tồn nói:
  • Phật cũng có thể hiểu được lòng thí chủ. Bởi Phật lấy tâm làm gốc. Ham muốn là chủ của duyên, gây ra rắc rối phiền muộn. Muốn hơn người, trùm đời, ta e là chưa “ngộ” được đâu!

Bộ Lĩnh nói:

  • Ham muốn có nhiều ham muốn. Nếu như ham muốn của

con lập lại được núi sông vào một mối. Dựng nước của mình, phát huy văn hiến, để ngang hàng với các nước xung quanh, sửa chính sự, lập triều đình, chăm lo cho dân giàu nước mạnh, thì ham muốn ấy hợp với đời, với người, con e sẽ nhất hô bá ủng, sao lại gây ra trắc trở được. Hòa thượng biết Đinh Bộ Lĩnh khí phách khác thường, liền khen:

  • Làm trai ở trên đời này, nên như thế.

Bộ Lĩnh quỳ xuống lạy sống hòa thượng và nói:

  • Lĩnh này, cha mất sớm, chú cướp quyền, thù ghét lúc nào cũng rình rập, sai người đuổi, tìm cách giết bỏ. Học chữ chưa chắc được bao nhiêu, con xin thày nhận con làm đệ tử, dạy cho con cách dựng nghiệp, lập thân, đối phó với những vấp váp, chông gai, thì con nguyện suốt đời ghi tạc.

Hòa thượng đỡ Bộ Lĩnh dậy mà bảo:

  • Con là người có chí, ta rất mừng, sẵn lòim truyền thụ cho con. Nhưng con ở xa, học vào lúc nào được.
  • Thưa thày, nếu cần phải học, thì con sẽ bỏ mọi việc đến học. Chỉ lo bây giờ vẫn phải lo sinh kế, nên con cứ phiên chợ đem thuyền lên chợ bán cá, sau đó sẽ lên Phật đường nghe thày thuyết giảng.

Từ bữa ấy, Đinh Bộ Lĩnh đúng hẹn, cứ buổi chợ là lên học. Bộ Lĩnh rất thông minh, hòa thượng cũng không dạy Lĩnh theo trình tự như các học trò khác, mà đem những điều cốt lõi của tam giáo giảng cho Bộ Lĩnh. Lĩnh học rất say mê, lĩnh hội rất nhanh.

Sư lại cho học trò yêu là Ngô Chân Lưu học cùng với Đinh Bộ Lĩnh. Lĩnh rất phục Ngô Chân Lưu, thấy Lưu chữ nghĩa giỏi giang gấp mấy lần mình, hai người lại mến nhau, nên có bận Đinh Bộ Lĩnh xin thày cho Ngô Chân Lưu về Hoa Lư chơi, đến phiên chợ lại đưa Lưu về chùa. Hòa thượng quý hai học trò liền cho Lưu đi, chỉ dặn dò phải hết sức giữ phong độ là người chùa Giao Thuỷ. Ngô Chân Lưu vái thày mà lên đường. Ngô Chân Lưu đến Hoa Lư, lân la tìm sách quý trong vùng, một hôm, đưa cho Bộ Lĩnh một bộ sách mà bảo:

  • Đinh Bộ Lĩnh này, anh cầm lấy bộ sách quý này, nếu học hết điều hay thì lo gì mà không làm tướng được!

Bộ Lĩnh giở xem mới biết đó là Binh pháp Tôn Tử… Lĩnh mừng lắm, bỏ cả công việc, đóng cửa mà học, sợ đến ngày Ngỏ Chân Lưu phải đem trả nhà chủ.

Đọc xong, Đinh Bộ Lĩnh nói:

  • Bộ Binh pháp Tôn Tử này dạy nhiều điều trong phép làm tướng, nhưng là ở một nước kỷ cương, triều đình đã đâu ra đấy. Đất họ rộng, người họ đông, bày trận, đánh thành, nghi binh, phục kích, không phải cứ theo sách mà làm được!

Nói rồi đem trả sách. Ngô Chân Lưu hỏi:

  • Anh có muốn tôi chép lại cuốn sách này cho không?

Đinh Bộ Lĩnh nói:

  • Những điều cần nhớ đã ở trong bụng Lĩnh cả rồi.

Ngô Chân Lưu rất ngạc nhiên. Hôm ấy, Đinh Bộ Lĩnh đánh cá ở sông Giao Thuỷ, Lĩnh giăng lưới ở một ghềnh sâu, được một con cá rất lớn, liền để ăn không bán. Nào ngờ khi mổ ra, thấy viên ngọc đỏ rất sáng mà to. Bộ Lĩnh liền nhặt lấy, rửa sạch rồi cho vào túi da.

Đêm ấy, cá ngon, Bộ Lĩnh uống rượu say, ngủ lăn ở bên thềm chùa. Ngô Chân Lưu tụng kinh ở trên chùa xong, ra định đánh thức Bộ Lĩnh vào nhà ngủ kẻo muỗi. Nào ngờ thấy ánh hào quang rất rực rỡ. Ngô Chân Lưu cho đấy là khí tượng thiên tử.

Liền đánh thức Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh ngồi dậy. Chân Lưu hỏi:

  • Anh nằm ngủ tự phát sáng, đến lúc ngồi dậy lại không thấy nữa. Hay là anh là người trời!

Bộ Lĩnh cười, lấy trong túi da viên ngọc đỏ ra đưa cho Ngô Chân Lưu xem. Lưu xem, thấy ngọc đỏ gắt’như một giọt máu, lóng lánh rất đẹp. Ngô Chân Lưu soi lên trời xem, thì thấy trong lòng ngọc như có sương có khói, vẩn đục liên hồi, hơi cau mày, không . nói gì cả.

Bộ Lĩnh hỏi:

  • Sao anh xem ngọc rồi lại ngồi thừ ra.

Chân Lưu nói:

  • Nhà chùa có câu: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định”, nghĩa là một việc nhỏ trong đời mình đều có duyên kiếp cả. Anh được ngọc, sao không đem lên hỏi thày.

Đinh Bộ Lĩnh đem ngọc nhờ hòa thượng xem cho. Hòa thượng nhìn ngọc, soi khắp bốn phía rồi lại đưa cho Bộ Lĩnh.

Thấy thày không nói gì, Bộ Lĩnh chắp tay thưa:

  • Nếu không phải tiết lộ thiên cơ, xin thày hé cho con đôi điều ẩn trong vẻ ngọc.

Hoà thượng nói:

  • Con sau này hơn đời, giàu sang khỏi phải nói. Ta xem ngọc, có câu sấm này, con nhớ lấy: Đỗ Thích giết Đinh Đinh. Họ Lê có thánh sinh. Giành nhau nhiều kẻ chết. Người vắng vẻ trên đường. Xưng hùng mười hai sứ. Chẳng ai được vẹn toàn. Cây mận sẽ lên tiên. Mệnh trời lại được truyền.

Đinh Bộ Lĩnh hỏi:

  • Thế họ Đinh của con cũng không được lâu dài ư?

Hoà thượng đọc tiếp:

  • Ngắn, dài không bàn đến, miễn chói lọi hào quang.

Bộ Lĩnh cúi đầu vái thày.

  • Nam mô a di đà Phật!

Đinh Bộ Lĩnh đã khôn lớn, muốn vùng vẫy, nhưng bị chú ruột kiềm chế, chẳng khác gì chim bị nhốt trong lồng. Lĩnh tức lắm, không làm gì được. Chú cũng muốn diệt cháu, song sợ quân sĩ. không phục, bởi nha tướng còn nhiều người nhớ đến Đinh Công Trứ, cha của Bộ Lĩnh. Mẹ của Bộ Lĩnh, thế lực cũng lớn, ắt không để cho em chồng muốn làm gì thì làm.

Từ ngày chơi thân với Đinh Điền, Đinh Bộ Lĩnh có thêm một người bạn nữa là Nguyễn Bậc, Đinh Điền, Đinh Bộ Lĩnh bữa ấy hẹn nhau, kéo vào trong rừng. Họ đào một cái hố to, trên lót nhẹ một lớp cành nhỏ, thưa, rồi phủ cỏ lên trên… Sau đó, họ chia nhau, dò ở cửa dinh quán họ Đinh xem hôm nào, chú ruột của Đinh Bộ Lĩnh đi săn.

Hôm ấy, người chú cùng đám người thân, cưỡi ngựa, cầm cung, đeo kiếm đi săn. Họ kéo vào rừng… Khi họ thấy một con hai chạy theo hướng bắc, đều rượt đuổi theo. Chú của Đinh Bộ Lĩnh người mập, nặng, con ngựa lại nhỏ, chạy trong rừng nên chậm hơn đám người kia. Đang ngơ ngác, ông ta bỗng thấy một con nai cách đó không xa, trông thấy người tung vó chạy, ông ta kéo cương ngựa, ngoặt đuổi theo. Con nai chạy qua một bãi nhỏ phủ cỏ rồi biến vào trong bụi rậm. Thì “rầm”, lão và ngựa lao tụt xuống hố, mặt mũi tối sầm lại, cả người đều tụt xuống bẫy.

Dưới bẫy, Bộ Lĩnh lại đổ một lượt phân trâu tươi, nên khi lão bị sa, liền đổ vật người vào trong đám phân, bùng nhùng không sao ra nổi. Lão vội kêu to lên:

-Cứu ta với! Cứu ta với!

Tay lão vẫn cố gạt phân trâu nhoe nhoét trên đầu trên mặt.

Bọn người trong phường săn, đi chưa xa, nghe tiếng kêu cứu liền quay lại, và hò nhau, lúng túng mãi, mới gỡ cành khô, lôi lão và ngựa lên được. Cách đó không xa, Đinh Bộ Lĩnh vẫn chưa bỏ lốt hươu ra khỏi người, giậm chân nói:

– Trời chưa cho ta báo thù cho cha rồi. Ta chưa nghĩ đến việc hắn có thể kêu cứu.

Rồi cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc chia tay, ai về nhà nấy!

Chú của Bộ Lĩnh về nhà đau ê ẩm, lại thêm cứt trâu quấn vào người, tanh tưởi rùng người. Lão phải sai gia nhân, nấu nước thơm tắm mới sạch. Minh mẩy đau càng ngày càng thấm lão cố nén vẫn rên hừ hừ. Lão phải lấy mật gấu hòa với rượu, xoa bóp những chỗ máu tụ, bầm tím. Cho đến mấy hôm mới tan. Tin lão chú sa vào hầm cút trâu, loang ra cả làng, ai cũng biết. Lão coi như mình bị sỉ nhục, càng tức lồng lộn…

Bộ Lĩnh từ bữa ấy, bỏ nhà không dám về, trốn biệt ở nhà Đinh Điền. Bà mẹ phải cho người tìm về. Lĩnh không chịu về. Bà nói:

  • Con phải về. Trốn mãi được ư! Mẹ đã cho người đem bạc và thuốc đến nhà chú tạ tội rồi. Hổ còn không ăn thịt đồng loại, huống chi ông ấy là chú con. Mẹ chỉ có một minh con, con bỏ đi, mẹ sống làm sao nổi.

Nước mắt bà chan hoà. Đinh Bộ Lĩnh an ủi mẹ:

  • Con rất thương mẹ. Nhưng mẹ có muốn con nối chí cha, hùng cứ một vùng hay suốt đời chỉ là một anh chàng vô dụng, nép dưới gấu váy mẹ.

Bà mẹ nói:

  • Hiện nay, con đang ở trong vòng nguy hiểm. Con về ở với mẹ, chú con còn nể sợ mẹ, sợ các cậu con không để ông ta yên, muốn gì thì làm. Con ở đây thân cô thế cô, nếu lão ấy khởi đem quân đến vây bắt, trốn đâu cho thoát.

Đinh Điền ngẫm nghĩ mãi vẫn chưa ra kế. Lúc ấy, Nguyễn Bặc cũng vừa đến, biết chuyện, liền bảo Bộ Lĩnh:

  • Anh cứ về đi để cho mẹ yên lòng. Có điều đi đâu thì phải cẩn thận, tôi tin rằng, lão chú của anh sau này, hắn không hùng hổ kéo người đến vây như mọi lần nữa đâu. Hắn sẽ lập mẹo để bắt anh, sau đó, hắn cũng trị luôn chúng tôi đấy!

Đinh Bộ Lĩnh nghe bạn, trở về nhà.

Lão chú khỏi bệnh, tức đầy ruột. Lão nghiến răng nói:

  • Tao phải giết chết thằng Bộ Lĩnh từ bây giờ, để cho nó lớn lên, ắt nó không để cho ta yên…

Liền nghĩ ra mẹo thật thâm hiểm. Lão làm như tha thứ cho Đinh Bộ Lĩnh không thèm chấp. Bữa ấy, giỗ Đinh Công Trứ, mẹ Đinh Bộ Lĩnh mời cả ông chú đến. Bà cho gọi Đinh Bộ Lĩnh ra lạy chú. Bộ Lĩnh tuy không muốn giàn mặt với chú, nhưng không nỡ trái lời mẹ, đành làm theo.

Tuy nhiên, trong suốt bữa cỗ, Bộ Lĩnh không lúc nào rời mắt khỏi ông chú. Khi Lĩnh thấy ông ta, rời mâm, giả tảng đi tiểu ra vườn sau, gặp mấy đứa gia nhân đi theo hầu đang ăn uống trong vườn, Bộ Lĩnh biết rằng, lão ta sẽ gây gổ đây! Lĩnh liền chạy luôn ra cổng, ngoài đó là chỗ buộc ngựa. Lĩnh nhảy phốc lên một con rồi cứ thế ra roi, phóng miết về phía sông Hoàng Giang. Đó là một con ngựa khôn và dữ, khi Đinh Bộ Lĩnh cưỡi lên mình nó, nó tung chân cào đất, cố hất Lĩnh ra khỏi mình. Nhưng Bộ Lĩnh đâu phải tay vừa, Lĩnh kẹp chân vào sườn trước ngựa, đập dây cương và quất thật đau vào cổ nó. Con ngựa biết người cưỡi nó, không phải tay xoàng, liền hí vang mấy hồi rồi phóng vút về phía trước. Mất ngựa! Mất ngựa! Trong nhà kêu ầm lên. Lão chú và mấy gia nhân chạy ra chỉ thấy Đinh Bộ Lĩnh gò mình phi ngựa chạy ra phía bờ sông.

Bọn họ đều lên ngựa đuổi theo. Bộ Lĩnh tuy giỏi nhưng đám này đều là những tay chân cự phách của ông chú, nén chúng đuổi sát sạt không rời, miệng thét lên:

– Thằng cướp ngựa, hãy đứng lại, không ta bắn chết.

Bộ Lĩnh tuy cưỡi ngựa, nhưng tai vãn lắng nghe. Chợt như có tiếng dây cung bật tanh tách, Lĩnh cúi rạp mình trên mình ngựa. Hàng loạt tên mạnh từ phía sau lao đến, đều không trúng. Đang chạy thẳng, Bộ Lĩnh rẽ cương chạy về bên trái. Đám người đuổi theo bị lạc hướng chậm một lúc, nhìn thấy lá động, bụi bay, bấy giờ mới cố kiết đuổi theo. Trời đang yên lành, đang trưa bỗng nổi sấm chớp đùng đùng. Sét đánh ngang tai, như có mùi đá cháy khét lẹt. Mưa giội xuống rất. Linh chạy thục mạng, vì biết nếu chỉ dừng lại ớ đây thì bọn người của chú Lĩnh sẽ xé xác Lĩnh ngay lập tức.

Lĩnh định cho ngựa quay ngược lại về phía sau rồi về nhà Đinh Điền, nhưng đường lùng một lối, nếu mạo hiểm thì bọn họ ập đến, lúc ấy hối sẽ muộn. Cơn mưa tối sầm trời, những giọt mưa quất vào gáy rát ràn rạt. Đinh Bộ Lĩnh thúc ngựa lao lên núi. Rồi chạy thốc ra phía bờ sông. Bọn người đuổi theo vẫn không rời, tên đi đầu chỉ cách năm tấc. Lĩnh giật mình không mang cung tên theo. Chợt thấy ở ngang sườn có cái gì cồm cộm, thì ra mình vẫn còn một con dao ngắn. Lĩnh vừa chạy vừa lẳng lặng rút ra, rồi chờ cho tên chạy đầu xô đến gần, liền phóng mạnh dao. Lưỡi dao cắm phập vào vai tên gia nhân và nó lăn nhào xuống ngựa. Gã chú không thèm cứu nó, rượt qua, đuổi theo cháu, miệng thét lên:

– Bộ Lĩnh, phen này thì tao bãm mày ra một nghìn mảnh.

Phía trước đã là sông Hoàng Giang. Chú Bộ Lĩnh muốn bắt sống cháu, rướn ngựa đuổi theo, kiếm lãm lăm trong tay. Mây đen như xà xuống tận mặt đất. Trời tối mịt mù. Bộ Lĩnh thúc ngựa đến bờ sông, rồi không cách nào khác, quất mạnh vào hông ngựa.

Con ngựa nhoài mình phóng mạnh về phía trước nhảy ùm xuống sông. Cùng lúc ấy, một tiếng sét nổ vang, những lia chớp lớn rạch ngang bờ sông như những con rồng vàng, chú của Bộ Lĩnh hết hồn, chúi đầu xuống và ngã nhào xuống đất bất tỉnh.

Con ngựa của lão, cũng bị một phen hút chết liền quay đầu, bỏ chủ chạy về nhà. Mấy đứa gia nhân chạy sau, thấy chủ bị sét đánh, ngựa chạy, liền xô đến cứu. Phải khoảng nửa canh giờ sau, lão mới tỉnh.

Gia nhân đưa về nhà phục thuốc hàng tháng mới hoàn hồn. Từ đó, lão không săn lùng Đinh Bộ Lĩnh nữa. Không những thế, khi khỏi ốm, lão lại sửa lễ đến nhà thắp hương tạ tội với anh ruột minh là Đinh Công Trứ.

Lão bảo mẹ Bộ Lĩnh rằng:

– Họ Đinh này rồi oai trùm cả thiên hạ. Thằng Đinh Bộ Lĩnh không phải là người thường đâu. Tôi đuổi nó đến giáp bờ sông, thì có Rồng Vàng đón nó sang sông. Chắc sau này nó sẽ làm nên cơ nghiệp lớn.

 

 

 

Đọc Thật Chậm

chữ đức đẹp

Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút

Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về hình ảnh những ông đồ già, người xin …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *