Home / Di tích / ĐIỆN HÒN CHÉN HUẾ – DI TÍCH ẨN CHỨA VÔ SỐ GIAI THOẠI

ĐIỆN HÒN CHÉN HUẾ – DI TÍCH ẨN CHỨA VÔ SỐ GIAI THOẠI

Làng Hải Cát thuộc tông Long Hồ, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên, cang như các xã khác tại Việt Nam, thường hàng năm, hai lần làm lễ kỳ yên vào tháng Hai và tháng Bây. Dân làng làm lễ tại đình làng, nhưng trước ngày hành lễ, bao giờ cũng có cuộc rước Thần, tục gọi là lễ nghênh thần để cung nghênh các vị Thần thờ công tại các đền miếu trong làng về đình để dân làng cúng tế.

Làng Hải Cát có đền thờ Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi Chứa Ngọc, đến này được sắc vua Đồng Khánh ban là HUỆ NAM ĐIỆN. Dân chúng gọi là điện Hòn Chén.

SƠ LƯỢC THẦN TÍCH ĐIỆN HÒN CHÉN

Huệ Nam Điện xây trên núi Ngọc Trản, thuộc địa phận xã Hải Cát. Điện này trước kia là Ngọc Tràn Son Thần từ còn gọi là đền Hàm Long, linh thiêng nức tiếng. Đền thờ Thien Y A Na Diễn Phi Chứa Ngọc và Thủy Long Thần.

Trước ngôi đền là một vực sâu của dòng sông Hương, nước đen ngòm, theo tục truyền là không đáy, và nơi đây chính là nơi có cung điện của thủy thần. Người ta thường thấy xuất hiện một con giải (một giống rùa to) to lớn bằng chiếc chiếu bơi lội trên vực sâu này, tạo nên những luồng sóng kinh khủng, nước đen bốc lên cao ngất.

ĐIỆN HÒN CHÉN
Bên ngoài Điện Hòn Chén

Về sự linh thiêng của Thiên Y A Na Thánh Mẫu, có một câu chuyện thường được thuật lại: Xưa kia vua Thiệu Trị xây làng mình ở gần đó. Một buổi nhà vua cùng các bà hoàng phi đến thăm làng, ngược dòng sông Hương đi qua đến Hòn Chén. Vừa lúc qua đền, một bà hoàng phi đánh rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng đúng ngay vào chỗ vực sâu nước đen ngòm.

Các bà phi xót xa tiếc chiếc ống nhỏ, khuyên nhà vua kêu khấn Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Nhà vua không tin ở sự linh thiêng của Thánh Mẫu, đứng trên thuyền khấn một cách mỉa Mai. Ngờ đâu chiếc ống nhỏ vàng từ từ nổi lên trên mặt nước và được vớt lên. Trước sự linh ứng bất ngờ ấy, nhà vua long trọng hứa là sẽ sửa sang và mở rộng ngôi đền. Tiếc thay nhà vua đã băng hà trước khi thực hiện lời hứa. về sau vua Đồng Khánh đã sửa sang ngôi đền vào năm 1886, và đối tôn là HUỆ NAM ĐIỆN, điện của Thánh Mẫu ân huệ cho nước Nam.

Khi vua Đồng Khánh còn là hoàng tử, ngài ưa lên chơi trên Ngọc Trân Sơn, và thường ngài hay ngừng ở trước cửa Ngọc Trân Sơn Thần từ để cầu khấn những điều mong ước.

Ngài thường được như nguyện. Sau này lên ngôi, ngài đã châu phê khen ngợi Ngọc Trản Sơn là một nơi thật đẹp, phong cảnh mới thoạt trông giống một Mãnh sư uống nước dưới sông và đây là nơi an ngự của các vị thần linh. Do đó, ngài đối tên Ngọc Trản Sơn Thần từ là Huệ Nam Điện. Ngài ra lệnh cho Công Bộ làm bức hoành phi mới với ba chữ Huệ Nam Điện, nơi lạc khoản ghi rõ là theo lệnh vua.

Cùng năm ngài cho tu sửa Huệ Nam Điện, tại Thừa Thiên. Gặp nạn bạn hán, nhà vua ra lệnh cho các quan tình cầu đào tại nhiều noá những không ở đâu linh nghiệm. Khi làm lễ cầu đảo tại Huệ Nam Điện, sự linh ứng thật Mau chóng: lễ cầu đảo buổi sáng buổi chiều trời mưa.

Tại Huệ Nam Điện có thờ nhiều vị thần khác ngoài Ngọc Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Tầng gác thờ Thánh Mẫu và hai vị khác, tầng dưới thờ sáu vị, tất cả đều có sắc phong của triều đình.

điện hòn chén thờ ai

Về các sắc thần, trước kia, cho tới năm 1886, bàn thờ giữa ở trên gác có sắc của:

  1. Bà Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng đẳng thần.
  2. Thủy Long Thánh Phi Trung đẳng thần.
  3. Sơn Trung Tín Phi Trung Đẳng thần.

Ba vị trên đều là nữ thần, đây là ba vị Thánh Mẫu Thượng thiên, Thủy cung và Thượng ngàn. Gian bên trái, trên gác thờ Quan Thánh Đế Quân. Sau khi Huệ Nam Điện được sửa chữa (1886-1888) bài vị Quan Thánh Đế Quân đã được di chuyển thờ tại một miếu riêng xây bên hữu Huệ Nam Điện.

Gian bên phải thờ lục vị tướng quân sau đây:

  1. Tiên cung Thông minh Thượng tướng quân tốn thần.
  2. Tiên cung Liên minh Đại tướng quân tôn thần.
  3. Thủy tỉnh Lục dũng Tướng quân tôn thần.
  4. Thủy tinh Oai dũng Tướng quân tôn thần.
  5. Sơn tinh Qua dũng Tướng quân tôn thần.
  6. ???

Lục vị tôn thần trên, đã được di chuyển thờ sang bên phải bàn thờ tam vị Thánh Mẫu, còn bên trái có thờ thêm nhị vị Đức Bà, từ hồi đền được sửa chữa bởi vua Đông Khánh.

Thánh Mẫu đã cho biết đúng ngày ngài lên ngôi và ngài se trị vì trong ba năm. Nhà vua đối với Thượng Thiên Thánh Mẫu rất cung kính. Chính nhà vua làm thơ văn, câu đối để xưng tụng công sức của Thánh Mẫu, và cũng chính nhà vua ban hành việc dùng quốc lễ để tế tại Huệ Nam Điện.

Theo lệnh nhà vua, hàng năm xuân, thu nhị kỳ tại Huệ Nam Điện có quốc tế, vị chủ tế là một triều thần đại diện triều đình. Kể từ năm 1910 trở về sau, hàng năm triều đình chỉ cử đại diện tới chủ tế một lần vào kỳ xuân tế, nhằm tháng Hai, còn kỳ thu tế, việc tế lễ do dân làng Hải Cát phụ trách, nhằm tháng Bảy. Dân làng tổ chức tế tại đình, những trước ngày chánh lễ, có lễ nghênh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình như trên đã nói.

LỄ NGHÊNH THẦN

điện hòn chén ở huế
Tượng thờ nữ thần tại điện Hòn Chén

Trong lễ nghênh thần có đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam Điện tới đình làng Hải Cát. Đám móc cử hành trên những chiếc thuyền ghép lại thành những chiếc bè lớn gọi là Bằng. Những chiếc bằng nối tiếp nhau trên sông Hương, tương tự như những bè thủy lục tại miền Nam, với rất đông các con hương đệ tử, các tín nữ thiện nam. Người đông, tiếng ồn ào xen lẫn tiếng trống rước tạo nên một cảnh tượng hết sức nhộn nhịp tưng bừng. Đám rước cử hành ban đêm, đền sặc sỡ sáng trung, phần ánh dưới dòng sông Hương lấp lánh.

Trên một chiếc bằng có bàn thờ Thánh Mẫu, cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của Thánh Mẫu, đây là sắc phong vua ban, hàng năm được rước tới đình.

Liền kế đó, có một chiếc bằng khác, có bàn thờ, kiệu và hòm sắc. của nhị vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt v.v…

Long kiệu của Thượng Thiên Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ khiêng, các cỡ ăn bận áo màu sặc sỡ, ngoài các cô còn các bà cũng quần áo đẹp đẽ với đủ màu sắc, chia nhau người Măng Midi hương, kè ống trầu, người binh trà, kẻ khay tách chén, người Mang những hòm nhỏ đựng các đó trang sức, hoặc Mang cờ biển, tần, lọng, gối, quạt v.v… Các thanh niên vác các đồ lộ bộ, bát bâu, và các tự khí khác…

Khi đoàn bằng ghé bến, đám rước chuyên từ mặt sông lên bộ và đi cho tới đình làng Hải Cát. Có phường bát âm đi theo sau kiệu. Trong lúc đoàn tằng khởi hành từ bến trước Huệ Nam Điện, các bà đồng đa cùng nhau lên đồng ngay ở chiếc bằng có bàn thờ Thượng Thiên Thánh Mău. Những cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho tới khi đoàn bằng đi tới bờ, nơi đám rước chuyển từ sông lên bộ.

điện hòn chén linh thiêng

Dân làng đi theo đám rước. Hương khói tỏa bay, ánh đền đêm tỏa chiếu. Những thiện nam, tín nữ hân hoan theo đám rước. Đám rước nghênh thần tuy đây về tôn nghiêm những cũng thật là tấp nập và nói lên sự vui mừng của dân chúng được cung nghinh tam vị Thánh mẫu từ đền về đinh làm lễ. Lòng tin tưởng ở sự linh thiêng của tám vị Thánh Mẫu, nhất là của đức bà Thượng Thiên Thánh Mẫu, tạo nên một không khí tôn giáo thiêng liêng trong đó có cái gì màu nhiệm đem niềm an vui lại cho dân chúng trong ánh sáng tưng bừng của đèn đuốc, trong màu sắc chói lọi của đám rước với long kiệu với đồ thờ sơn son thiếp vàng, với áo quần sặc Sỡ, trong tiếng trống tiếng nhạc của phường đồng văn và phường bát âm.

Nghênh thần xong dân làng làm lễ tức yết theo nghỉ thác cổ phong. Suốt đêm là những cuộc hát thờ, hoặc các bà đồng hầu bóng. Dân làng rất nhiều người tham dự. Ngày hôm sau là Chánh tế, và đến buổi chiều là lễ Tiễn Thần, kiệu Thiên Y A Na Thánh Mẫu cùng hai vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu lại được long trọng rước từ đình làng Hải Cát về Huệ Nam Điện cũng như đám rước nghênh thần tối hôm trước.

Vẫn các trinh nữ khiêng kiệu của Thượng Thiên Thánh Mẫu, và cũng lại các bà các cô chia nhau mọi phần việc như hôm trước. Đám rước đi bộ từ đình đến bờ sông, rồi lại được chuyển xuống các bằng trên sông Hương. Đoàn bằng lại khởi hành trở về với cờ quạt uy nghi, trống và âm nhạc trên các bằng. Lại có những cuộc hầu bóng cho tới khi đoàn bằng ghé-bến trước Huệ Nam Điện.

Có thể bạn quan tâm: Đền Trình Chùa Hương – Ngũ Nhạc

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *