Home / Di tích / Đền / Đền thờ các Vua Hùng ở một số tỉnh Miền Nam

Đền thờ các Vua Hùng ở một số tỉnh Miền Nam

Cũng như nhân dân cả nước, mỗi chúng ta ai ai cũng tưởng nhớ đến vua Hùng, biết ơn và ngưỡng mộ tổ tiên. Do đó mà trước sau, rất nhiều đền thờ Hùng Vương đã được xây dựng ở các tỉnh. Xin liệt kê dưới đây một số để khẳng định tinh thần dân tộc, ý thức cội nguồn của tất cả đồng bào Nam Bắc.

Đền thờ các vua Hùng ở tỉnh Đồng Nai

Đền thờ vua Hùng được lập ở các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Định Quán và thành phố Biên Hòa với các tên gọi khác nhau: “Đền thờ Hùng Vương”, “Đền thờ vọng Quốc Tổ Hùng Vương”, “Đền Hùng Vương”…

Đền Hùng Vương tọa lạc trên Quốc lộ 15, khu phố 3 phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa. Đền xây dựng năm 1968 do công khởi xướng, vận động quyên góp của bốn vị Trưởng lão cao niên từ miền Bắc vào sinh sống. Năm 1991, ngôi đền bị xuống cấp, được phép của ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa, “Đền Hùng Vương” được trùng tu, nâng cấp bằng nguồn kinh phí vận động trong nhân dân, các tổ chức tôn giáo, các cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh.

đền hùng

Đền kiến trúc theo kiểu chữ đinh (J): Tiền đền, chính diện và hậu cung. Đền có diện tích 230m2 với 5 gian nhà rộng. Gian chính điện đặt bàn thờ Bác Hồ, 2 gian hai bên đặt bàn thờ ghi công đức các vị Trưởng lão có công đóng góp lớn cho hội đền; phần hậu cung là nơi dành riêng đặt tượng thờ vua Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương) trong tư thế ngồi uy nghi, đĩnh đạc với gương mặt cương nghị, đôi mắt tinh anh. Đây là pho tượng sinh động được chế tác theo phiên bản từ tượng thờ chính điện Hùng Vương Quốc Tổ ở Phú Thọ. Do nghệ nhân điêu khắc Đại Nguyên thực hiện năm 1982. Hàng năm cứ đến ngày 19-5 tại Đền Hùng Vương còn tổ chức lễ mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.

Đền thờ vua Hùng ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Di tích Đền Hùng ở thành phố Vũng Tàu tọa lạc dưới chân núi Lớn, số 25/5 đường Bạch Đằng, phường 5, thành phố Vũng Tàu. Cảnh trí quanh Đền thật lý tưởng, phía sau là dãy núi lớn như chiếc ngai án ngữ, dưới rừng cây xanh, thấp thoáng những mái chùa cổ kính, tỏa bóng xuống Đền là tán cây già cổ thụ, trước cửa Đền là dòng sông Bến Đình chạy qua, uốn lượn đổ về phía vịnh Gành Rái…

Năm 1971 đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương được xây cất tại Bãi Trước, phường 1, đến năm 1976 Đền được chuyển về địa điểm hiện nay.Kiến trúc của Đền bao gồm sân, tòa đại bái, chánh điện và hậu cung. Trước cửa tòa đại bái có ghi 4 chữ vàng trên nền đỏ: Thập Bát Thánh Vương (nơi thờ 18 đời vua Hùng). Tiếp đến là tòa chánh điện, bàn thờ ở gian giữa thờ Quốc Tổ Hùng Vương, 2 bên có 2 câu đối:

Trên ba mươi triệu đồng bào cùng chung gốc;

Hơn bốn ngàn năm văn hiến dựng xây nên.

Bàn thờ bên trái là nơi đặt 2 pho tượng Hai Bà Trưng, bàn thờ phía tay phải là nơi đặt pho tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phía tay phải thờ Hà Sơn Trang (vị thần cai quản sông núi), phía hậu cung thờ Cửu thiên Huyền nữ…

Hàng năm vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch nhân dân thành phố Vũng Tàu về đây dự lễ hội dâng hương, tưởng nhớ các vua Hùng tại đền thờ Quốc Tổ. Cò xí phấp phối rợp xung quanh Đền, tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng, hương trầm nghi ngút… trông thật trang nghiêm. Đứng đầu ban tế mặc áo dài màu xanh dương. Trên ban thờ đặt các lễ vật: hoa, mâm ngũ quả, đặc biệt cả bánh dày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm trời tròn, đất vuông của ông cha ngày xưa…

Tiếng trống, tiếng chiêng dồn dập vang lên cùng tiếng nhạc trầm bổng của phường bát âm, ban tế lần lượt dâng hương lên bàn thờ Quốc Tổ. Sau đó vị chủ tế đọc bản chúc văn tưởng nhớ công lao các vua Hùng đã gây dựng nên đất nước. Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đã trở thành một lễ hội lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phản ánh đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.

Đền thờ Hùng Vương ở tỉnh Lâm Đồng

  1. Bảo Lộc Linh Từ (Đền thờ vua Hùng và Trần Hưng Đạo).

Đền được xây dựng năm 1951, tọa lạc tại số 40 đường An Dương Vương, khu phố 4, ấp Mỹ Lộc, phường 2, thành phố Đà Lạt.

Đền gồm có 2 tòa nhà và 6 gian: Tòa nhà ngoài, gian chính giữa là bàn thờ lớn gồm nhiều cấp, phía trên chính giữa là khung hình lớn Quốc Tổ Hùng Vương. Lối bài trí đẹp và thanh nhã. Tòa nhà bên trong ở gian giữa là bàn thờ lớn, thờ các vị tướng của Trần Hưng Đạo là Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản…

lễ dâng hương tại đền hùng

Hàng năm Đền có 2 lễ chính, lễ hội được tiến hành theo tập tục cổ truyền dân tộc:

  • Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
  • Lễ hội giỗ Trần Hưng Đạo vào ngày 10 tháng 8 âm lịch.

Lễ hội kéo dài trong 2 ngày, ngày đầu tiên là lễ Cáo yết (trưóc ngày giỗ), ngày thứ hai là lễ chính – Đại lễ. Trong các ngày lễ ở Đền đều có đại diện sở Văn hóa – Thông tin, Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Lạt, Mặt trận Tổ quốc phường 2 và đông đảo nhân dân thành phố Đà Lạt tham gia lễ hội.

  1. Đền Hùng.

Đền Hùng tọa lạc tại số 93 Ngô Quyền, thành phố Đà Lạt. Đền xây dựng vào năm 1957 – 1958. Chính giữa là điện thờ lớn có nhiều cấp, đặt nhiều linh vị:

  • 18 Đức Hùng Vương chi linh vị.
  • Đức Quốc Tổ Khảo Kinh Dương Vương chi linh vị.
  • Đức Quốc Tổ Tỷ Lang Thượng Ngàn chi linh vị.

Hàng phía dưới có đặt các linh vị:

  • Chư hùng dân tộc chi linh vị.
  • Chư liệt sĩ dân tộc chi linh vị.
  • Chư danh nhân dân tộc chi linh vị.

Phía trước điện thờ đặt một bàn hương án. Đền tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và ngày 23 tháng 10 âm lịch.

Các đền thờ Hùng Vương ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. Đền thờ Hùng Vương.

Đền Hùng Vương tại Thảo cầm Viên (số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận I), đốì diện với Bảo Tàng lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng từ thời Pháp vào những năm sau đại chiến thứ nhất.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đền được đổi tên là Đền Hùng Vương với nội dung thờ chính yếu là các vua Hùng cùng với các bài vị thờ Tổ tiên bách tính và lương thần danh tướng. Bảo tàng lịch sử Việt Nam ỏ thành phố Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ quản lý ngôi đền.

Đền Hùng Vương được xây dựng theo hình tứ trụ, mỗi cạnh có chiều dài khoảng 10 m, trên một nền xi măng cao hơn mặt đất khoảng 4 m. Nền xi măng này được chia làm hai nấc, mỗi nấc có 10 bậc lót đá, tạo thành 3 bậc cầu thang đi lên Đền từ phía chính diện và hai bên trái, phải. Dọc theo hai bên của các cầu thang có đắp đôi rồng chầu bằng xi măng theo mô típ rồng thời Nguyễn, tạo nên nét trang nghiêm cho ngôi Đền. Mái Đền chạm hình rồng và xung quanh là hạc, lân, quy, phượng, cũng thuộc phong cách mỹ thuật triều Nguyễn. Đền được chống đỡ bằng mười hai cây gỗ mật màu đen, có đường kính khoảng 50 phân, tượng trưng cho thập nhị chi (tí, sửu, dần, mão, thin, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi). Đây là loại gỗ quý của Nam Bộ, càng để lâu càng bền chắc. Theo lời kể lại thì những cây gỗ này thoạt tiên có đường kính đến một mét, có số tuổi khoảng 300 năm, đã được bàn tay của những người thợ khéo léo đẽo gọt, trau chuốt để trở thành những cây cột như ngày hôm nay.

Đọc chậm: Đền Voi Phục Thụy Khuê- Đền thờ hoàng tử Linh Lang

hình ảnh các vua hùng

Bên trong Đền có trần bằng gỗ, chạm khắc những hình rồng, dơi, phượng và sơn son thiếp vàng rực rõ. Bốn bên có các bức rèm bằng gỗ được chạm khắc thành các bức tranh khảm với các loại cây tiêu biểu như: mai, lan, cúc, trúc, cùng với các cuối thư chạm hình những vũ khí thời cổ (đao, kiếm,…). Chính diện của ngôi Đền và hai bên tả hữu có những cánh cửa bằng gỗ chạm khắc khá công phu, sơn thiếp rực rỡ. Đặc biệt ngôi Đền còn lưu giữ ba cỗ ngai được đúc bằng kim loại và một chiếc hương án bằng gỗ mật, chạm rồng rất sắc sảo với bốn chân đặt trên lưng bốn con rùa mang những đường nét mỹ thuật dân tộc. Những hiện vật này có niên đại 200 năm.

Dưới bậc thang ở chính diện của Đền là một khoảng sân rộng dùng làm nơi tiến hành nghi thức lễ giỗ Tổ hàng năm. Hai bên sân có hai cây  một thứ hoa màu trắng như cánh bướm do Tổng Thống Philippine là Carlos p. Garcia mang từ Philippine sang tặng và đích thân trồng ở hai bên Đền trong một lần viếng thăm Sài Gòn. Ngoài ra, phía trái Đền có tượng đài hình chữ nhật, trên có một con voi bằng đồng do Quốc Vương Thái Lan là Paraamindr Mahaprajadhipek mang tặng nhân dịp viếng thăm Sài Gòn vào ngày 14 tháng 4 năm 1930.

Đền Hùng Vương được toàn thể nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem là ngôi Đền chính thức ở thành phố thờ các vua Hùng. Do vậy, không những chỉ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm mọi người mới đến đây dự lễ giỗ Tổ, mà quanh năm suốt tháng đồng bào các giới ỏ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ, khi có dịp tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ỏ thành phố Hồ Chí Minh và Thảo cầm Viên, đều không quên ghé qua để thắp cho các vua Hùng những nén nhang thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã dày công lập quốc.

Lễ hội ở đây do Trung Tâm Văn hóa dân tộc (thuộc Sở Văn hóa và Thông tin thành phố) chịu trách nhiệm xây dựng kịch bản và phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Mở đầu chương trình là lễ rước quan khách từ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sang trước sân Đền Hùng Vương, có nhạc lễ và đội múa rồng cung nghinh. Sau phần tuyên bố lý do là bài diễn văn tưởng nhớ đến công lao lập quốc của các vua Hùng do một vị đại diện chính quyền thành phố đọc. Bài diễn văn chấm dứt đến phần nhạc cung nghinh Quốc Tổ gồm đánh trống đồng, đánh đàn đá và đánh các nhạc khí thuộc bộ gõ do ban nhạc Phù Đổng đảm trách. Phần nhạc nghinh Tổ chấm dứt thì các đại biểu và quan khách được mời tiến lên chánh điện để dâng hương chiêm bái Quốc Tổ và lễ tế Tổ tiên liền sau đó, gồm một ban tế nam quan và một ban tế nữ quan, tiến hành theo nghi thức tế lễ cổ truyền Bắc Bộ. Giữa lúc đó ở dưới sân đền, chương trình hội diễn ra một cách tưng bừng, náo nhiệt: múa lân, múa sư tử, múa rồng, thi đấu cờ người, võ thuật, thi đấu vật cổ truyền … Đặc biệt, năm 1991 có tổ chức lễ rước kiệu Quốc Tổ từ Đền Hùng đến Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố (cách Đền gần một cây số) làm lễ và rước trở lại Đền, đã quy tụ số người tham gia đám rước lên đến hàng ngàn người. Có năm, chương trình lễ hội giỗ Tổ còn thêm các tiết mục: múa tứ linh, ca nhạc dân tộc, múa rối, hát hội. Làm tăng thêm sự sinh động và nét phong phú cho lễ hội. Trong các lễ hội giỗ Tổ tại Đền Hùng Vương do Sở Văn hóa và Thông tin thành phố tổ chức, ngoài ra thành phần khách mời thuộc các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp thành phố, còn có đại diện các ban quản trị những đình, đền, miếu lớn trong thành phố cùng thế hệ trẻ sinh viên, học sinh và đông đảo khách vãng lai tham dự.

  1. Khu tưởng niệm các vua Hùng.

Khu tưởng niệm các vua Hùng do ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng, hoàn tất vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm 1992, diện tích khoảng 450m2 nằm trong khuôn viên Công viên Văn hóa được bao quanh bởi các con đường: Nguyễn Du, Cách mạng tháng Tám và Nguyễn Thị Minh Khai, thuộc phường Bến Thành, Quận I.

Nền của toàn Khu tưởng niệm cao hơn mặt đất chừng một mét, có 5 bậc thang đi lên từ phía chính diện và hai bên hông trái, phải. Mặt tiền của Khu tưởng niệm là một cổng tam quan xây dựng khá hoành tráng. Ở chính giữa cổng tam quan được trang trí phù điêu mặt trống đồng và hai bên là phù điêu rồng và chim lạc, bên dưới các phù điêu là dòng chữ “Khu tưởng niệm các vua Hùng”. Trên bốn trụ cổng tam quan, ngoài hai bức phù điêu hộ pháp cầm giáo giữ cửa, còn có ghi cặp câu đối đắp nổi bằng chữ quốc ngữ:

  • Lên cao nhìn rộng nghìn trùng, đồi núi tựa đàn con.

Mở lối đắp nền bốn mặt, non sông quy một mối.

  • Biết mấy tôn công tổ đức, miếu lăng còn, con cháu vẫn còn.

Trải bao gió thuận mưa hòa, mưa gió thế, miếu lăng vẫn thế. Nằm sát mặt thềm, có ba cặp tượng: voi, lân và nghê giả đá, chạm khắc theo những mô típ cổ. Qua khỏi cổng Tam Quan là khu vực sân Đền rộng rãi, với bên trái là “Trụ đá thề” khối vuông, cao chừng nửa thước, đặt trên một cái bệ hình chữ nhật có gắn một tấm biển khắc mấy dòng chữ: “Được Hùng Vương 18 truyền ngôi, An Dương Vương lập một đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh: Xin đời đời giữ non sông bền vững và trông nom miếu vũ họ Hùng, sai thề sẽ bị trăng vùi gió dập” và bên trái là tấm bia khắc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, cũng được đặt trên một bệ cao tương xứng và đối diện với “Trụ đá thề”. Ớ giữa sân là một đỉnh trầm giả đồng, cao khoảng một mét, có trang trí hai quai hình đôi rồng khá sắc sảo.

Xem chi tiết: Đền Trấn Vũ- Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ

sự tích bánh trưng bánh giày

Phía sau đỉnh trầm là bốn bậc thang đi lên đền thờ, hai bên là cặp rồng màu đá cẩm thạch chạm khắc mỹ thuật cùng với cặp rồng bằng cây cảnh uốn nắn công phu. Đền thờ các vua Hùng được xây dựng khá hùng vĩ, gồm hai tầng mái, lợp ngói âm dương, bờ nóc trang trí đôi rồng theo tích “lưỡng long tranh châu”, và các góc mái cong vút với các đầu giao hình mây cuộn, trông rất uy nghiêm. Ó chính giữa hai tầng mái là bờ tường đắp nổi bốn đại tự bằng chữ Hán “Quốc Tổ Hùng Vương”. Bên trong cùng là bức phù điêu mái đồng chạm khắc sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia nhau dắt 50 người con xuống biển và 50 người con lên núi. Phía ngoài phù điêu là hương án thờ các vua Hùng, ngoài các đồ thờ cổ truyền của dân tộc còn có một long vị ghi mấy dòng chữ “Đại đế Hùng Vương Quốc Tổ” cùng một lỗ bộ bằng đồng cao chừng hai tấc. Tiếp nối hương án thờ các vua Hùng là hương án thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Dưới tiền án ngoài cùng của điện thờ, sát mặt đất, là trang thờ Thổ địa và Thần tài, là hai vị thần gần gũi với dân gian Nam Bộ. Bên trái của hương án là một cái giá chiêng và một cái giá chuông được đặt dưới một cái lọng vàng. Trên bờ rào cạnh giá chiêng và giá chuông là một bức phù điêu: mặt trong ghi lại sự tích Hòn Vọng Phu và mặt ngoài ghi lại sự tích Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Còn bên phải của hương án là một giá trống đặt dưới một cái lọng vàng, và bờ rào bên cạnh có bức phù điêu hai mặt ghi lại sự tích Trầu Cau (mặt trong) và sự tích Lạc Long Quân đánh đuổi Ngư Tinh (mặt ngoài). Bên cạnh hai bức phù điêu ở hai bên bờ rào là hai cầu thang đi lên khu tưởng niệm với hai cặp sư tử màu đá chầu hai bên lối đi.

Phía sau Đền thờ là một khoảng sân rộng tận cùng là một bờ tường cao, trên có bức tranh vẽ khung cảnh vùng đất Tổ rất hoành tráng. Dưới góc phải của bờ tường là một cái miếu nhỏ và một cái giếng cạn nhắc lại sự tích Trọng Thủy, Mỵ Châu – là những nhân vật lịch sử sau triều đại Hùng Vương. Khu tưởng niệm các vua Hùng do Công viên Văn hóa thuộc Công ty Công trình Đô thị thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Sau lần khánh thành vào năm 1992, lễ Quốc Tổ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch được tổ chức trọng thể hàng năm.

  1. Đền Hùng Vương.

Trên địa bàn quận I, ngoài hai đền thờ kể trên, còn có một Đền Hùng Vương do nhân dân thành lập vào năm 1970 tại số 212/215 đường Nguyễn Hữu Cảnh thuộc phường Tân Định. Đền này do ông Đoàn Văn Nụ lập tại tự gia, với diện tích thờ cúng khoảng 40m2. Đối tượng thờ chính yếu của Đền này là các vua Hùng. Bên cạnh đó, còn có nhiều đối tượng thờ khác nhau: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Khổng Tử… Hàng năm, tại Đền đều có tổ chức lễ hội với quy mô nhỏ để tưởng niệm các vua Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch.

  1. Đền Quốc Tổ Hùng Vương.

Đền Quốc Tổ Hùng Vương tọa lạc tại số 166/33 đường Đoàn Văn Bơ nối dài, phường 14, quận 4. Đền được xây dựng từ năm 1956 với tên gọi là Tráng Sơn Từ, thờ chủ yếu là Đức Thánh Trần. Kể từ năm 1983, Đền được giao cho hội phụ lão phường trông nom và thay đổi nội dung thờ cúng: Hùng Vương thờ chính giữa, bên trái thờ Trần Hưng Đạo, bên phải thờ Thành Hoàng bản xứ. Từ đó, Đền đổi tên lại là Đền Quốc Tổ Hùng Vương. Đền có quy mô nhỏ, diện tích khoảng 70m2, vách tường, mái tôn. Hàng năm, lễ hội chính của Đền là ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) quy tụ khá đông đảo dân cư trong vùng tham dự. Đền còn có hai ngày lễ phụ khác là 20 tháng 8 và mùng 10 tháng Chạp âm lịch hàng năm để tưởng nhớ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công lớn đánh bại giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIII.

  1. Đền Quốc Tổ Hùng Vương.

Từ năm 1967, một tổ chức đồng hương mang tên là Hội Tương tế Lạc Thiện đã tiến hành xây dựng Đền Quốc Tổ Hùng Vương tại số 22/93, đường Trần Bình Trọng, thuộc phường 1, quận 5. Đền có quy mô nhỏ, diện tích khoảng hơn 50m2, tường gạch, mái lợp tôn. Đối tượng thờ chính của Đền là Hùng Vương Quốc Tổ, ngoài ra còn thờ: Trần Hưng Đạo, Liệt vị tiên hiền, Cửu huyền thất Tổ, Nội ngoại tứ thần, Phật Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát. Quản lý Đền do một Ban quý tế gồm 15 người. Hàng năm, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày lễ chính của Đền để tưởng nhớ công đức khai quốc của các vua Hùng. Ngoài ra đền còn có khá nhiều lễ phụ khác như:

  • Mùng 5 tháng Giêng âm lịch: Tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh.
  • Mùng 8 tháng Giêng âm lịch: Tưởng niệm Kinh Dương Vương khai quốc.
  • Ngày rằm tháng Giêng âm lịch: Lễ Thượng Nguyên.
  • Ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch: Lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng.
  • Ngày rằm tháng 4 âm lịch: Cúng Chiến sĩ trận vong.
  • Ngày 23 tháng 5 âm lịch: Lễ giỗ Trần Hưng Đạo.
  • Ngày 20 tháng 8 âm lịch: Lễ giỗ Lê Lợi.

Các hoành phi, liễn đối ở Đền đều viết bằng chữ quốc ngữ, đáng chú ý có hoành phi “Uống nước nhớ nguồn”, và hai liễn đối: “Bảy mươi triệu đồng bào chung một gốc, Bốn ngàn năm văn hiến vững xây bền” treo ngay trước hương án thờ Đền Quốc Tổ Hùng Vương trong chánh điện của ngôi Đền.

  1. Đền Hùng Vương.

Bà con cư dân gốc ở Vân Đồn, nay thuộc xã Nghĩa An, huyện An Ninh, tỉnh Nam Hà, vào Sài Gòn sinh sống, đã vùng nhau lập một Đền Hùng Vương tại số 261/3, đường Cô Giang, thuộc phường 2, quận Phú Nhuận. Đền có diện tích khoảng 100m2, mái lợp ngói vây cá, vách tường, phía trước có sân rộng. Trong Đền, hương án thờ các vua Hùng nằm ở vị trí tiền điện, gồm có long vị, ngai thờ cùng các đồ thờ cổ kính khác.

Ngoài ra, Đền còn thờ các vị thần, thánh của quê hương Vân Đồn như: Thủy Hải Ô Long Đại Vương Hùng Hải (có sắc phong chính bản đời Quang Trung thứ ba), Chiêu Huy Linh Ưng Đại Vương Đỗ Huy (có sắc phong chính bản đời Thiệu Trị), đây là hai nhân vật lịch sử sống dưối thời các vua Hùng, Mẫu Lê Thị Ngọc Tảo – nhân vật sống dưới thời Lý Bôn, Tứ Phối, Thiên Long Bát Bộ, Chúa Phủ, Ngũ Hổ… Hiện nay, Đền được một Ban trị sự điều hành. Hàng năm, Đền có ngày lễ chính là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ đến công đức khai quốc của các vua Hùng. Ngoài ra, Đền còn có các ngày lễ phụ khác như:

  • Mùng 6 tháng Giêng âm lịch: Lễ hội Yến Lão.
  • Mùng 10 tháng 2 âm lịch: Lễ kỵ Mẫu Lê Thị Ngọc Tảo.
  • Ngày rằm tháng 8 âm lịch: Lễ kỵ Thánh Hùng Hải.

– Mùng 2 tháng Chạp âm lịch: Lễ kỵ Thánh Đỗ Huy.

Đền có một số cặp câu đốỉ, hoành phi bằng Hán tự ca tụng công đức các vua Hùng, cùng những vị thánh, thần phôi tự.

  1. Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng.

Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng tọa lạc tại số 94, đường Nguyễn Thái Sơn, phường 3, quận Gò Vấp. Diện tích toàn thể Tổ đình khoảng 200m2, bao gồm Điện thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ/Điện thờ Hùng Vương, văn phòng ban trị sự, phòng khám và chữa bệnh miễn phí của Việt Y Đao, các nhà phụ và khoảng sân nhỏ. Nguyên Tổ đình trước đây có tên gọi là “Pháp tòa Di Lạc Bửu tự” do một nhóm người có ảnh hưởng của đạo Cao Đài lập nên, thờ Phật, Chúa, Địa Mẫu, Hồng Quân lão tổ, Di Lạc…, và tự nhận là Khai Thiên Huỳnh Đạo. Những người khai sáng đến nay đã quá vãng, lớp người kế thừa đã quyết định chuyển hẳn nội dung thờ cúng chủ yếu tại đây chỉ gồm: Lạc Long Quân, Âu Cơ và Hùng Vương, từ năm 1994 trở lại đây… Hiện nay, Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng có ba ngày lễ chính trong năm: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ Lạc Long Quân vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch và ngày giỗ Mẫu Âu Cơ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, quy tụ khá đông đảo các tầng lớp nhân dân đến dự.

  1. Miếu Hùng Vương.

Miếu Đức Tổ Hùng Vương tọa lạc tại ấp Gót Chàng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Nguyên trước đây khá lâu, bên bò con SUÔI từ ấp Gót Chàng chảy ra cầu Rạch Sơn, cư dân tại đây đã phát hiện một tảng đá có in rõ gót chân một

chàng trai. Nhiều sự việc linh ứng đã xảy ra chung quanh tảng đá có dấu gót chân chàng trai đã khiến cho dân dựng lên một cái miếu nhỏ bên dòng suối để thờ phụng, gọi là Miếu Gót Chàng. Tên gọi vùng đất này là Gót Chàng cũng có bắt đầu từ đó. Tuy nhiên, trải qua bao năm tháng, Miếu Gót Chàng đã phải dời đổi vị trí đôi lần và bị phá hủy hoàn toàn do đạn bom của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến cuối năm 1994, tại ấp Gót Chàng không có điều kiện về thời gian và địa điểm để tập hợp toàn thể những thành viên trong ấp, nhưng những ngày lễ hội định kỳ hàng năm vẫn thường được tổ chức. Các cụ bô lão đã bàn bạc thành lập lại ngôi Miếu Gót Chàng để phục hồi lại truyền thống đoàn kết của các thành viên trong ấp. Tuy nhiên, các cụ kỳ lão cũng thấy rằng chỉ tập trung dân cư của ấp Gót Chàng vẫn chưa đủ, mà phải làm sao thông qua ngôi miếu được dựng lại sẽ tập trung được trước mắt toàn thể nhân dân trong xã An Nhơn Tây và lâu dài là mọi người Việt Nam có điều kiện đến được.

Cuối cùng, các kỳ lão của ấp Gót Chàng, mà đứng đầu là cụ Nguyễn Văn Mộc (hiện tuổi đã trên dưới 80, là đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 1930, từng lãnh đạo 4, 5 xã của huyện Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Pháp), đã quyết định xây dựng một ngôi miếu thờ các vua Hùng tại ấp Gót Chàng năm xưa. Miếu Đức Tổ Hùng Vương, ngoài đối tượng thờ chủ yếu là các vua Hùng, còn thờ những anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn. Ngôi miếu đã hoàn thành vào đầu năm 1995 và lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch năm 1995 là lễ hội tổ chức đầu tiên tại miếu, quy tụ khá đông đảo bà con cư dân An Nhơn Tây đến tham dự. Ngôi miếu có quy mô nhỏ, mỗi cạnh nửa mét, đặt trên một trụ bê tông cao khoảng một mét, giữa khoảng sân tráng xi măng rộng khoảng 20m2 với bốn trụ giới hạn ỏ bốn góc. Trên vách bên trong miếu có bốn chữ: “Đức Tổ Hùng Vương”, bên ngoài cửa miếu là đôi câu đối:

Quốc thù nhân dân đồng khả báo Quốc thái tử từ tôn cộng năng thừa.

Tạm dịch:

Thù nước nhân dân cùng nhau trả Nước yên con cháu kế thừa chung.

Dưới chân trụ chống đỡ miếu là nơi thờ những anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, có lư hương không lúc nào nguôi nhang khói.

Những cơ sở tín ngưỡng dân gian khác ỏ thành phố Hồ Chí Minh đã phối tự các vua Hùng đồng thời có tổ chức lễ giỗ Tổ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

– Trên địa bàn quận 1, Đền Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, tuy không có hương án thờ các vua Hùng, nhưng từ khoảng năm 1958 liên tục đến ngày nay, năm nào vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, Đền đều tổ chức lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, với các hình thức tế lễ cổ truyền Bắc Bộ gồm cả tế nam quan lẫn tế nữ quan, để tưởng nhớ đến công ơn khai quốc của các bậc tiền nhân. Trong dịp lễ hội này, một hương án mối được thiết lập, trên có bày long vị “Hùng Vương Quốc Tổ” cùng các đồ thờ phụng trang trọng. Lễ hội giỗ Tổ diễn ra tại đền Trần Hưng Đạo năm nào cũng long trọng, tiến hành đúng theo các nghi thức cổ truyền thống.

  • Tại quận 4, có hai đền là Đền cửu Tinh (số 96/24 đường Tôn Đản, phường 10 – xây dựng từ năm 1939) và Đền Trần Hưng Đạo (số 189/1, đường Tôn Đản, phường 15 – xây dựng năm 1966) hàng năm đều có tổ chức lễ tế Quốc Tổ Hùng Vương theo nghi thức tế lễ cổ truyền Bắc Bộ nam quan, nữ quan và có tượng thờ ở hương án riêng biệt.
  • Quận 10 có một ngôi miếu nhỏ trong hẻm 384, đường Lý Thái Tổ, thuộc phường 10, tên là Tử Quang Phủ (hay còn gọi là miếu Bà Nam Phương), phối tự các vua Hùng và hàng năm đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch đều có tổ chức lễ tế khá trang trọng.
  • Riêng phạm vi quận 11 tuy không có một ngôi miếu thờ hay một đền thờ nào thờ chính hay phôi tự các vua Hùng, nhưng hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (kể từ năm 1990 trỏ lại đây), đều có tổ chức long trọng lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại quận 11 được Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với công ty Dịch vụ Du lịch Phú Thọ tổ chức trong khuôn viên Khu du lịch Đầm Sen, số 2 đường Hòa Bình, quận 11. Lễ giỗ quy tụ hàng ngàn võ sư, huấn luyện viên, vận động viên và học viên của gần 40 võ phái trực thuộc Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh về tham dự nghi lễ tế Tổ và các sinh hoạt hội hè như: cắm trại, hội diễn, thi đấu, kéo co, kéo dây, đá gà, phóng lao…
  • Ở quận Phú Nhuận, có đền Thần Quang (tức Thần Quang Điện, xây dựng từ năm 1945) ộ sô 5, đường Phan Đình Phùng, thuộc phường 5, đã đổi lại tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 và hàng năm đều có tổ chức lễ tế Tổ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Ngoài ra, tại đình Hòa Thạnh, số 378, hương lộ 14,

thuộc phường 19, quận Tân Bình, cũng có thờ các vua Hùng ở vị trí khá trang trọng: phía trên hương án thờ Linh Thần. Hàng năm đình Hòa Thạnh đều có tổ chức lễ giỗ Tổ với nghi thức tế lễ cổ truyền Nam Bộ khá long trọng (lễ sinh, đào thái, chánh tế, bồi tê) cùng cả lễ vật có gốc tích từ thời các vua Hùng như: bánh chưng, bánh dày, trầu cau, dưa hấu…

Tóm lại, các đền miếu thờ Hùng Vương ở Nam Bộ tuy được xây dựng hơi muộn do vùng đất này mới khai phá và do chiến tranh nhưng các đền miếu và lễ hội tưởng niệm các vua Hùng đã thể hiện tấm lòng của đồng bào ta luôn luôn nhớ đến công đức dựng nước của các vua Hùng.

 

 

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *