“Cờn” là tiếng địa phương đọc chệch chữ Hương cần (tên làng) và làng Hải (tên chỉ vào biển Việt Nam), ở Nghệ Tĩnh có câu thành ngữ: “Đền Cờn, đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng) để chỉ vào bốn ngôi đền lớn nhất.”
Đền Cờn ở đâu
Đền xưa thuộc làng Hương cầu (về sau là làng Phương Cầu) tổng Hoàng Mai. Nay thuộc xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đền được khởi lập vào cuối thế kỷ XIII, xây dựng gạch, ngói ở thời Trần, phát triển lên quy mô lớn ở thời Lê, tu sửa nhở nhiều lần ở thời Nguyễn.
Nhân vật chính được thờ tại đền là ba mẹ con Hoàng hậu nước Nam Tống và người thị nữ. Việc thờ phụng bốn vị nữ thần này xuất phát từ một sự kiện lịch sử đã xảy ra vào năm 1279. Chuyện xưa kể lại rằng: Năm đó giặc Nguyên Mông tràn sang, đánh chiếm Nam Tống. Nhà nước Nam Tông tan tác. Vua Tống là Triệu Bính phải đem gia quyến và bề tôi lên thuyền chạy ra biển trốn, nhưng vẫn bị giặc đuổi theo, truy bức ráo riết. Lúc đã ở vào thế sức cùng, lực tận, Đế Bính cùng tả thừa tướng Lục Tú Phù ôm nhau nhảy xuống biển tự tử, đoàn thuyền của triều Tống, dưới sự chỉ huy của tướng Khương Thế Kiệt, tiếp tục chạy trốn, nhưng sau đó gặp bão bị đắm.
Vì vậy, mấy tháng sau, ba mẹ con lại trở nên béo tốt, đặc biệt là phu nhân, nhan sắc trở nên tuyệt đẹp, khiến sư ông cũng động lòng muốn tư thống nhưng bị phu nhân cự tuyệt. Xấu hổ quá, sự ông bèn gieo mình xuống biển tự tử. Hoàng hậu than rằng: “Chúng ta nhờ sư mà được cứu sống, nay vì chúng ta mà sư phải chết, sao nỡ yên tâm”. Nói xong cả ba mẹ con cùng lao xuống biển chết. Xác vị sư trôi dạt vào hòn Ói, ở làng Phú lương (Nay thuộc xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) được dân địa phương vớt lên chôn cất lập miếu Quy Lĩnh thờ phụng, còn xác ba mẹ con Hoàng hậu trôi dạt vào Cửa Còn, được dân làng Hương Cần vớt lên chôn cất, lập miếu cồn.
Đền cuối thời Trần, dân làng Hương Cần đã đến đền Quy Lĩnh rước bài vị của vị sư về hợp tế tại đền Cờn và tục chạy ói cũng được bắt đầu từ đó.
Sang thời Lê, do quan niệm Nho giáo “Nam nữ bất đồng cung”, dân làng Hương cần dựng thêm đền Cờn ngoài để thờ “tứ vị”: Đế Bính, hai vị tướng và vị sư, còn đền Cờn trong thờ ba mẹ con Hoàng hậu và người nhũ mẫu. Tên gọi đền “Tứ vị Thánh nương” có từ đó (Đền Còn ngoài nằm trên núi, sát biển, nay chỉ còn phế tích).
Ngoài thờ bốn vị nữ thần, trước đây đền Cờn còn thờ hai vật thiêng khác là khúc gỗ và vở hạt lúa – một hình thức tôn giao sơ khai của cư dân chài lưới và trồng trọt.
Từ xưa đền Cờn đã nổi tiếng vì sự linh nghiệm và lại càng nổi tiếng hơn, bởi hai lần ghé thăm và làm thơ đề vịnh tại đền của hai vị vua – hai bậc minh quân của hai
triều đại Trần, Lê trên đường Nam chinh dẹp giặc. Chuyện xưa kể rằng: Vào năm 1312, vua Trần Anh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành ở phía Nam Đại Việt, đoàn chiến thuyền của nhà vua neo nghỉ lại ở cửa Còn, đêm đó nhà vua mộng thấy một người đàn bà đến thưa: ‘Thiếp là cung phi nhà Triệu Tông, vì giặc bức bách, lênh đênh sóng gió, trôi dạt đến đây, được thượng đế phong làm thần Biển đã lâu, nay xin góp công cùng nhà vua đánh giặc”. Tỉnh dậy, hỏi rõ sự tình, nhà vua sai người sắm lễ rồi vào miếu Còn bái lễ. Quả nhiên, đoàn chiến thuyền của nhà vua ra đi sóng yên biển lặng, giành thắng lợi lớn trở về. Trong lễ mừng công, nhà vua đã sức phong cho miếu Còn là “Quốc gia Nam hải đại càn thánh nương” và xếp đền Cờn vào hàng quốc tế, đồng thời cho lợp ngói, xây dựng đền rộng, lớn hơn. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông cũng đến Chiêm Thành qua cửa Còn và gặp nhiều linh ứng. Vua ban phẩm vật, cho đúc chuông, tạc tượng, xây dựng đền qui mô hơn.
Có thể bạn quan tâm: Lịch sử ra đời Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa
Lễ hội đền Cờn xưa thường diễn ra trong một tháng: từ 15 tháng giêng đến 15 tháng hai. Đại thể như sau:
Ngày 15 tháng giêng phát tích
Ngày 16 tháng giêng: 4 giáp rước Thánh lên chùa
Ngày 17 tháng giêng: 4 giáp rước Thánh về đình, ở lại đình 3 ngày 2 đêm.
Ngày 20 tháng giêng: 4 giáp rước Thánh trở về đền
Ngày 21 đến 25 tháng giêng: chạy ói (Dân làng Hương Cần rước đồ tế khí ở đền Cờn đến đền Quy Lĩnh, đợi dân làng Phú Lương ra, rồi hai bên xô xát nhau qua đồ tế khí miệng hô: “Xô bè là ông về với bà”. Sau đó rước về đền Cờn ngay, vừa đi vừa chạy. Thành phần của đám rước gồm có 4 ngai, 8 tàu, 8 quạt… Và phải khởi hành vào lúc nửa đêm. Sáng ra lại đi thêm 2 voi, 2 ngựa. Cùng đi theo đám rước có 4 ông đứng đầu 4 giáp và cụ thủ chỉ của đền. sở dĩ chạy ói phải tiến hành vào lúc nửa đêm là vì đầu trống canh 5 là lúc Thánh hiển hóa. Trong lễ chạy ói này, làng Phú Lương phải làm lễ khất lưu, làng Hương cần phải lễ Phụng Nghinh.
Ngày 6 tháng hai: Tế lớn (5 trâu, 5 lợn).
Mỗi năm 1 giáp cử 2 người lo việc tế lễ.
Ngày 7 tháng hai: Tế bánh.
Mỗi năm 1 suất đinh phải cúng 4 chiếc bánh.
Việc lễ bái ở đền Cờn xưa cũng được qui định khá cụ thể nghiêm ngặt, thể hiện qua một số văn bản còn lại ở đền sau đây:
- Bản “Càn miếu thôn quan viên các chức đẳng” (Báo cho quan viên các chức thôn Càn miếu):
– … Lễ sóc vọng, ngày xuân thu tế tư, các quan viên vào tiến thì phải nghiêm chỉnh, lễ rồi mới được ra ngồi. Tên nào mặc áo ngắn mà ra vào là thất lễ, phải phạt 5 quan tiền cổ.
-… Ăn uống phải sang 2 nhà tả, hữu. Tên nào xắn tay áo quần tụ ăn uống ở trung điện và nhà ca vũ phải phạt 10 quan tiền cổ.
Đến ngày múa hát, 4 ông phải thay nhau chầu chực đàn hương, múa phải nghiêm chỉnh, trọng thể, ai đường đột không phải nhiệm vụ mà vào phải phạt 10 quan tiên cô.
- |y y
Ngày múa hát thì nhà bên tả quan viên nhiêu nam thủ từ, nhà bên hữu thì quan lễ sinh giám định. Ai mà chạy qua chạy lại thì phạt 6 quan tiền cổ.
-… Quan quân yết tế và phường vạn tạ lễ, các quan viên chức sắc cũng phải áo mũ nghiêm chỉnh mới được vào lễ. Ai mà ăn uống, mặc áo ngắn ra vào điện đường đột phải phạt 3 quan tiền cổ.
-… Ngày sóc vọng quan viên các chức phải trai giới, áo quần nghiêm chỉnh, không thế thì phạt 6 quan tiền cổ.
-… Ngày thường quan viên các chức phải mặc áo dài đen mới được vào nhà hát múa. Ai đường đột ra vào phải phạt 6 quan tiền cổ.
-… Ngày thường nhân dân đến yết lễ, đã có người ứng lễ tiếp. Không có việc gì, người ứng lễ vào đền phải phạt 6 quan tiền cổ.
-… Ngày thường người canh phải tề chỉnh khăn áo đàn hương. Ai mặc áo ngắn vào đền phải phạt 3 quan.
(CảnhThịnh năm thứ 6, ngày 3 tháng 1 (1798)).
Thôn Đông Hồi chịu 7 tầm 3 thước 0 tấc Thôn Hữu Lê chịu 6 tầm 4 thước 5 tấc Thôn Đông Lỳ chịu 5 tầm 0 thước 0 tấc Thôn Vĩnh Lộc chịu 4 tầm 3 thước 1 tấc Thôn Hải Đà chịu 3 tầm 2 thước 7 tấc
(Gia Long năm thứ 13 ngày 12 tháng 5 (1814))
- Một số lệnh chỉ (lược dịch)
- Lệnh chỉ của vua Lê Hiển Tông ban vào cảnh Hưng năm thứ 11 ngày 8 tháng 2 (1750).
Nội dung: Sức cho đạo Nghệ An phải đánh dẹp khi có giặc vào cướp phá đền.
- Lệnh chỉ của vua Lê Hiển Tông ban năm Cảnh Hưng thứ 20 ngày 16 tháng 7 (1759).
Nội dung: Sức cho quan huyện Quỳnh Lưu, dân nuôi được con trâu bò nào béo thì phải dành cho tế lễ.
- Lệnh chỉ của vua Lê Dụ Tông ban vào Vĩnh Thịnh năm thứ 11 ngày 3 tháng 9 (1715) và vua Lê Huy Tông ban vào năm Chính Hòa thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 1684).
Nội dung: Nói về việc dân địa phương vì cúng lễ, coi đền, được miễn đi lính và thuế má lao dịch.
Xưa kia, đền Cờn được liệt vào bậc nhất trong số các đển đài ở xứ Nghệ “Nhất Còn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng” không chỉ vì đó là nơi:
Phủ tía lầu vàng
Cửa đền chín bậc khắp Nghệ An đều tày.
Như dân gian đã ngợi ca, mà một phần cũng còn bởi những đồ tế khí tuyệt xảo tại đó. Ví dụ một đôi ngựa đá ở đó được chạm khắc với một nghệ thuật tài hoa, đến nỗi người ta dựng lên một huyền thoại cho rằng đôi ngựa đó là do thợ đá của thủy cung mang đến.
Theo lời kể của các cụ già cao tuổi ở địa phương thì xưa đền Cờn có 5 tòa chính và 7 tòa ở 2 bên tả, hữu; Tất cả đều lợp ngói, thưng ván, chạm trổ đẹp, trong đó nhà ca vũ là kiến trúc đẹp nhất. Ngoại thất đền cũng được xây cất rất công phu, đẹp đẽ: Có bến đền, nghi môn, hòn non bộ, bia đá, tượng đá…
Nhiều bậc danh nho, nghe tiếng cũng đã ghi thăm viếng cảnh đền và làm thơ đề tặng: Ví dụ:
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với câu đối.
“Đại tống cơ đồ thiên cổ hận Nam thiên vũ trụ tứ thời xuân”.
Dịch là:
“Cơ đồ nước Tống muốn đời hận Bờ cõi trời Nam bốn tiết xuân”.
Đại thi hào Nguyễn Du với bài “Vọng giá Làn Hải từ”
“Mang mang hải thủy tiếp thiên xu An ước cổ từ xuất tiểu chu Cổ mộc hàn liên Phú chữ mộ Tình yêu thanh dẫn hải môn thu Kài thiên tướng tướng đan tâm tận Phủ địa Quỳnh Mai khôi nhục vô
Tiểu nhĩ minh phi trường xuất tái Tỳ bà bôi tửu khuyến thiền vu”.
Dịch:
“Mặt biển mênh mang biển lẫn trời Ngôi đền thấp thoáng bãi ngoài khơi Bến Phú chiều tối cây man mác Cửa biền thu dần khói tả tơi Khanh tướng uổng bao lòng tiết nghĩa Quỳnh Mai vùi khối thịt mồ côi Nực cười cho minh Phí nhé Rượu thuốc, đàn ngâm nịnh chúa hời”.
(Phạm Khắc Khoan và Lê Thước dịch)
Do chiến tranh, thiên tai tàn phá, hiện nay đền Cờn chỉ còn lại 2 tòa:
Bái đường và Ca vũ (năm 1978, nhà ca vũ đã bị bão làm sập đổ, nay mói được phục hồi lại). Mặc dù di tích không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều mảnh chạm đẹp, tinh tế, sinh động. Ví dụ các mảnh chạm “rồng ngậm ngọc” trên các đầu dữ; “cá vượt vũ môn”, “cá hóa rồng”, “tứ linh”, “tứ quý” trên các kẻ; “phượng ngậm thư”, “lưỡng long triều nguyệt” trên các quá giang…Tại đền cũng còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị lịch sử. Nghệ thuật lớn như bia đá dựng năm 1665, chuông đồng đúc năm 1740, sắc đời cảnh Hưng năm thứ 44 (1763), sắc đời Chiêu Thống năm thứ 11 (1797), sắc đời cảnh Thịnh năm thứ 9 (1801), kiệu rồng, tượng nữ thần… Đặc biệt là tại đây còn lưu giữ được một số lượng hiện vật đá khá lớn.
Bao gồm 68 hiện vật đá các loại trong đó có 28 pho tượng người và các con giông. Các pho tượng ở đây chủ yếu được tạo tác từ thời Lê.
Năm 1993 đền Cờn đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử, cũng vào dịp lễ hội đền Cờn được phục hồi. Vào kỳ lễ hội, từ tháng giêng, hai, du khách trong Nam ngoài Bắc đã đổ về đền Cờn lễ bái tấp nập.
Càn miếu mật ly ba
(Bản ba rào dậu miếu Càn).
… Lập lời rào kín ỏ trong đền bốn phía xung quanh trước đã thành tục nhưng lâu năm bỏ mất, có vài chỗ hỏng không ai coi. Vậy xã dân phải hội họp chia nhau làm, rào dậu cho kín đáo, thôn nào không nghe thì phải phạt kẹ:
-… Thôn Càn miếu chịu 24 tầm 1 thước 2 tấc
-… Thôn Hữu Lập chịu 14 tầm 4 thước 9 tấc