Home / Di tích / Chùa / Chùa Viên Minh “người bạn đồng hành” ấm áp trong buổi chiều tà

Chùa Viên Minh “người bạn đồng hành” ấm áp trong buổi chiều tà

Chùa Viên Minh (Chùa Giáng) cách thành phố Hà Nội khoảng 49.3km, là nơi ghi dấu lịch sử những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân ta. Ngôi chùa mang vẻ đẹp kiến trúc thuần cổ, dù đã được trùng tu nhiều lần.

1. Chùa Viên Minh ở đâu

Chùa Viên Minh hiện nằm ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Tp.Hà Nội.

Chùa Viên Minh ở đâu

2. Đường đi đến chùa Viên Minh

  • Cách đi đến chùa Viên Minh bằng ô tô

Chùa Viên Minh, để đến với ngôi chùa, bạn có thể thuê dịch vụ xe ô tô hoặc xe bus

Ngôi chùa cách ủy ban nhân dân Xã Quang Lãng khoảng 1.4km, cách ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên khoảng 11.9km.

Gợi ý tuyến xe bus: Bến xe Mỹ Đình – bến xe Tế Tiêu. Giá vé: 20.000 đồng/ lượt ( tùy trạm dừng).

Lưu ý:

Nhớ quản lý hành trang cá nhân cẩn thận và hỏi kỹ tuyến đi khi bắt xe bus cùng trạm dừng.

Gần chùa Viên Minh không có trạm dừng, nên khi đến trạm gần nhất ( cự ly cách chùa không xa), bạn có thể gọi xe thồ và hỏi kỹ giá.

Cách đi đến chùa Viên Minh

  • Cách đi đến chùa Viên Minh bằng xe máy

Nếu bạn đi đến chùa Viên Minh bằng xe máy, tự mình trải nghiệm thì theo gợi ý sau.

Định vị google map đến ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, sau đó bạn có thể đi tiếp theo 2 cách:

Cách 1: Đi về hướng QL1A, sau đó vào đường DT428, tiếp tục rẽ trái tại Mom Baby Home và rẽ trái tại nhà hàng Tuấn Thủy. Bạn rẽ phải tại Chè Thương và điểm đến nằm bên phải.

Cách 2: Hướng về QL1A, rồi rẽ phải vào đê sông Hồng, rẽ trái tại Chè Thương và điểm đến bên phải.

Lưu ý: Kiểm tra hành trang trước khi xuất phát, chú ý an toàn cho bản thân khi di chuyển.

💝💝💝 CHI TIẾT: Lịch sử hình thành chùa Huệ Quang

3. Lịch sử hình thành chùa Viên Minh

Trước năm 1900: Chùa Quang Lãng được xây dựng ở bờ sông Hồng.

Năm 1990: Ngôi chùa được di chuyển đến vị trí hiện nay. Vị trụ trì là pháp sư Thích Nguyên Uẩn. ( Có công đức trợ giúp từ nhân dân hai xã: Quang Lãng và Mai xá).

Lịch sử hình thành chùa Viên Minh

Sau khi hoàn tất phần nào ngôi chùa, cuộc thành lập đạo tràng được diễn ra và khóa học tu Phật Giáo, lấy tên chùa là chùa Viên Minh.

💠💠💠 NÊN XEM: Kiến trúc chùa Đại Giác

4. Kiến trúc chùa Viên Minh

Chùa Viên Minh là bị ảnh hưởng, tàn phá nặng trong kháng chiến của quân và dân ta.

Ngôi chùa được tiến hành trùng tu, kiến thiết nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc vốn có của chùa như kiến trúc cổ và nét đẹp theo hướng bình dị, êm ả của làng quê.

Nét nổi bật trong kiến trúc của ngôi chùa, được thể hiện qua một số kết cấu sau.

  • Cổng Tam Quan chùa Viên Minh

Cổng Tam Quan của ngôi chùa được xây dựng theo kiểu cổ lầu, có mái đỏ xếp tầng, có chạm rồng ở bốn góc.

Nếu xem cửa chính là một tòa nhà thì gồm 1 trệt 2 lầu, có tượng điêu khắc Phật.

Kiến trúc chùa Viên Minh

Sau cổng Tam Quan là hồ nước, đi vào khu vực chính phải qua một cây cầu nối dài. ( Mỗi bên tả – hữu, có tượng Phật Bà đang đứng trên đài sen ở trung tâm).

  • Tòa tháp cổ trong chùa Viên Minh

Trước chánh điện là tòa tháp cao 9 tầng, với màu chủ đạo là màu trắng, các góc có chạm hoa văn cổ hình rồng và các họa tiết thiên nhiên.

  • Chánh điện chùa Viên Minh

Chùa Viên Minh có chánh điện là một gian nhà lớn, đại sảnh lớn. Mái ngối màu rêu đỏ nhạt. Nơi thờ các vị Phật và thần tăng.

  • Khuôn viên ngôi chùa Viên Minh

Khuôn viên chùa nổi bật với gam màu xanh làm chủ đạo, vì ở đây có nhiều cây cối.

Khuôn viên ngôi chùa Viên Minh

Các pho tượng đúc lớn màu xám. Ngoài tòa bảo tháp lớn, trước khu vực gần hồ nước thì bên tả và hữu đối xứng với nhau mỗi bên 3 tòa tháp ( kích thước nhỏ hơn).

Khuôn viên có gian nhà ba gian, với nhiều trụ cột, nơi đàm đạo và thuyết pháp của các sư.

Có khu vực trồng rau củ quả, cung cấp sinh hoạt trong chùa và những lần từ thiện về lương thực cho bà con.

Chùa Viên Minh là ngôi chùa có hình thái kết cấu các khu vực, theo chữ “Nhất’.

Đó là hình ảnh, một đường thẳng nối dài từ cổng, đi qua cầu đến tháp lớn, nối đến các gian nhà ( điểm dừng là tòa nhà cao tầng lớn).

🎆🎆🎆 HƯỚNG DẪN: Cách đi đến chùa Bửu Long Quận 9

5. Những lưu ý khi đi lễ chùa Viên Minh

Khi đi lễ chùa Viên Minh cần nắm vài lưu ý sau.

  • Tác phong ăn mặc nghiêm trang hoặc đơn giản, gọn gàng ( tránh thời trang cầu kỳ, hở bạo,..).
  • Ngôn từ sử dụng, hành vi ứng xử cần giữ đúng mực ( tránh nói lời bất kính trên đất Phật).

vườn ray chùa Viên Minh

  • Lúc dâng lễ thì chỉ dâng lễ hoa quả, trái cây ( không được dùng đồ mặn).
  • Nhớ để chế độ điện thoại về yên lặng, không làm gián đoạn khi thắp hương, nói chuyện với sư.
  •  Nói không với buôn bán, trục lợi nơi thiền tọa cửa Phật.

Chùa Viên Minh nằm trong khuôn viên rộng với nhiều cây cối, bình yên giữa làng quê, tựa như “một vị thánh nhân” đang tọa thiền, làm bao người cung kính nhưng không e dè sợ hãi mà chân thật, gần gũi.

Hiên nay, ngôi chùa sở hữu quy mô rộng, thoáng, với nhiều công trình đã được bổ sung thêm qua các đợt trùng tu.

Cảm ơn bạn đã đọc. Mộc mạc, đơn sơ mà thấm đượm thâm tình!

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *