Du lịch tâm linh, một trong những chuyến du lịch vô cùng ý nghĩa. Du khách vừa có thể khám phá khung cảnh thiên nhiên trong lành vừa hành hương khấn phật cầu phúc cho gia đình. Đến với thành phố Hồ Chí Minh, du khách sẽ được tham quan rất nhiều địa danh đẹp nhưng cũng đừng bỏ qua các địa điểm tâm linh. Một trong số những ngôi chùa không thể bỏ qua tại vùng đất Sài Thành – Đó chính là chùa Viên Giác.
Nội dung bài viết
1. Chùa Viên Giác ở đâu?
Chùa Viên Giác nằm ở 193 Bùi Thị Xuân, P1, Q.Tân Bình, Tp Hcm. Nơi đây được coi là trung tâm của quận Tân Bình.
Mặc cho những ồn ào của chốn phồn hoa đô thị, chùa Viên Giác vẫn giữ được dáng vẻ trầm mặc cùng sự yên tĩnh và thiêng liêng vốn có.
Chùa được thành lập vào năm 1955 do hòa thượng Thích Hồng Tịnh khai sáng.
Chùa Viên Giác nằm ở vị trí vô cùng đắc địa và thuận lợi về giao thông. Cũng như tìm đường cho các du khách cũng như những phật tử muốn đến chùa hành hương lễ phật, cầu phúc.
2. Cách đi đến chùa viên Giác Tân Bình
Di chuyển đến chùa, du khách có thể đi bằng các phương tiện giao thông cá nhân như ô tô và xe máy.
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể di chuyển bằng các tuyến xe bus của thành phố để di chuyển đến chùa: tuyến bus số 29, tuyến 33 và tuyến số 42.
Có những điểm lưu ý với du khách để tránh nhầm lẫn: Ngoài chùa Viên Giác được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh còn có một ngôi chùa Viên Giác khác tại Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh đó, ngay tại Sài Gòn còn có một ngôi chùa khác tên là chùa Giác Viên đặt tại quận 11. Đây chính là những điểm khiến rất nhiều du khách nhầm lẫn.
??? XEM THÊM: Kiến trúc tại chùa Trấn Quốc
3. Lịch sử chùa Viên Giác quận Tân Bình
Chùa Viên Giác từ thuở sơ khai chỉ là một cái am nhỏ được hòa thượng Thích Hồng Tịnh (người khai sáng ra chùa) tạo nên để làm nơi tu hành của ngài vào năm 1955.
Sau này, chùa ngày càng phát triển về mặt tín ngưỡng, ngài đã cho cho xây dựng chùa với quy mô lớn hơn để phục vụ mục đích tín ngưỡng.
Cũng từ đây, chùa được đổi tên thành chùa Viên Giác và được sử dụng đến tận ngày hôm nay.
Tên của chùa mang ý nghĩa là sự tự giác của mỗi con người, nếu như tự giác làm việc thì sẽ tạo ra được hạnh phúc viên mãn.
Sau khi trụ trì đầu tiên mất đi, mãi đến năm 1976 mới có vị trụ trì mới để điều hành mọi việc tại chùa là thượng tọa Thích Minh Phát.
Từ đó đến nay, chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì và trải qua nhiều lần tu sửa.
Tuy chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa xong để có được diện mạo như ngày hôm nay.
Vào năm Tân Tỵ chùa được trùng tu một cách cẩn thận, kỹ lưỡng mở rộng quy mô để tăng quy mô của chùa.
Trong quá trình cải tạo, chùa đã phải trải qua rất nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết, hơn 1 năm mới có thể hoàn thành chùa cùng điệm Tam Bảo.
??? ĐỌC NGAY: Đường đi đến chùa Vạn Đức
4. Kiến trúc chùa Viên Giác quận Tân Bình
Vị trí của chùa Viên Giác tọa lạc tại trung tâm thành phố nên không có quá nhiều không gian trống. Phía trước của chùa là đường quốc lộ.
-
Cổng tam quan chùa Viên Giác
Cổng chùa được xây bằng gạch chát xi măng và sơn màu vàng giống như những ngôi chùa khác tại Việt Nam.
Đi từ cổng tam quan đi vào khoảng sân nhỏ của chùa, du khách sẽ ấn tượng bởi kiến trúc của chùa.
Hình ảnh những chiếc mái vòm cong cong cùng với mái ngói đỏ rêu phong vô cùng ấn tượng.
Nhất là vào những buổi sáng bình minh, khi ánh nắng vàng chiếu xuống mái ngói tựa như những chiếc mái đang tỏa sáng lung linh.
Không chỉ như thế, kiến trúc mái vòm cong cong còn tạo nên sự uyển chuyển, đúng theo phong cách đền chùa của Việt Nam.
Mặc dù, hầu hết các điện thờ đều được xây mới nhưng vẫn toát lên được dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm chốn đình chùa.
♻️♻️♻️ PHẢI XEM: Lịch sử hình thành chùa Cổ Am
-
Phật điện chùa Viên Giác
Đi qua phần sân chùa được lát bằng gạch đỏ, du khách bước lên vài bậc thang để đến được với Phật điện.
Tại đây, du khách có thể hành hương và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng Đức Di Lặc với nét mặt hiền hậu cùng với nụ cười ấm áp.
Chỉ cần chiêm ngưỡng thôi, trong lòng cũng cảm thấy thanh tịnh hơn rất nhiều. Đi tiếp vào bên trong là nơi thờ tụng tượng Thập Nhị Thời Trần.
Ngài là thần chủ của 12 con giáp (đây cũng chính là 12 vị thần trong truyền thuyết Đại Dược Xoa Tướng).
Có lẽ ấn tượng nhất với du khách chính là bức Điện Phật được khắc rất tinh xảo.
Khi nhìn vào, du khách sẽ nhìn thấy không chỉ một vị Phật mà hóa thành 7 vị phật pháp, lúc ẩn lúc hiện trông vô cùng lung linh huyền ảo.
Ngoài ra, ở 2 bên của Điện Phật còn có những pho tượng Thập Bát La Hán. Mỗi một pho tượng sẽ biểu trưng cho 1 ý nghĩa tâm linh khác nhau.
-
Tiếp Dẫn điện ở chùa Viên Giác Tân Bình
Đi ra phía đằng sau cả Phật điện là Tiếp Dẫn điện. Nơi đây là nơi thờ tượng Đức Phật A Di Đà, xung quanh là những linh vị trông vô cùng trang nghiêm.
Ngoài 2 phần điện chính chùa Viên Giác còn có các khu giảng đường (chuyên dùng để giảng đạo và là nơi giao lưu văn hóa tín ngưỡng).
Bên cạnh những khu thờ chính còn có khu Khai Sơn đường và Ngũ Quán đường, cùng với những gác vọng dùng để thờ bồ tát Địa Tạng và bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn.
??? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ: Chùa Vạn Phật Quận 5
-
Tháp Đẳng Quan tại chùa Viên Giác
Du khách đến với chùa Viên Giác sau khi thắp hương tại các khu bảo điện đừng quên đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp Đẳng Quan nằm ở hướng Tây Bắc của chùa.
Kiến trúc tòa bảo tháp với kết cấu 3 tầng với chiều cao là 21m, phần mái được làm hoàn toàn bằng gạch hình vảy cá màu xanh vàng.
Phần vách của gạch được trạm khắc hình ảnh tượng phật và bồ tát tạo nên nét độc đáo vô cùng riêng biệt.
Ngoài những pho tượng cũng như những khu nhà chính của chùa, vẫn còn những khu bảo điện nhỏ thờ rất nhiều những pho tượng phật khác nữa.
Phải kể đến Xá Lợi Phật được thờ tại Từ Ý Các, Pháp Bằng Các cùng Phật Thích Ca, Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa cùng với Đa Bảo được thờ tại trung tầng.
Phía dưới hạ tầng là nơi thờ tụng linh cốt của Thượng tọa Thích Minh Phát (người đã khai sáng ra chùa Viên Giác ngày nay) cùng các vị thần khác.
Có thể nói, tổng thể kiến trúc của chùa vô cùng hài hòa với những đường nét trạm trổ vô cùng tinh xảo.
Không chỉ có vậy, những pho tượng phật ở trong chùa cũng được bày trí theo phong thủy và vô cùng trang nghiêm.
Mọi phần trong tổng thể kiến trúc của chùa đều toát nên được dáng vẻ cổ kính, uy nghiêm của ngôi chùa có lịch sử gần 100 năm tuổi.
Có một điểm khuyên các bạn nên đến chùa vào sáng sớm, vừa hành hương vừa được tham quan kiến trúc cũng như tận hưởng không khí trong lành ở nơi đây.
⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Chùa Long Sơn
5. Các lễ hội diễn ra tại chùa Viên Giác thiền viện
Hàng năm, chùa Viên Giác thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như các phật tử đến với nơi đây nhất là vào các dịp lễ hội.
Cứ vào mỗi dịp đầu năm, hoặc vào tầm khoảng tháng 4 âm lịch, chùa thường tổ chức những lễ hội khai xuân, đại lễ Phật Đản, lễ hội Quán Thế Âm…
Đây chính là điểm thu hút được rất nhiều du khách đến với đây.
Đến với những lễ hội của chùa, du khách không chỉ đến thắp nhang, cầu phúc, cầu may mắn mà còn được tham gia vào các hoạt động vô cùng ý nghĩa trong lễ hội.
??? TÌM HIỂU: Cách đi đến chùa Phật Vàng Thái Lan tham quan
6. Lưu ý khi đi lễ chùa Viên Giác
Khi tới chùa Viên Giác, cũng như rất nhiều ngôi chùa hay các chốn tâm linh khác, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Giữ thái độ hòa nhã, lịch sự, không nói to, gây mất trật tự trong chùa.
+ Không được hái hoa, quả, vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan.
+ Ăn mặc lịch sự, kín đáo khi bước vào chùa.
+ Trong khuôn viên chùa hiện tại chưa có nhiều cây xanh, vì vậy, bạn nên chuẩn bị trước mũ, nón, ô, dù để tránh nắng nếu thăm chùa vào mùa hè.
Hy vọng rằng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc để có thêm hiểu biết về chùa Viên Giác quận Tân Bình.