Home / Di tích / Chùa / Vẻ đẹp của chùa Vạn Đức– Ngôi chùa có chánh điện cao nhất tại Sài Gòn

Vẻ đẹp của chùa Vạn Đức– Ngôi chùa có chánh điện cao nhất tại Sài Gòn

Du lịch tâm linh, đây là một trong những chuyến du lịch được rất nhiều du khách yêu thích. Mỗi một vùng đất sẽ có những ngôi chùa nổi tiếng cả về văn hóa và tâm linh. Nếu như Hà Nội có chùa Quán Sứ, Vĩnh Phúc có chùa Tây Thiên thì Sài Thành cũng có ngôi chùa Vạn Đức vô cùng linh thiêng. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không đến ngay vùng đất Sài Thành để khám phá vẻ đẹp của chùa Vạn Đức.

1. Chùa Vạn Đức Thủ Đức Hồ Chí Minh ở đâu?

Chùa Vạn Đức nằm ở số 502 đường Tô Ngọc Vân, khu phố 5, P.Tam Phú, Thủ Đức, Tp Hcm Chùa nằm ngay gần chợ Thủ Đức, nếu đi từ trung tâm Tp Hcm xuống chùa chỉ mất khoảng 15 cây số.

chùa vạn đức thủ đức
Lối vào Chùa Vạn Đức quận Thủ Đức

2. Hướng dẫn cách đi đến chùa Vạn Đức

  • Đi đến chùa Vạn Đức bằng Xe Máy

Sẽ mất tầm 15 – 20 phút di chuyển trên đường bằng các phương tiện giao thông.

Đường đi đến chùa Vạn Đức và địa chỉ của chùa rất dễ tìm. Nằm ngay trên trục đường Tô Ngọc Vân nên các du khách thường lựa chọn di chuyển bằng xe máy.

Di chuyển bằng xe máy đến chùa rất nhanh, tuy nhiên lại hơi vất vả trong việc gửi xe.

Nếu du khách di chuyển bằng xe máy thì nên gửi xe phía bên ngoài cổng chùa rồi đi bộ một đoạn vào chùa.

cách đi đến chùa vạn đức thủ đức

  • Đi đến chùa Vạn Đức Thủ Đức bằng Xe Bus

Nếu như không đi bằng xe máy, du khách có thể di chuyển bằng xe bus.

Có 2 tuyến bus di chuyển qua chùa Vạn Đức là tuyến bus số 29 và tuyến số 141. Từ điểm dừng xe bus tại chùa, du khách đi bộ khoảng 2 đến 3 phút là vào tới chùa.

Chùa Vạn Đức không chỉ được biết đến là một nơi tâm linh mà còn được biết đến là một điểm du lịch rất hút du khách.

Điểm đặc biệt của chùa là có chính điện cao nhất tại Việt Nam, điều này khiến cho rất nhiều du khách tò mò, tìm đến để chiêm ngưỡng.

??? PHẢI XEM: Chùa Long Sơn

3. Lịch sử hình thành chùa Vạn Đức ở Thủ Đức

Chùa Vạn Đức được xây dựng trên ngôi nhà của gia chủ Nguyễn Thị Tánh – một gia đình có điều kiện hiện cúng.

Chùa Vạn Đức lúc đầu chỉ được sửa lại trên khung của ngôi nhà nhỏ là đặt tên là Vạn Đức tự.

Sau này chùa mới được tu sửa lại vào các năm 1964, 1989, 1993, nhất là phải kể đến đợt đại trùng tu từ năm 2003 cho đến 2005 chùa mới có được diện mạo như ngày hôm nay.

chùa vạn đức quận thủ đức

Theo một vài tài liệu lịch sử ghi lại: Vào thời thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, chúng không cho dân ta sinh sống ở trên núi cấm.

Chính vì thế, trụ trì Thích Thiện Quang đưa các đệ tử xuống núi và trú tại Tri Tôn. Đến năm 1974 về tu tại chùa Linh Bửu cũng thuộc Sài Thành.

Đến năm 1953, vị trụ trì qua đời và được các đệ tử về an táng tại nhà bà Nguyễn Thị Tánh (danh là Diệu Tuyết).

Vào ngày 16/03/1954 âm lịch, bà Tánh hiến cúng ngôi nhà cho nhà sư Trí Tịnh. Cũng từ đây, nhà Trí Tịnh đã sửa sáng lại nhà và xây dựng chùa với tên gọi là chùa Vạn Đức.

Từ đây, nhà sư Trí Tịnh đã gây dựng và phát triển chùa, thành lập nên hội Cực Lạc Liên Hữu.

Tiếp tục cho xây dựng thêm các khu nhà tổ, nhà công quả, khu bếp và giảng đường để phục vụ ngu cầu tín ngưỡng.

Đến năm 1959, trụ trì cho xây thêm điện Quan Âm. Năm 1963 thì được trùng tu, các năm tiếp theo thì cho xây dựng thêm một số bảo tháp, thư viện, khu niệm phật….

Năm 2004, được xây dựng khu chánh điện chính của chùa.

✅✅✅ XEM THÊM: Chùa Phước Điền

4. Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Vạn Đức quận Tân Bình

Chùa Vạn Đức có một lợi thế về mặt địa lý vô cùng lớn.

Chùa nằm ngay trên trục đường lớn của quận Thủ Đức, nằm trên một khu đất rộng nên toàn bộ những khu điện thờ cũng như kiến trúc đều rất rộng và thoáng mát.

chùa vạn đức thủ đức hồ chí minh
Kiến trúc bên trong tòa chánh điện

Tổng quan của chùa bao gồm khu cổng tam quan, chánh điện lớn và đài Liên Hoa, mỗi một khu được xây với phong cách kiến trúc độc đáo khác nhau.

  • Khu cổng tam quan chùa vạn đức

của chùa được xây dựng với kết cấu 3 tầng và được lợp ngói lưu ly màu xanh lá thẫm.

Từng đường nét trên cổng chùa đều được điêu khắc trạm trổ rất tinh xảo. Trên các cạnh của mái chùa được uốn cong gắn hoa văn hình hoa sen vô cùng uyển chuyển.

Đi qua cổng tam quan của chùa là vào đến khoảng sân của chùa.

Chùa trồng rất nhiều các loại cây cổ thụ, bon sai tạo cảm giác thoáng mát, không khí trở nên trong mát hơn hẳn phía bên ngoài đường.

Đặc biệt, phía góc trái của sân chùa trồng một cây bồ đề cổ thụ, đây là nơi dừng chân nghỉ của rất nhiều du khách.

??? KHÁM PHÁ: Chùa An Lạc

  • Đài Liên Hoa trong chùa Vạn Đức

Đi từ cổng tam quan vào phía tay phải của góc sân là một ao sen rất rộng.

Trên ao sen được xây dựng một đài Liên Hoa rất lớn nhô lên trên mặt nước. Đài Liên Hoa tựa như một bông sen khổng lồ đang nở rộ tỏa ngát hương thơm.

chùa vạn đức ở thủ đức
Đài Liên Hoa chùa Vạn Đức

Đặc biệt vào buổi tối khi những ánh đèn được thắp lên, đài Liên Hoa càng trở nên lung linh và thu hút mọi ánh nhìn của du khách.

Bên trong đài Liên Hoa là nơi thờ tụng tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nhìn vào kiến trúc của chùa Vạn Đức, chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gạch và bê tông cốt thép vô cùng vững chãi.

Từng nền móng và cọc của chùa đều được xây bằng đá trông vô cùng chắc chắn.

Khác với những ngôi chùa cổ khác, những cánh cửa của chùa thay vì làm bằng gỗ thì được làm hoàn toàn bằng thép trắng tạo nên sự tươi mới cho kiến trúc của chùa.

Toàn bộ hoa văn trên những bức tường hay trên các cột trụ đều được trạm khắc bằng xi măng hoặc từ các mảng gạch tạo nên.

Tất cả đã tạo nên sự khác biệt so với những ngôi đền, ngôi chùa khác ở Việt Nam.

trần chùa vạn đức ở thủ đức

Trong tổng thể kiến trúc của chùa Vạn Đức, có thể nói tòa chính điện là nơi gây được nhiều ấn tượng và tạo nên nét nổi bật nhất của chùa Vạn Đức so với những ngôi chùa khác.

??? TÌM HIỂU: Sự linh thiêng khi cầu con ở chùa Ngọc Hoàng

  • Tòa chánh điện chùa Vạn Đức

Tòa chánh điện của chùa được xây dựng trên một khoảng đất rộng lớn. Tòa chánh điện có chiều cao lên tới 43,5 m, tựa như một chiếc bút lông cao vút tận trời xanh.

Tòa chánh điện của chùa đạt kỉ lục là tòa chánh điện cao nhất của các ngôi chùa tại Việt Nam.

Bên cạnh ấn tượng về độ cao thì nhiều người còn ấn tượng cả về kết cấu kiến trúc của tòa chánh điện bên trong và bên ngoài.

Nếu như nhìn từ bên ngoài của tòa chánh điện, du khách sẽ nhìn thấy tòa chánh điện được xây dựng thành 9 tầng cao bên trên cùng với 2 tháp nhỏ hơn cao 5 tầng.

kiến trúc trong chùa Vạn Đức

Nhưng thực chất phần kiến trúc bên trong của chùa chỉ có 2 tầng chính. Tầng bên trên của chính điện là nơi nội điện thờ tượng Phật.

Toàn bộ kiến trúc của bên trong nội điện được xây dựng với rất nhiều khung cửa sổ tạo nên sự thoáng mát.

Nội điện thờ tượng phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Thế Phật. Phía bên ngoài của tầng nội điện được xây những thành lan can theo kiểu kiến trúc hiện đại.

Hai bên lan can là những bậc cầu thang dẫn từ tầng 1 lên bên trên nội điện.

Bên trong của chánh điện được điêu khắc rất nhiều tranh về tượng phật, các vị thần hộ pháp.

Cùng với những bức tranh phong cảnh cùng với hình ảnh gốc bồ đề ngay trước sân cũng được điêu khắc.

?️?️?️ HƯỚNG DẪN: Cách đi đến chùa Diệu Pháp Bình Thạnh

  • Khu giảng đường trong chùa Vạn Đức

Phía bên dưới tầng 1 của tòa chánh điện, đây là khu giảng đường , nơi diễn ra các hoạt động phật giáo của chùa.

Nơi đây còn là nơi thờ tụng Tổ sư Đạt Ma và trụ trì Thiện Quang cùng bổn sư Hoàng thượng viện chủ.

Di chuyển từ chánh điện ra phía sau sân chùa, sân chùa được trồng rất nhiều cây cảnh cùng những bụi trúc, tựa như đang đi lạc trong một khu rừng.

chùa vạn đức quận bình tân

Có thể nói, chùa Vạn Đức là một công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, là sự kết hợp giữa mặt thẩm mỹ và kiến trúc hiện đại.

Hàng năm, chùa Vạn Đức tổ chức rất nhiều các lễ hội phật giáo lớn thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như các phật tử đến hành hương.

Đặc biệt phải kể đến Đại lễ Phật Đản lớn nhất trog năm. Tại đại lễ, du khách sẽ được nghe các bài thuyết giảng và các phần lễ hội rất đặc sắc.

??? CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Chùa Huệ Nghiêm ở đâu

5. Các Hoạt động khác tại chùa Vạn Đức quận Thủ Đức

Bên cạnh đó, hàng năm chùa thường tổ chức rất nhiều các hoạt động tâm linh, đại lễ Phật Đản hay giải hạn đầu năm.

Có một điểm lưu ý đối với du khách để tránh nhầm lẫn: Chùa Vạn Đức có chánh điện cao nhất Việt Nam được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh.

bên ngoài chùa vạn đức

Chùa Vạn Đức có mái ấm Đức Quang là Chùa Vạn Đức Bình Đại của tỉnh Bến Tre.

Nếu như du khách muốn làm từ thiện cho mái ấm Đức Quang thì nên liên hệ số địa thoại chùa Vạn Đức Bến Tre.

⚠️⚠️⚠️ PHẢI XEM: Đại hùng bảo điện ở Chùa Mía

6. Những điều cần chú ý khi đi lễ chùa Vạn Đức

Khi đi tới chùa Vạn Đức, cũng giống với tất cả những địa chỉ tâm linh khác, bạn cần phải lưu ý kỹ những vấn đề sau đây.

  • Về tác phong, phong thái khi đến chùa

Khi đến chùa, bạn nên ăn mặc giản dị, nghiêm túc, không nên diện những bộ đồ màu sắc lòe loẹt, hở hang, phản cảm.

Ngoài ra, bạn nên chú ý tới lời ăn tiếng nói, giữ thái độ lịch sự, không nói tục, chửi bậy, gây mất trật tự, làm mất sự trang nghiêm nơi cửa chùa.

chú ý khi đi lễ chùa Vạn Đức

Khi gặp các sư thầy, bạn nên giữ thái độ kính cẩn chắp tay, cúi đầu và niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật”.

  • Lưu ý về việc sắp lễ:

Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị mâm lễ từ nhà, không nên mua đồ lễ ở khu vực ngoài cổng chùa.

Điều này vừa khiến bạn mất sự chủ động vừa có thể bị ép với mức giá cao hơn nhiều so với việc mua ở ngoài.

Khi sắp mâm lễ, bạn cũng cần chú ý, chỉ nên sắp đồ chay, không sắp đồ mặn để dâng hương tại chùa.

  • Tránh xa các chiêu trò mê tín, dị đoan

Vào dịp tết, đầu năm,… trước khu vực cổng chùa thường có rất nhiều người hành nghề bói toán, xem quẻ,

Tốt nhất, bạn không nên tin theo những chiêu trò lừa đảo này, không những khiến bạn mất tiền oan, mà còn mua thêm mệt  mỏi, lo lắng cho bản thân.

Trên đây là tất cả những thông tin về chùa Vạn Đức quận Thủ Đức. Hy vọng rằng, đây sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho du khách khi đặt chân đến vùng đất Sài Thành.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *