Home / Di tích / Chùa / Chùa Thiên Mụ Huế ở đâu? Lịch sử hình thành? Thờ ai?

Chùa Thiên Mụ Huế ở đâu? Lịch sử hình thành? Thờ ai?

Chùa Thiên Mụ (Thiên Mụ Tự) là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng bậc nhất tại Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu hơn về lịch sử, miêu tả chi tiết kiến trúc cũng như những điều cần lưu ý

1. Chùa Thiên Mụ ở đâu

Chùa Thiên Mụ hiện tọa lạc ở đồi Hà Khê và chỉ cách thành Phố Huế đúng 5km.

chùa thiên mụ huế
Hình ảnh Chùa Thiên Mụ ngày nay

Ngôi chùa mang kiến trúc cổ kính cùng hàng trăm câu chuyện tâm linh xoanh quanh đã phần nào khơi gợi trí tò mò của các du khách.

2. Sự tích chùa Thiên Mụ

Theo sử sách ghi chép lại thì sau khi Nguyễn Hoàng làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa ông đã đến để phân tích địa hình nhằm chạy đà cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp.

Và dựng nên giang sơn nhà Nguyễn sau này. Một hôm ông cưỡi ngựa đi dạo bên bờ Sông Hương thì vô tình nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ trồi lên bên dòng nước xanh.

Theo lời những người dân trong vùng thì ngọn đồi được gọi  là Hà Khê, ban đêm không rõ từ đâu luôn xuất hiện một bà cụ mặc áo đỏ quần xanh ngồi trên đồi.

thuyết minh về chùa thiên mụ

Bà nói: Sắp tới sẽ có một vị Vua chúa đến nơi đây để xây chùa để hội tụ linh khí đất trời, và giúp nước Nam hùng mạnh. Bởi vậy sau này nơi đây mới có tên là Thiên Mụ Sơn

Quả thật như lời bà lão nói, sau này Chúa Nguyễn Hoàng đã có dựng nên một ngôi chùa trên đồi và hướng ra phía sông Hương.

Đặt tên là Chùa Thiên Mụ. Theo sử sách mô tả thì trước đây trên đồi đã từng có một ngôi chùa của người Chăm

Cùng với sự phát triển và hưng thịnh của Đạo Phật, cổ tự được tôn tạo và tu bổ khang trang hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Có thể nói vào thời điểm đó ít có ngôi chùa nào có cảnh đẹp tự nhiên có thể so sánh với Chùa Thiên Mụ.

Không quá khi nói Thiên Mụ Tự là ngôi cổ tự đẹp nhất tại Đàng Trong.

??? ĐỌC THÊM BÀI VIẾT: Tham quan du lịch chùa Ba Vàng

3. Chùa thiên mụ thờ ai

Cũng giống như tất cả các ngôi chùa khác, chùa Thiên Mụ là nơi thờ Đức Phật Thích Ca cùng với các vị Quan Âm, La Hán,…

kiến trúc chùa thiên mụ
Đi hết các bậc thang sẽ lên được tới Chùa

Hàng ngày, bạn có thể đến đây thắp hương, lễ phật, cũng như cầu mong bình an cho bản thân, gia đình và người thân.

Ngoài ra, vào những ngày rằm, mồng 1, hay những dịp lễ lớn như: Lễ vu lan, tết nguyên đán, đại lễ Phật Đản,… 

Chùa cũng có rất nhiều hoạt động, giúp người dân hiểu được vẻ đẹp về mặt tinh thần trong văn hóa phật giáo.

??? NÊN XEM: Đà Nẵng có mấy chùa Linh Ứng

4. Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ

Ngoài ra khi nói tới chùa Thiên Mụ không thể không nhắc tới Tháp Phước Duyên, đây là một di tích lịch sử nổi tiếng tại Huế.

Ngọn tháp có chiều cao lên tới 21m, được thiết kế 7 tầng và được đặt ở ngay trước ngôi chùa.

Trên mỗi tháp đều được đặt tượng Phật để thờ, phía trong có chiếc cầu thang được thiết kế theo hình xoáy dẫn lên mỗi tầng.

tháp phước duyên chùa thiên mụ
Tháp Phước Duyên trong chùa

Tuy nhiên 7 năm sau cụm từ Chùa Thiên Mụ đã được sử dụng lại. Đây chính là lý do vì sao ngôi chùa có 2 tên là Chùa Thiên Mụ và Chùa Linh Mụ

Năm 1904 ở Huế xảy ra một trận bão lớn nhất trong lịch sử đã gây hư hỏng nặng nề cho Chùa. Đình Hương Nguyệt bị bão quật đổ hoàn toàn.

Trải quả nhiều lần tôn tạo và sửa chữa lại nên tới nay nhà chùa vẫn còn giữ lại nhiều kỷ vật có giá trị cao nhưu bia đá, chuông đồng…

Các đồ vật này không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn mang đậm chất nghệ thuật.

Những món đồ khác như tượng Phật Di Lạc, tượng Hộ Pháp, những bức nhang án, hoành phi đều có dấu ấn về lịch sử vàng son của ngôi chùa

đại hồng chung chùa thiên mụ

Trong sân chùa các vị sư thầy đã trồng rất nhiều loại cây cối, hoa cỏ trong vườn để làm thức ăn cũng như coi đó là một thú vui hằng ngày.

Phía cuối vườn là nơi đặt mộ tháp, một trong những vị trụ trì vô cùng nổi tiếng ở Chùa Thiên Mụ.

??? XEM NGAY: Review chùa Núi Châu Thới

5. Kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ sở hữu trong mình những nét kiến trúc vô cùng độc đáo, mang tính biểu tượng của cố đô Huế.

Về tổng quan, ngôi chùa sẽ bao gồm:

  • Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ

Đây là cửa chính để bước vào chùa, cánh cổng được xây dựng với lối kiến trúc 2 tầng, 8 mái và 3 lối vào.

Mỗi lối đều có cửa gỗ và bó bằng 2 đỉnh đồng, 2 bên có 2 bức tượng hộ pháp trấn giữ.

ảnh chùa thiên mụ

  • Điện Đại Hùng ở chùa Thiên Mụ

Điện Đại Hùng được xem là chính điện của ngôi chùa, bên trong điện có thờ đức phật Di Lặc.

Bức tượng Di Lặc có đôi tai to như để để lắng nghe, thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, chiếc bụng lớn để sẵn sàng bao dung mọi lỗi lầm, chiếc miệng rộng để cười vào những thói hư, tật xấu của nhân gian.

Ngoài ra, bên trong điện còn có những chiếc chuông đồng khá lớn, được chạm khắc theo hình nhật nguyệt.

  • Điện Quan Âm trong chùa Thiên Mụ

Điện Quan Âm chính là điện thờ cuối cùng của chùa Thiên Mụ. Điện nằm sau những lùm cây với lối kiến trúc vô cùng giản dị, không có quá nhiều hoa văn.

Bên trong điện có bức tượng đồng Quan Thế Âm ngồi trên đài sen, cùng với đó là bức hoành phi bằng gỗ cổ kính ở phía trên.

⚠️⚠️⚠️ KHÁM PHÁ: Chùa Đồng Yên Tử

6. Đi Chùa Thiên Mục cầu gì

Nhiều người đi chùa là theo truyền thống gia đình. Tức từ đời này qua đời sau đều đi chùa Lễ Phật nên việc đi chùa đã trở thành truyền thống gia đình.

Khi đến chùa Thiên Mụ mọi người có thể cầu sức khỏe, tài lộc, công danh, may mắn, cầu con…

giới thiệu chùa thiên mụ

Cầu mong trời phật phù hộ cho con cái ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, nghe lời người lớn, gia đạo được an vui, gặp dữ hóa lành, buôn may bán đắt.

Việc cầu là vậy tuy nhiên, dân cầu nhưng các vị Phật thánh có chứng không thì lại là chuyện khác.

Tùy theo phước nghiệp của mỗi người mỗi gia đình mà các lời khấn cầu sẽ thành hiện thực hoặc không.

Bởi vậy, có tâm đi chùa lễ Phật là tốt tuy nhiên, để đạt được như mong muốn vẫn cần sự nỗ lực và cố gắng của chính bản thân người khấn cầu.

Hãy sửa đổi tâm tính, bớt đâm thọc, nói xấu, đặt điều.

Siêng bố thí cho những người nghèo khó, công đức tiền bạc, gạo nếp đỗ xanh vào các ngôi chùa nghèo chưa có đủ kinh phí để tu bổ. Như vậy mới thật sự có ích

??? TÌM HIỂU: Sự tích chùa Phật Tích Bắc Ninh

7. Giá vé thăm quan chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm du lịch mở cửa tự do nên du khách sẽ không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào.

chùa thiên mụ huế nhìn từ trên cao

Chùa Thiên Mụ Huế nhìn từ trên xuống

Để đi thăm quan nhanh các địa điểm xung quanh chùa sẽ mất khoảng 2 tiếng. Còn nếu muốn khám phá chi tiết hơn các địa điểm khác gần chùa sẽ cần khoảng 4 tiếng

Nếu di chuyển tới chùa bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy.

Nhà chùa cũng có bãi để xe thoáng mát, rộng rãi để bạn có thể hoàn toàn an tâm về tài sản cá nhân của bản thân.

Ngoài ra, gần khu vực soát vé của nhà để xe cũng đặt một thùng kính để bạn có thể tùy tâm cúng dường, góp 1 chút công đức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng chùa.

??? TÌM HIỂU: Chùa Phước Kiển Đồng Tháp có gì đặc biệt

8. Kinh nghiệm đi du lịch chùa thiên mụ

Khi đến với chùa Thiên Mụ, cũng như với các chốn tâm linh khác, bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Nên sắm lễ trước từ ở nhà:

Tốt nhất, bạn nên sắm sửa mâm lễ từ ở nhà. Không nên mua đồ lễ của người dân ở trước cổng chùa, vì rất có thể bạn sẽ phải trả với mức giá cao hơn nhiều so với bên ngoài.

du lịch chùa thiên mụ

Ngoài ra, với mâm lễ khi dâng hương lên đức phật, bạn chỉ bày đồ chay, không bày các đồ ăn mặn như : Thịt, cá,…

  • Giữ thái độ văn minh khi bước vào cửa chùa.

Khi đến chùa, bạn nên giữ một thái độ lịch sự văn minh, không hò hét, nói tục, chửi bậy,… làm mất uy nghi nơi cửa phật.

Về trang phục, bạn cần mặc gọn gàng, kín đáo, không mặc quần áo quá lòe loẹt, phản cảm khi vào chùa.

  • Nói không với các hành vi mê tín, dị đoan trước cửa chùa

Vào những thời điểm đầu năm hay các dịp lễ, trước cổng chùa Thiên Mụ hay có những hành động mê tín dị đoan như: Xem quẻ, bói chỉ tay,…

Tốt nhất, bạn không nên tin vào những người này, tránh bị mất tiền oan mà lại mua thêm lo lắng, mệt mỏi cho bản thân.

♻️♻️♻️ XEM NGAY: Chùa Phước Long

9. Cách đi đến chùa thiên mụ Huế

Nằm cách trung tâm thành phố Huế không quá xa (khoảng 6km), vì vậy bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để có thể di chuyển đến chùa.

chùa thiên mụ huế về đêm

Cụ thể, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn những cách đi tới đây đơn giản, ít tốn thời gian nhất:

  • Di chuyển tới chùa Thiên Mụ bằng phương tiện cá nhân

Nếu tới chùa bằng các phương tiện cá nhân như: Xe máy, ô tô,…. từ Thành phố Huế, bạn đi theo đường Hà Nội rồi lên cầu Phú Xuân.

Sau khi đi hết cầu, bạn rẽ phải theo đường Lê Duẩn, chạy thẳng lên hướng Kim Long và đi thêm 2 km nữa là có thể tới được chùa.

??? TÌM HIỂU NGAY VỀ: Chùa Hoằng Pháp

  • Di chuyển tới chùa Thiên Mụ bằng các phương tiện công cộng:

Nếu chưa từng 1 lần tới thành phố Huế, bạn cũng có thể di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như: Xe bus, taxi, grab,…

Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể đi theo tuyến xe số 04: Bến xe phía Nam – An Lỗ.

cách đi đến chùa thiên mụ Huế

Lưu ý: Với xe bus, xe chỉ đi qua chứ không dừng ở chùa Thiên Mụ, vì vậy, bạn cần phải báo trước phụ xe để tránh bị đi quá, gây mất thời gian trong việc di chuyển.

Có thể nói chùa Thiên Mụ là một phần không thể thiếu trong bức tranh nghệ thuật xứ Huế.

Nằm e ấp bên bờ sông Hương mộng mơ hòa chung tới tiếng chuông chùa, vang vọng theo dòng nước chảy về cửa biển.

Chắc hẳn nếu ai đó đã từng có duyên du lịch tới chùa đều vấn vương không muốn rời xa nơi này.

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *