Home / Di tích / Chùa / Chùa Tam Thanh – Ngôi chùa ẩn mình trong vẻ đẹp thiên nhiên

Chùa Tam Thanh – Ngôi chùa ẩn mình trong vẻ đẹp thiên nhiên

Chùa Tam Thanh là di tích mang tính chất lịch sử đặc biệt, lại có thêm địa thế đặc biệt, mang đến cảnh sắc kì vĩ. Người Việt Nam dù ở xa cũng nghe đến danh tiếng của chùa, hoặc đơn giản là  biết đến chùa qua những câu ca dao nổi tiếng.

1. Chùa Tam Thanh ở đâu? 

Chùa Tam Thanh không đơn giản là một ngôi chùa thờ tự Phật Giáo, mà còn là một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

chùa tam thanh ở đâu
Chùa Tam Thanh danh thắng nổi tiếng.

Chùa Tam Thanh được xem là một di tích lịch sử nằm tại xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng. Đây là  địa điểm du lịch về văn hoá nổi tiếng của xứ Lạng.

Chùa Tam Thanh nằm bên trong  động Tam Thanh, ngoài ra chùa còn có một tên gọi khác là chùa chùa Thanh Thiền.

2. Chùa Tam Thanh Lạng Sơn thờ ai?

Sở dĩ có cái tên chùa Tam Thanh là vì ngày xưa, nơi đây thờ tự Đạo Giáo, thờ Tam Thanh, từ đó có tên gọi là chùa Tam Thanh.

Chùa Tam Thanh được biết đến là ngôi chùa cổ, có lịch sử từ thời Lê (Cách thời nay khoảng 500 năm).

Trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ rất nhiều hệ thống văn bia vô cùng đồ sộ.

du lịch chùa tam thanh
Bên trong hang động chùa Tam Thanh

Đặc biệt, tấm bia có niên đại lâu năm nhất mà chùa còn lưu giữ được đúc vào khoảng cuối những năm 1670 có tên “Trùng tu Thanh Thiền động”.

Tất cả hệ thống văn bia của này đều mang rất nhiều giá trị to lớn cả về mặt lịch sử cũng như văn học nước nhà.

Sau này, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tư tưởng Đạo Giáo dần trở nên mờ nhạt, họ bắt đầu chuyển sang đạo Phật, tiến hành thờ Thánh bên trong động. 

??? NÊN XEM: Chùa Một Cột ở đâu

3. Tham quan di tích chùa Tam Thanh

Động Tam Thanh hiện nằm trên một dải nũi có hình dáng tương tự như một đàn voi đang nằm trên thảm cỏ xanh.

Động Tam Thanh được biết đến với vị trí nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh, được xác định nằm ở lưng chừng núi.

ban thờ mẫu chùa tam thanh
Bàn thờ mẫu trong hang động

Bên trong động, bức phù điêu tượng Phật A di đà đặt ở phía trên cung Tam Bảo có niên đại vào thế kỷ XVII.

Bức tượng này được tạc vào vách đá theo thế đứng trong hình lá bồ đề. Có thể nói đây là tác phẩm có giá trị nhất về mặt mỹ thuật, vừa mang tính chất lịch sử.

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên kì vĩ. 

Hang động Tam với chiều dài lòng động hơn 50m, bên trong khá kì vĩ nhờ vào nhiều nhũ đá tạo thành, vô tình chúng lại có hình dáng tương tự như cây Ngô Đồng, Tiên Ông, Sư Tử, Voi…

Một thế giới sinh động với nhiều hình thù lạ mắt được hiện ra bên trong lòng hang, thu hút du khách tham quan.

Đi sâu thêm vào bên trong động, các bạn sẽ thấy có hồ Âm Ty với dòng  nước trong mát, không bao giờ vơi cạn và nước chảy suốt ngày đêm.

hình ảnh chùa tam thanh
Một góc của hang động

Các bạn tiếp tục đi tiếp sẽ đến một khoảng đất trống, tại đây sẽ có hai cửa thông thiên. Ánh sáng phía ngoài sẽ rọi vào đây, khiến cho những nhũ đá thêm  lung linh và đẹp lạ thường.

Và từ Động Tam Thanh  có một con  đường nhỏ  dẫn lên Lầu Vọng Thị. Nếu bạn còn tò mò về tích Tô Thị, thì đây sẽ là lúc bạn tận mắt nhìn thấy tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng.

??? THAM KHẢO: Ý nghĩa cái tên chùa 3 vàng

4. Chùa Tam Thanh vào mùa lễ hội

Vào ngày 15 tháng Giêng, hội chùa Tam thanh diễn ra với nhiều nghi lễ, tập tục truyền thống của người dân xứ Lạng.

Nếu bạn chọn lựa  đúng thời điểm bạn có thể hòa mình vào không khí lễ hội Chùa Tam Thanh.

lễ hội chùa tam thanh
Lễ rước kiệu của chùa Tam Thanh

Đoàn rước kiệu Ngô Thì Sĩ với đội múa sư tử và đội múa rồng sẽ bắt đầu nghi lễ.

Điểm xuất phát là chùa Tam Giao Lễ (động Nhị Thanh) sau đó, đi qua những đường phố chính của thành phố rồi về chùa Tam Thanh (động Tam Thanh) khai mạc lễ hội.

Trên đường đi, người dân cùng đón lễ, vừa cầu phúc cho chính mình.

Ngoài ra, tại Thành nhà Mạc du khách còn được tham gia lễ hội văn hoá dân gian và giới thiệu các món ẩm thực truyền thống xứ Lạng.

Tiếp đó, các làn điệu như then, sli, lượn, hát giao duyên của các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn sẽ được diễn ra. Vào ngày 16 tháng Giêng, tại đây có thêm hoạt động lễ hội khác: Lễ hội Lồng tồng (Khòn Lèng).

Chuỗi lễ hội tại quần thể di tích danh thắng Động Tam Thanh càng làm khu di tích trở  nên  đặc biệt.

thành tâm đi lễ chùa
Đoàn rước kiệu có cả lân, rồng.

Hằng năm, lễ hội đều diễn ra tại Lạng Sơn. Phần lễ hội  được tổ chức như một phần thỏa mãn tinh thần cho người dân và khách thập phương.

Song song đó là duy trì văn hóa thờ cúng, một đặc điểm riêng của người dân Việt Nam. Người dân Lạng Sơn luôn muốn nhắc nhở về những đóng góp mang giá trị lịch sử của Ngô Thì Sĩ thông qua lễ hội.

Hội chùa Tam Thanh luôn là điểm đến  đầu năm của người dân, nơi cầu may mắn sức khỏe cho mình và mọi người.

♻️♻️♻️ PHẢI XEM: Thời điểm lý tưởng để đi tham quan chùa Linh Ứng

5. Hành trình đi đến chùa Tam Thanh

Có nhiều cách để bạn đến địa điểm tham quan này, từ Hà Nội đến Lạng Sơn tùy vào nơi bắt đầu sẽ dao động từ 180 – 200 km là sẽ đến Lạng Sơn.

– Đi xe khách sẽ mất 3 tiếng theo hướng Cầu cạn trên cao – Cầu Thanh Trì  sau đó ra  QL1 đi thẳng đến  Lạng Sơn

đường đi đến chùa Tam Thanh

– Bắt đầu từ phía Bắc và Tây Hà Nội, bạn đi về hướng cầu Nhật Tân, hoặc cầu Thăng Long, sau đó đi theo đường 18A Nội Bài, tiếp đó hướng Quế Võ – Bắc Ninh, rẽ về QL1 thẳng.

Đến Lạng Sơn bạn đi về phía trung tâm,  từ thành phố Lạng Sơn, bạn đi thêm 15km sẽ đến Đồng Đăng, sau đó từ Đồng Đăng lên Tam Thanh thêm 20km, nơi có chùa Tam Thanh bạn muốn đến.

Từ trung tâm thành phố Lạng Sơn, bạn đi khoảng 2 km về hướng Tây sẽ đến Chùa Tam Thanh.

Còn nếu bạn bắt đầu từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện lớn như xe khách để đến Lạng Sơn, rồi đón tiếp xe taxi hoặc xe ôm tới địa chỉ Chùa Tam Thanh.

??? NÊN ĐỌC: Giá vé tham quan chùa Khai Nguyên ở Hà Nội

6. Lưu ý khi tham quan chùa Tam Thanh

Khi tham quan chùa Tam Thanh, vì đây là nơi linh thiêng, nên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

+ Có ý thức bảo vệ di tích có trong chùa, không chạm vào bia đá, đầu rùa,…

kinh nghiệm đi lễ chùa tam thanh

Không nói to, hò hét, gây mất trật tự khi vào động.

+ Ăn mặc kín đáo, lịch sự khi vào chùa, không mặc đồ phản cảm, hở hang.

+  Khi dâng lễ lên chùa, bạn nên dâng đồ chay, không sử dụng đồ mặn

+ Nếu đến chùa vào mùa hè, bạn vẫn nên mang theo mũ, nón, ô dù để tránh nắng.

Nếu có dịp bạn hãy làm một chuyến tham quan danh thắng này, tận hưởng vẻ đẹp mà thiên nhiên mang lại.

 

 

 

 

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *