Home / Di tích / Chùa / Chùa Tam Bảo “cái nôi Phật Học” trên con đường tín ngưỡng của phật tử

Chùa Tam Bảo “cái nôi Phật Học” trên con đường tín ngưỡng của phật tử

Chùa Tam Bảo với địa thế vị trí thuận lợi, thuộc trục giao thông chính của Rạch Giá. Phía đông thì giáp đường Ngô Quyền, tây là đường Nguyễn Trung Trực, bắc là đường Sư Thiện Ân, nam là khu dân cư. Với những ưu ái từ tạo hóa và bề dày lịch sử, chùa Tam Bảo trở thành điểm đến thu hút nhiều khách tham quan mỗi năm.

1. Chùa Tam Bảo ở đâu

Chùa Tam Bảo tọa lạc tại: số 3, đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Chùa Tam Bảo

2. Lịch sử hình thành chùa Tam Bảo

Tổ khai sơn là cụ cố Dương Thị Oán đã đứng ra dựng chùa Bà Hoằng, vào cuối những năm của thập niên 70.

Năm 1803: Vua Nguyễn Ánh trở về thăm cố nhân, nhưng người đó đã khuất, chỉ còn lại ngôi chùa mang tên của bà.

Vua Nguyễn muốn thể hiện lòng thành kính với người, với nơi từng cưu mang bản thân trong lúc hoạn nạn ( bị quân Tây Sơn truy bắt), nên lập danh tứ sắc cho chùa.

Từ đây, chùa có tên là“ Tam Bảo tự” hay chùa Tam Bảo. Tên khác là “Sắc Tứ Tam Bảo”.

Năm 1915: Diễn ra cuộc đại trùng tu, kiến thiết lại chùa, đại diện là chủ trì hòa thượng Trí Thiền ( sau 2 năm làm chủ trì).

Một số sự kiện liên quan đến chùa như sau.

Năm 1936: Ngôi chùa trở thành căn cứ tòa soạn của tạp chí Tiến Hóa Hội Phật Học Kiêm Tế và phong trào kháng địch.

Từ năm 1940, chùa là một trong những cứ điểm quan trọng cho những khâu chuẩn bị để cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra thuận lợi.

Lịch sử hình thành chùa Tam Bảo

Vào tháng 06/1941: Thực dân Pháp tiến hành khám xét chùa, những sự có liên quan đến cuộc khởi nghĩa thì bị bắt và kết án. Vì vậy, chùa phải đóng cửa khoảng thời gian dài, không ai lui tới.

Khi cách mạng tháng 8 thành công, là thời điểm chùa trở lại hoạt động và nhận được nhiều quan tâm. Đại lễ cầu siêu tại chùa, gửi lời khấn biết ơn đến những chiến công của các sư và đồng chí đã khuất.

Năm 1996: Sau khi xem xét những đóng góp đã dành cho đất nước và nhân dân thì truy danh liệt sĩ cho các sư. Các sư như Trí Thiền, Thiện Âm.

Từ đó đến nay, ngôi chùa đã không ít lần diễn ra các cuộc kiến thiết lại, tuy nhiên vẫn giữ được nét cố hữu vốn có.

Ghi chú: Hội Phật Học Kiêm Tế ( 1936), thành lập nhằm cứu trợ nhân dân và thực hiện lớp học tình thương, xóa mù chữ,…

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Kiến trúc chùa Đại Giác

3. Chùa Tam bảo giờ mở cửa

Chùa Tam Bảo (Sắc tứ Tam Bảo) có giờ mở cửa cả tuần, từ 7h00 sáng đến 18h00 tối.

Ghi chú: Vào các ngày lễ thời gian được kéo dài. Khi chùa diễn ra các đợt thiện nguyện thì những ngày này thời gian mở cửa bị hạn chế.

4. Hướng dẫn đường đi đến chùa Tam Bảo

  • Cách đi đến chùa Tam Bảo bằng ô tô

Chùa Tam Bảo cách bến xe Rạch Giá khoảng 2.1km. Nếu muốn bạn có thể đón xe bus đến bến, rồi vận động bộ đến chùa vẫn được.

Tuyến 01, 02, 03 là các tuyến có trạm dừng gần chùa. Giá vé:15K ( toàn tuyến).

Lưu ý: Bạn nhớ quản lý tư trang cá nhân. Ngoài xe bus, thì di chuyển bằng ô tô, xe du lịch,…  

Hướng dẫn đường đi đến chùa Tam Bảo

  • Hướng dẫn đi đến chùa Tam Bảo bằng xe máy

Chúng ta sử dụng google map đến nơi cần đến. Lấy thành phố Rạch Giá làm điểm bắt đầu thì có hướng dẫn.

Cách 1: Theo hướng Nam vào Mạch Cửa về phía Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn sẽ đến được chùa.

Cách 2: Theo hướng Mạc Cửu, đến Lê Lợi, đến Nguyễn Trung Trực, vào đường Sư Thiện Âm, gặp nơi cần đến.

Lưu ý: Bạn cần kiểm tra lại đồ dùng cá nhân và tuân thủ luật giao thông.

??? ĐỌC THÊM: Chùa Linh Quy Pháp Ấn

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Tam Bảo

Chùa Tam Bảo có nét kiến trúc cổ xen lẫn hiện đại, phần lớn các nét kiến trúc nghiêng về kiểu kết cấu của các Thánh Thất Cao Đài.

Chùa Tam Bảo mới đầu có kết cấu đơn giản, thuần thiên nhiên, được làm từ tre nứa, theo kiểu mái ba gian.

Trong chùa khuôn viên nhỏ, chủ yếu có chánh điện, nhà hậu tổ và nơi nghỉ cho tăng ni. Một vài điểm trong bản sắc của chùa qua các đợt trùng tu và thêm các công trình.

  • Kết cấu chung của chùa

Chùa Tam Bảo có cổng không theo lối tam quan, với 2 tầng mái, ngói lợp nghiêng, các góc hơi cong, sử dụng dạng ngói ống trúc.

Kiến trúc thiết kế tại chùa Tam Bảo

Khung cửa bằng kim loại, uốn theo riềng hình tròn, vuông, có lồng hình khắc rồng xen lẫn nhau.

Chúng ta đi qua cổng, thì thấy khuôn viên khá rộng. Chùa được xây theo kết cấu chữ “L” ngược, tính từ bên phải sang chính giữa.

Bên phải (thuận chiều đi vào) là nơi tọa thiền trên đài sen của Phật màu son thiếp vàng, dưới gốc cây bồ đề. Phía sau lưng tượng Phật là hình ảnh 7 đầu rồng đang chầu.

Bên cạnh là tòa tháp 3 lầu, có lan can xung quanh, trên các trụ lan can có tạc tượng thần thú cỡ nhỏ.

Ở giữa khu là chánh điện lớn theo kiểu nghệ thuật “thượng lầu hạ hiên”, tường có khắc ô cửa lộng vòm, nổi bật với gam màu vàng kết hợp gam đỏ.

Bên trong chánh điện, được chia làm nhiều gian, mỗi gian thờ những bức tượng khác nhau và mang ý nghĩa riêng.

??? ĐỌC THÊM: Một số hoạt động tại Chùa Giác Ngộ

tham quan chùa tam bảo

Dưới ánh sáng chiếu rọi của thiên nhiên qua khung cửa kết hợp ánh đèn điện, đã làm tăng thêm vẻ trang nghiêm, uy nghi nơi chánh diện.

Bên phải chánh điện là đông lang và tây lang. Phía sau là nhà hậu tổ.     

Ghi chú: Nét kiến trúc hiện giờ của các hạng mục phần lớn giữ lại nét riêng theo từng đợt đã trùng tu hoặc xây dựng. Chánh điện (1997), Tăng xá (2000), Đông Lang (2001).

  • Tượng phật trong chùa

Chùa Tam Bảo có nhiều pho tượng đẹp, được chế tác công phu, tỉ mỉ.

Trong khuôn viên chùa, có ba bức tượng Phật Quan Âm kích thước tầm trung, xếp thành hàng thẳng. Bức tượng màu trắng xứ, đang đứng trên đài sen, vẻ mặt hiền từ, tay cầm bình thủy trúc.

Tượng phật trong chùa tam bảo

Trong hòn non bộ ở sân chùa là tượng Phật Quan Âm, đang đứng mỉm cười dưới mái hiên. Hồ nước trong, có hòn núi, có những bức tượng Phật, Thánh, Thần được đặt lên một số vị trí.

Bên trong chánh điện, hậu tổ có nhiều bức tượng đúc từ các chất liệu như gỗ, đồng, sứ,..  

Các tượng Di Lặc, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Phổ Hiền,… được làm từ gỗ quý, các đường nét uyển chuyển, sống động.

  • Dấu tích lịch sử minh chứng công trạng của chùa trong thời loạn.

Trên bức tường nơi chánh điện của chùa Tam Bảo, chúng ta tìm thấy được ấn ký, khắc chữ ghi rõ chùa từng là căn cứ trong khởi nghĩa Nam Kỳ.

Gần hành lang chùa, có bảng ghi lại những điểm ấn tượng của chùa trước đó.

??? XEM THÊM: Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc

6. Lưu ý khi đi lễ chùa Tam Bảo

Chùa Tam Bảo là điểm tham quan của nhiều phật tử. Chúng ta cần nắm vài lưu ý khi đi lễ chùa.

 Lưu ý khi đi lễ chùa Tam Bảo

  • Tác phong ăn mặc cần đơn giản, gọn gàng hoặc nghiêm trang
  • Hành vi ứng xử, lời nói cần giữ đúng mực nơi đất Phật.
  • Nếu chúng ta đi có trẻ nhỏ đi cùng thì cần phải coi các bé cẩn thận và nhắc các bé không chạy lung tung, phá đồ,… tại các khu vực linh thiêng, thờ cúng.
  • Không buôn bán, trục lợi các tài sản liên quan đến chùa.
  • Nhớ tuân thủ bảng quy định tại chùa.

Chùa Tam Bảo “chuyển mình” trong những “rung động” giữa thời cuộc, vẫn cứ tỏa sáng mãi những ánh lửa yêu thương dưới bóng dáng một bậc thánh uy nghi.

Nếu chúng ta đã đến Rạch Giá, Kiên Giang mà không ghé chùa thì đó hẳn là một thiếu sót.

Cảm ơn bạn đã đọc. Một thân tôn nghiêm giữa đất trời, mong vạn an lành đến muôn nơi!  

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *