Home / Di tích / Chùa / Chùa Phước Lâm đặc sắc nổi bật với đỉnh cao kiến trúc thời Lý và Trần

Chùa Phước Lâm đặc sắc nổi bật với đỉnh cao kiến trúc thời Lý và Trần

Chùa Phước Lâm cách thành phố Tân An, tỉnh Long An khoảng 27km, được xây trong khuôn viên khá rộng. Ngôi chùa là một trong những “nhân chứng” cho sự huy hoàng về mảng kiến trúc dưới các triều đại Lý và Trần. Chùa Phước Lâm đã thu hút nhiều phật tử mỗi năm.

1. Chùa Phước Lâm ở đâu

Chùa Phước Lâm có vị trí: đường ĐT 826, xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

chùa phước lâm

2. Đường đi đến chùa Phước Lâm

  • Cách đi đến chùa Phước Lâm bằng xe ô tô

Chùa Phước Lâm, bạn có thể thuê xe riêng, theo xe du lịch, dùng xe bus công cộng hoặc tự lái.

Tuyến xe bus 62 – 2 (hoặc 85): Ngã Ba Tân Lân – Chợ Lớn. Giá vé: 5.000 – 20.000 đồng/ lượt.

Lưu ý: Tự kiểm tra và giữ hành lý cá nhân cẩn thận. Nhớ đến đúng trạm dừng và hỏi rõ đường đi (khi thấy cần thiết).

  • Cách đi đến chùa Phước Lâm bằng xe máy

Bạn dùng xe máy để đến chùa ( tự lái hoặc đi cùng bạn), cần dùng google map để hỗ trợ tốt nhất.

Từ ủy ban nhân dân xã Tân Lân đến chùa Phước Lâm.            

Đường đi đến chùa Phước Lâm

Cách 1: Theo hướng Bắc về QL50, sau đó rẽ trái, rồi rẽ vào TL 826/Tỉnh lộ 826/ ĐT 826. Bạn rẽ phải và điểm cần đến nằm bên phải.

Cách 2: Vẫn về hướng QL50, rồi lái xe theo TL 826/ tỉnh lộ 826/ ĐT 826, sau đó rẽ trái và điểm dừng nằm bên phải.

Lưu ý: Kiểm tra lại hành trang trước khi xuất phát và tuân thủ luật giao thông. Nếu dừng chân nghỉ ngơi thì nhớ khóa xe hoặc gửi xe cẩn thận.

??? XEM THÊM: Chùa Linh Quang nằm ở đâu

3. Lịch sử ra đời chùa Phước Lâm

Vào những năm của thập kỷ 80, chùa Phước Lâm được xây dựng, giám sát bởi lương y Bùi Văn Minh ( khoảng từ năm 1880).

Ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng không thay đổi nhiều, vẫn giữ lại những nét xưa và vẻ đẹp nghiêng về phong cách đơn giản, bình dị.

4. Kiến trúc chùa Phước Lâm

Chùa Phước Lâm được xây dựng theo lối kiến trúc của các cổ tự thời xưa gồm 3 phần: Khu vực Chính điện, Khu Hậu tổ, mộ tháp, nhà trù.

Kiến trúc chùa Phước Lâm

Một số điểm cần để tâm khi nhắc đến kết cấu kiến trúc của ngôi chùa.

  • Chánh điện và hậu tổ trong chùa Phước Lâm

Chùa Phước Lâm có chánh điện là một tòa nhà cổ, theo lối nằm ngang. Tòa nhà được kết cấu vững chắc bởi tường gạch và móng đá xanh, bên trong có các trụ gỗ tròn, được kê trên chân đá xanh lam.

Bên trong chánh điện rộng rãi, có hơn 40 tượng phật. Các bức tượng như Bồ Tát, Ngọc Hoàng, Thị Giả, Thần Thiện, Thần Ác, Hộ Pháp,… Phần lớn là tượng gỗ và đồng.

Ngoài ra, chánh điện có treo nhiều câu đối, hoành phi,.. được sơn son với màu vàng rực, thêm phần khí khái, linh thiêng nơi chánh điện.

Hậu tổ là nơi thờ Phật và các vị trụ trì, cùng các cao tăng,… từng hữu duyên với chùa.

♻️♻️♻️ TÌM HIỂU NGAY: Chùa Phước Hải

  • Mái nhà theo kiểu kiến trúc chùa Phước Lâm thời Lý – Trần

Mái ngói của ngôi chùa được lớp theo âm dương thanh lưu ly truyền thống.

Hình ảnh mái ngói chính là minh chứng lưu giữ lại giá trị kiến trúc cổ, gợi nhắc về thời kỳ đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc dưới thời nhà Lý và nhà Trần.

  • Khuôn viên chùa Phước Lâm

Chùa Phước Lâm có cảnh quan bao trùm bởi màu xanh của cây cối.

khuôn viên chùa Phước Lâm

Trong khuôn viên, có nơi trồng một số rau quả dành cho sinh hoạt của ngôi chùa và một số bức tượng đúc, có  màu sứ trắng.

Chùa Phước Lâm là kiểu mẫu điển hình, thể hiện rõ nghệ thuật truyền thống điêu khắc, kiến trúc Phật Giáo Nam Bộ.

??? ĐỌC TIẾP: Kinh nghiệm đi tới chùa Phước Quang bằng xe Bus

5. Chùa Phước Lâm thờ ai

Chùa Phước Lâm không chỉ thờ Phật, thờ các vị sư, … còn là nơi thờ cụ Bùi Văn Minh. Cụ là người khai sơn chùa trên vùng đất thuộc xã Tân Lân.

Ngôi chùa còn có tên gọi là chùa Ông Miêng ( theo tên húy của cụ Minh). Cụ Minh được tôn là hậu hiền, sau khi khuất (mất).

Ghi chú: Cụ Minh từng là lương y và điền chủ của làng Tân An. Ngôi chùa đã từng là nơi thờ tổ tiên họ nhà Bùi.

6. Lưu ý khi đi lễ chùa Phước Lâm

  • Chùa Phước Lâm là nơi linh thiêng, khi đi lễ chùa cần lưu ý vài điều.
  • Trang phục trang nghiêm hoặc đơn giản và gọn gàng ( tránh các phong cách quá lố,..)

Lưu ý khi đi lễ chùa Phước Lâm

  • Bạn cần giữ đúng mực khi ứng xử trong hành động và lời nói.
  • Không tùy ý chụp hình hoặc vào những khu vực chưa được phép.
  • Khi hành lễ, thắp hương cần tắt các thiết bị công nghệ về chế độ im lặng.
  • Không tổ chức và không tham gia buôn bán, trục lợi tại đất Phật.

Nếu bạn có tâm đến chùa, dù là bất kỳ lý do gì, xin đừng dùng đồ mặn tại đất Phật ( Bạn có thể dùng khi bước ra khỏi cổng chùa, nếu được thì cách xa đó một chút).

Chùa Phước Lâm không có điểm kiến trúc rực rỡ, cuốn hút từ vẻ ngoài, nhưng bù lại nó mang dòng chảy lịch sử và nghệ thuật “ẩn mình” cổ điển.

Ngôi chùa cách xa thành phố, nên bỏ quên những lần “trở mình ồn ào” của Tân An. Nếu bạn có dịp đến Cần Đước, mời bạn ghé qua chùa Phước Lâm.

Cảm ơn bạn đã đọc. Xóa bỏ ưu phiền, tìm chốn bình yên!

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *