Chùa Nghệ Sĩ ở thành phố Hồ Chí Minh, đây không chỉ là ngôi chùa thờ Phật, nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa của người mà đây còn là nơi an nghỉ của những người nghệ sĩ “vang bóng một thời”.
Đã bao giờ bạn mong muốn đến một nơi vừa được thưởng thức văn hóa, văn nghệ, chìm đắm trong những vở cải lương, trong những nét đẹp văn hóa của con người Việt.
Họ vừa có thể nương nhờ cửa Phật để cùng thắp hương, cầu mong mọi sự bình an và may mắn đến cho mình và những người thân của mình chưa?
Nội dung bài viết
1. Chùa Nghệ Sĩ nằm ở đâu?
Ngôi chùa Nghệ Sĩ, hay người ta thường gọi chùa Nhật Quang, đây là một trong những ngôi chùa thân quen đối với những người dân Sài Gòn.
Ngôi chùa được tọa lạc ở một con hẻm nhỏ nằm trên đường Thống Nhất, ở phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một ngôi chùa đặc biệt ở ngay giữa Quận Gò Vấp. Vậy nên. để đến được ngôi chùa không phải là một điều quá khó khăn với những khách du lịch muốn hành hương đến đây.
??? TÌM HIỂU: Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu
2. Cách đi đến chùa Nghệ Sĩ
Bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô và có thể đi bằng xe buýt.
Nếu từ bến xe miền Đông bạn chỉ cần đi 1 chuyến xe buýt số 146, đến điểm chùa dừng xe buýt ở đường số 8 bạn đi bộ khoảng 300 mét là đến chùa.
Nếu bạn đi từ Quận 4, bạn bắt xe buýt số 03 đến điểm dừng xe buýt ở đường Nơ Trang Long thì bạn xuống xe và bắt tuyến xe số 146 là đi đến được ngôi chùa Nghệ Sĩ.
Còn nếu bạn đi từ chợ Thủ Đức thì bạn bắt xe tuyến số 08 đến điểm dừng xe buýt ở đường Đinh Bộ Lĩnh thì bạn bắt xe tuyến 146 đi đến điểm dừng xe buýt tại đường số 8 thì xuống xe.
??? KHÁM PHÁ: Chùa Liên Phái
3. Kiến trúc của chùa Nghệ Sĩ
Ở con hẻm đường số 8, bạn sẽ thấy cánh cửa Tam Quan, với dòng chữ “chùa Nghệ Sỹ – Nhật Quang Tự”.
Bước vào cổng bạn sẽ nhìn thấy sơ đồ của chùa Nghệ Sĩ trên một cái bảng lớn, nơi đây thể hiện được toàn bộ quy mô của ngôi chùa.
Từ bảng sơ đồ bạn rẽ trái thì sẽ thấy được Hội trường, bên cạnh hội trường là đường đi vào Tâm Từ Bi.
Nơi diễn ra các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, nơi mà những nghệ sĩ trình diễn những màn cải lương đặc sắc.
Đi sâu vào trong bạn sẽ thấy đài kỷ niệm nghệ sĩ do nghệ sĩ Tấn Tài, Tấn Beo công đức.
Bên cạnh là hình ảnh một tượng nến đang cháy dở nơi bạn sẽ thắp hương để tưởng nhớ những nghệ sĩ quá cố.
Trong khuôn viên của ngôi chùa có rất nhiều bức đá tạc những dòng chữ triết lý. Những điều về đức phật và cả những châm ngôn của những người làm nghệ thuật cải lương.
Ở đây, có sanh phần của NSND Phùng Há người đã mua mảnh đất này để gây dựng ngôi chùa.
Ngoài ra trong ngôi chùa còn có tháp thiêu, đây là nơi chứa những hạt cát bụi của những người nghệ sĩ cải lương.
Có thể cuộc đời của họ tản mạn đi nhiều nơi nhưng đến khi trở về với đất mẹ thì những người nghệ sĩ lại quy tụ về cùng một chốn.
♻️♻️♻️ KHÁM PHÁ: Chùa Ông
4. Chùa Nghệ Sĩ – nơi an nghỉ của hàng trăm nghệ sĩ tài danh
Vào năm 1958, nghệ sĩ Phùng Há đã dùng tiền mua đất làm nơi an nghỉ cho những người nghệ sĩ tài hoa.
Nhưng vì không đủ kinh phí nên mãi đến năm 1969, bầu Xuân mới mua lại và xây dựng thành chùa và đây bắt đầu trở thành nơi an táng của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Người được an táng đầu tiên ở ngôi chùa này là nghệ sĩ Tư Út vào năm 1970. Đây là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng vào thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Người đã để lại cho nhân dân ta những vở cải lương đầy chuẩn mực và đặc sắc.
Đến nay, ngôi chùa Nghệ Sĩ đã là nơi an nghỉ của 546 nghệ sĩ nổi tiếng trong giới cải lương như: vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga, NSUT Xuân Trường, NSND Năm Đồ,…
Những người nghệ sĩ lừng danh này đã tạo nên một sức sống mãnh liệt cho nên cải lương nước nhà.
Đưa cải lương trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với mỗi người dân Việt Nam.
Hiện nay, đây cũng là nơi nương tựa của những người nghệ sĩ cải lương một thời, khi họ không còn sức trụ vững trong nghề nữa.
Khi niềm vui thích xem cải lương của người Việt đã bị mai một dần thì số phận của những nghệ sĩ cải lương trở nên bấp bênh.
Họ đã tìm đến cửa chùa để nương tựa, để an dưỡng tuổi già cũng như là để hoài niệm một quá khứ hào hùng đã qua.
??? BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Khánh Anh
5. Những hoạt động, lễ hội đặc sắc của chùa Nghệ Sĩ
Cũng giống như các ngôi chùa khác ở Việt Nam thì ngôi chùa Nghệ Sĩ vẫn tổ chức những hoạt động, lễ hội vào các dịp lớn như Tết Nguyên Đán, Lễ Vu lan, các ngày rằm và các ngày đầu tháng,..
Người dân thường đến đây để thắp hương, khấn phật và để thăm viếng ngôi mộ của các nghệ sĩ.
Tuy nhiên, có một điểm khác như tên gọi của ngôi chùa, ngôi chùa không chỉ tập trung nhân dân ở khu vực Sài Gòn mà nó còn là nơi nhiều người dân tìm đến để chứng kiến.
Để thưởng thức cũng như để sống lại thời xưa khi được xem các nghệ sĩ cải lương tập trung về đây để biểu diễn những vở cải lương đã từng vang bóng một thời.
Ngoài ra, vào ngày lễ Vu Lan, ngôi chùa Nghệ Sĩ còn phục vụ cơm chay miễn phí cho những người đến đây thắp hương, khấn phật và cúng viêng cho những người nghệ sĩ đã ra đi.
Và trong khuôn viên của ngôi chùa thì còn được quét dọn sạch sẽ và có nước chè cho những người hành hương về đây.
Có thể nói rằng, ngôi chùa Nghệ Sĩ là một ngôi chùa đặc biệt, chắc hẳn đây cũng là ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á được xây dựng lên để trở thành nơi an táng cho những người nghệ sĩ lừng danh.
Và nếu là một người ưa du lịch tâm linh thì bạn nhất định phải đến ngôi chùa ở quận Gò Vấp này.
Đến đây bạn không chỉ là cầu may mắn, hạnh phúc, được thắp hương cho những người nghệ sĩ đã khuất mà bạn còn như được sống lại vào thời xưa của cha anh.
Sống trong một nét đẹp văn hóa đầy chuẩn mực và truyền thống của người dân đất Việt.