Chùa Liên Phái, ngôi chùa cổ tâm linh nằm ngay tại trung tâm của thành phố Hà Nội. Nơi đây là điểm đến thu hút được rất nhiều du khách thủ đô cũng như ở ngoại tỉnh đến để hành hương, khấn phật.
Nội dung bài viết
1. Chùa Liên Phái ở đâu?
Chùa Liên Phái một ngôi chùa cổ tại Hà Nội xây dựng năm 1726. Trước đây có tên gọi là chùa Liên Hoa, Liên Tông.
Tam quan ngoại Chùa Liên Phái
Chùa Liên Phái có vị trí tọa lạc ngay gần trung tâm Thành phố Hà Nội, thuộc ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai thuộc quận Hai Bà Trưng ngày nay.
Chùa không chỉ được biết đến là nơi hành hương khấn phật mà còn nổi tiếng làm bùa và bắt trùng rất hiệu nghiệm.
2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Liên Phái
Nếu mới tới Hà Nội lần đầu, câu hỏi về đường đi tới chùa Liên Phái ắt hẳn sẽ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các cách di chuyển tới chùa Liên Phái nhanh, dễ đi nhất. Giúp du khách có thể tiết kiệm tối đa thời gian đi lại.
-
Cách đi đến Chùa Liên Phái bằng xe máy, ô tô
Nếu di chuyển đến chùa bằng các phương tiện gia đình, bạn có thể đi theo cung đường dưới đây:
Từ khu vực bến xe Giáp Bát, bạn đi dọc theo hướng Giải Phóng khoảng 3km. Sau đó rẽ phải vào đường Lê Thanh Nghị, đi khoảng 500m.
Tiếp theo, bạn đi tới đường Tạ Quang Bửu, rẽ trái vào ngõ số 17. Di chuyển thêm khoảng 200m nữa là tới được chùa.
-
Cách đi đến Chùa Liên Phái bằng xe bus
Ngoài việc lựa chọn các phương tiện cá nhân, bạn cũng có thể di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như: Xe bus, taxi, Grab,….
Có địa chỉ nằm tại phố Tạ Quang Bửu, nên có rất nhiều tuyến xe buýt đi qua chùa Liên Phái, có thể kể đến các tuyến: 08A, 11, 40,…
Tuy nhiên, khi lên xe buýt, bạn cần nhắc nhở phụ xe về điểm dừng, tránh bị xuống nhầm bến.
??? XEM THÊM: Địa chỉ chùa 1 Cột
3. Lịch sử và truyền thuyết hình thành chùa Liên Phái
Chùa Liên Phái tọa lạc tại phố Bạch Mai, Hà Nội được thành lập vào năm 1726 dưới đời vua Lê Dụ Tông.
Chùa theo thiền phái Liên Tông do Lân Giác thượng sĩ (còn gọi là ông hoàng Trịnh Thập).
Sau gần 300 năm tồn tại với thời gian, chùa nhiều lần được tu sửa và xây thêm rất nhiều điện thờ.
Mãi sau này, chùa mới chính thức đổi tên từ chùa Liên Tông thành chùa Liên Phái để tránh phạm húy với tên tự của vua.
Năm 1962 chùa Liên Phái chính thức được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia.
??? ĐỌC THÊM VỀ: Chùa Yên Tử
4. Truyền thuyết về chùa Liên Phái Hà Nội
Theo truyền thuyết xưa kể lại, trong khi đào đất ở đằng sau phủ để xây bể cá ông Trịnh Thập (phu quân của con gái vua Lê Hy Tông) đã phát hiện được một ngó sen (không nói rõ chất liệu của ngó sen đó).
Nhìn thấy ngó sen, ông cho rằng đây là dấu tích của đức phật và tin rằng mình là người có duyên cùng với đức phật.
Chính vì vậy, ông quyết định xây phủ của mình thành chùa Liên Tông (tức chùa Liên Hoa ngày nay).
Đồng thời, ông đã xuống tóc để đi tu theo đạo phật và được vua Lê Hy Tông chuẩn tấu cho phép theo con đường quy y cửa phật.
Từ đây, ông chính thức trở thành Lân Giác thượng sĩ và là vị trụ trì đầu tiên của chùa.
Theo truyền thuyết, lúc còn sinh thời Lân Giác thượng sĩ chứng kiến rất nhiều những cái chết liên tiếp trong gia đình và dòng họ trong một thời gian ngắn, ngày nay vẫn gọi là hiện tượng “trùng tang”.
Chính vì lo sợ những điều chẳng lành, ngài đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván làm bằng gỗ khắc bùa giải giúp cho những vong hồn đã khuất được siêu thoát, tránh hiện tượng trùng tang.
Lân Giác thượng sư ngoài xây dựng chùa Liên Phái, ngài còn cho khởi công xây dựng chùa Hàm Long tại Bắc Ninh.
Ngày nay, chùa Liên Phái là chùa chính chuyên để giải trùng tang, xem bói và bốc bát hương. Còn chùa Hàm Long là nơi chuyên để nhốt trùng tại tỉnh Bắc Ninh.
??? NÊN ĐỌC: Truyền thuyết về chùa Cầu Nhật Bản
5. Kiến trúc chùa Liên Phái ở Bạch Mai
Chùa Liên Phái có niên đại gần 300 năm, một trong số ít những ngôi chùa cổ vẫn còn giữ nguyên hình dạng từ lúc xây dựng cho đến bây giờ.
Chùa sau nhiều lần trùng tu và sang sửa xong vẫn còn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng dưới thời vua Lê.
Tổng thể kiến trúc của chùa Liên Phái được thiết kế theo hình chữ “ Đinh” trong Hán tự. Chùa được thiết kế vào đầu là cổng, sân vườn, tiền đường cùng với khu Tam Bảo là nơi thờ Phật.
Vì chùa nằm ở phía trong ngõ nên cánh cổng tam quan của chùa không được thiết kế hơi nhỏ.
Phía 2 bên của cổng chùa là 2 hồ nước rất rộng, tạo cảm giác thoáng mát hơn cho chùa.
Ngay cổng là một ngọn tháp được thiết kế rất cao tựa như một chiếc bút lông có tên gọi là tháp Diệu Quang.
Tòa tháp Diệu Quang được xây hình lục lăng với thiết kế thành 10 tầng. Ngọn tháp này được bình chọn là một trong những tòa tháp có kiến trúc đặc biệt tại các ngôi chùa của Việt Nam.
Đi qua khu tháp Diệu Quang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự đồ sộ của khu nhà bia.
Khu nhà bia hiện nay là nơi lưu giữ khoảng 34 tấm bia đá ghi lại những sự tích của chùa, tên những người có công cùng những mốc thời gian quan trọng liên quan đến chùa.
Sau khi nhà bia, du khách đi qua một khoảng sân rộng, nơi đây được gọi là nhà bái đường và khu Tam Bảo.
Khu nhà Tam Bảo được thiết kế thành 5 gian nhà, khung của khu nhà này được làm hoàn toàn bằng toàn gỗ quý.
Chính vì vậy, khi bước vào điện Tam Bảo, du khách không chỉ ngửi mùi thơm của nhang mà còn là mùi thơm từ gỗ.
Bên trong của tòa nhà Tam Bảo, rất nhiều người choáng ngợp bởi tất cả các cửa võng ở trong khu đều được sơn son thiếp vàng, trạm trổ một cách công phu.
Nơi đây là những điện dùng để thờ những pho tượng Phật. Tiếp đằng sau khu Tam Bảo là đến nhà tổ.
??? XEM TIẾP: Giới thiệu về chùa Bái Đính
Khu vực thượng điện của chùa được nối liền với gian nhà tiền đường bằng dãy nhà xây ba gian nhỏ.
Các cột trụ cái trong nhà tiền đường đều được kê trên những trụ đá màu xanh được thiết kế thành hình tròn.
Trong khu nhà tiền đường được treo những bức tranh quý theo đề tài tứ quý ( tùng, cúc, trúc, mai..) và tứ linh (long, ly, quy, phượng…).
Đi sâu vào bên trong của khu thượng điện là khu hậu điện. Từ những chiếc vách cho đến những kèo chống đều được trạm trổ vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.
Sau khi tham quan, hành hương khấn phật tại khu nhà tổ, du khách nên di chuyển ra phía sân sau của chùa.
Nơi đây chính là khu vườn tháp, nổi bật trong tổng thể kiến trúc của chùa Liên Phái.
Khu vườn tháp của chùa được xây dựng trên một gò đất cao với 9 tòa tháp lớn nhỏ được xây dựng thành 3 hàng không phân bổ đều.
Hàng thứ nhất trong vườn tháp chỉ có 2 ngọn tháp; hàng thứ 2 có tổng cộng là 5 ngọn tháp.
Nổi bật nhất là ngọn tháp Cửu Sinh được xây dựng và thiết kế hoàn toàn bằng đá với 5 tầng mái, có niên đại khoảng 300 năm tuổi; hàng thứ 3 được thiết kế với 2 tòa tháp lớn.
Ngoài những tòa tháp được thiết kế độc đáo trong khu vườn tháp, du khách còn được chiêm ngưỡng rất nhiều những bảo tháp cao nhiều tầng được xây được xây dựng vào thế kỉ 19.
Trong kiến trúc của chùa, bên cạnh những khu bảo tháp hay những khu điện chính của chùa, vẫn còn một nơi đặc sắc du khách không nên bỏ qua chính là khu gác chuông.
Nơi đây là nơi để treo quả chuông có khắc chữ “ Liên Tông tục diện” mang ý nghĩa là chùa luôn luôn là nơi khai sáng trong nhân loại.
Những nét chữ trên quả chuông này được khắc dưới thời của vua Lê Trung Hưng.
Bên trong chùa Liên Phái ngoài những khu nhà thờ Phật, chùa còn là nơi thờ tượng một số người có công với đất nước: Lân Giác thượng sĩ, ông Nguyễn Đăng Giai cùng các vị công thần khác.
⚠️⚠️⚠️ KHÁM PHÁ: Lễ hội chùa Nôm
6. Bốc bát hương ở chùa liên phái
Khi đến chùa Liên Phái, ngoài việc hành hương, khấn vái, bạn còn được vãn cảnh, thăm quan vẻ đẹp của ngôi chùa.
Bên cạnh đó, chùa cũng là nơi giúp bà con thực hiện nghi lễ bốc bát hương, phục vụ cho những dịp quan trọng như: Sang nhà mới, tạ lễ cuối năm,….
Quy trình làm lễ bốc bát hương tại chùa cũng khá đơn giản. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào bạn cũng có thể nhờ các sư thầy hoặc các sư vãi trong chùa giải đáp.
Ngoài ra, nhà chùa cũng xem ngày giờ cụ thể theo yêu cầu cũng như mục đích trong việc bốc bát hương của du khách.
Điều này sẽ giúp du khách luôn bình an, thuận lợi, tránh được những tai ương về sau.
❌❌❌ TÌM HIỂU: Đi chùa Hà cầu duyên ra sao
7. Lưu ý khi đi lễ Chùa Liên Phái
Khi đi lễ chùa Liên Phái, cũng như với rất nhiều địa chỉ tâm linh khác, bạn luôn phải lưu ý tới các vấn đề sau đây:
- Giữ phong thái lịch sự, giản dị,… Không nói tục, chửi bậy, mặc đồ phản cảm khi vào chùa.
- Không xả rác, khạc nhổ, hái hoa, bẻ cành, gây mất vệ sinh nơi cửa chùa.
- Khi thắp hương ở các ban phật, bạn chỉ được cúng đồ ăn chay, tuyệt đối không cúng đồ mặn.
- Vào những dịp lễ hội đầu năm, xung quanh khu vực cổng chùa có rất nhiều đối tượng hành nghề mê tín, dị đoan như: Xem bói, soi chỉ tay,….
- Tốt nhất, bạn nên tránh xa những, tránh để bị lừa, gây “Tiền mất, tật mang”.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chùa Liên Phái Hà Nội. Nếu như du khách nào có dịp đến thăm thủ đô thì đừng bỏ qua địa điểm vô cùng tâm linh này.