Qúy du khách có thể di chuyển đến xã Hương Hồ để khám phá một địa điểm vô cùng tuyệt vời là Chùa Huyền Không Sơn Thượng. Nơi đây không chỉ được coi là một chốn tâm linh linh thiêng của Huế mà còn là khu nhà vườn xanh mát. Bên cạnh những tà áo tím dài thướt tha, dòng sông Hương phẳng lặng êm đềm, những khu lăng tẩm của vua chúa thời nhà Nguyễn.
Nội dung bài viết
1. Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở đâu?
Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở thôn Đồng Chầm – huyện Hương Trà – Thừa Thiên Huế.
Chùa Huyền Không ở Huế được thành lập từ năm 1989 và theo hệ phái Phật giáo Nam Tông.
Lối vào Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế
Chùa Huyền Không Sơn Thượng được biết đến là một trong những danh lam thắng cảnh chùa vô cùng nổi tiếng ở vùng ngoại ô của Huế.
2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Huyền Không Sơn Thượng
Được xem là địa điểm tâm linh nổi tiếng bậc nhất tại xứ Huế. Vì vậy, bên cạnh các mối quan tâm như: kiến trúc, lịch sử hình thành thì đường đi đến chùa cũng được nhiều người chú ý
Bởi trên thực tế, có rất nhiều người mới tới Huế lần đầu, chưa thực sự quen đường tới đây.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các cách nhanh nhất để tới được chùa Huyền Không Sơn Thượng, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển.
-
Cách đi đến Chùa Huyền Không Sơn Thượng bằng xe máy, ô tô
Với việc di chuyển bằng các phương tiện gia đình, bạn có thể tới chùa theo cung đường sau đây:
Từ trung tâm Tp Huế, bạn di chuyển theo đường Hà Nội và rẽ phải ra cầu Phú Xuân.
Sau đó, bạn đi dọc theo các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Phúc Nguyên, Văn Thánh, Chăm,… Khoảng 8km.
Cuối cùng, bạn rẽ phải vào đường Hương Hồ, đi thẳng thêm 2km nữa là tới nơi.
-
Cách đi đến Chùa Huyền Không Sơn Thượng bằng phương tiện công cộng
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, du khách cũng có thể di chuyển tới chùa Huyền Không Sơn Thương với các phương tiện khác như: Taxi, grab,….
Lưu ý: Hiện tại, thành phố Huế chưa khai thác các tuyến xe buýt để di chuyển lên chùa Huyền Không Sơn Thượng.
Vì vậy, ngay khi thành phố có những tuyến xe tới chùa, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết giúp bạn đọc tại bài viết này.
??? TÌM HIỂU: Một số hoạt động tại chùa Giác Ngộ
3. Lịch sử hình thành chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế.
Chùa Huyền Không Sơn Thượng được hình thành vào năm 1978 do trụ trì Giới Đức đề xuất và cho khởi công xây dựng tại xã Hương Hồ.
Đến năm 1988, chùa được cải tạo và mở rộng quy mô lên đến 50 ha chuyên để trồng rừng.
Năm 1989, trụ trì Giới Đức tiếp tục cho xây dựng cải tạo thêm, sau đó giao lại cho thượng tọa Pháp Tông làm trụ trì.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, ban đầu từ một vùng núi hoang sơ, đất trống đồi trọc.
Ngày nay, chùa Huyền Không Sơn Thượng đã khang trang hơn rất nhiều, cùng với những cánh rừng xanh bạt ngàn thoáng mát và trong xanh.
??? XEM NGAY: Chùa Ve Chai Linh Phước
4. Vẻ đẹp kiến trúc chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Chùa Huyền Không Huế được xây dựng trong lòng của một thung lũng, với những ngọn đồi – núi xen kẽ lẫn nhau được phủ lên mình một lớp áo màu xanh ngát.
Ẩn mình trong cánh rừng xanh khiến cho kiến trúc của chùa lại càng trở nên độc đáo hơn bao giờ hết.
Nếu như du khách di chuyển bằng xe máy lên đến chùa, chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều điều thú vị.
Có lẽ du khách sẽ ấn tượng ngay từ những tấm biển treo chỉ dẫn. Thông thường, những tấm biển sẽ được làm bằng gỗ, sắt rồi sơn chữ.
Nhưng những biển chỉ đường của chùa được làm bằng đá, tuy chỉ được đẽo một cách thô sơ với những nét chữ được khắc giản dị rồi sơn màu, nhưng cũng đủ để tạo nên sự khác biệt và độc đáo.
Những con đường nhỏ, quanh co dẫn vào chùa 2 bên là cây cỏ thơm ngát tạo cho du khách có cảm giác thư thái quên đi những cảm giác mệt nhọc và khó chịu.
Di chuyển qua những con đường tầm 3 cây số du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổng Tam quan của chùa.
?️?️?️ CHIA SẺ: Cách đi đến chùa Huệ Nghiêm bằng xe máy
-
Cổng tam quan huyền không sơn thượng
giống với kiến trúc cổng của chùa Huyền Không Sơn Thượng được thiết kế giống với những ngôi nhà sân vườn của Huế.
Cổng tam quan không quá to được xây dựng bằng gạch và trát xi măng. Theo năm tháng, rêu phong bám lên lại càng tạo nên vẻ cổ kính cho chùa.
Mái của cổng tam quan là kiến trúc 2 tầng được lợp bằng mái ngói, những góc mái được đắp tinh xảo.
Phần tên chùa cùng 2 câu đối bên ngay tại cổng chùa được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ – Tạo nên sự quen thuộc.
Khuôn viên chùa: bước qua cổng tam quan của chùa Huyền Không ở Huế, du khách sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp của nơi đây.
Khuôn viên của chùa tràn ngập cây xanh tựa như một khu nhà vườn trong xanh, thoáng mát.
Nếu như không được giới thiệu, chắc hẳn sẽ nhiều người nghĩ rằng mình đang lạc vào trong một khu rừng.
Khu sân vườn được trồng rất nhiều cây xanh, cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cùng với đó là những giỏ hoa phong lan quanh năm khoe sắc thắm.
Nhìn từ khuôn viên, du khách có thể nhìn thấy một cây cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ bắc qua một dòng suối nhỏ.
Phía dưới con suối được trồng rất nhiều hoa súng vô cùng tuyệt vời. Cây cầu này chính là con đường dẫn du khách đi vào khu Thanh Tâm viên (sân trước của tòa Phật Điện).
⚠️⚠️⚠️ LÀM RÕ: Chùa Diệu Pháp ở đâu
-
Chánh điện huyền không sơn thượng:
Khu vực chánh điện của chùa còn được gọi là chùa ngoài.
Khác với kiến trúc thông thường của những ngôi chùa, chính điện của chùa Huyền Không Sơn Thượng chỉ là một mái nhà nhỏ đơn sơ, tạo nên sự mộc mạc giản dị.
Bên trong của ngôi chính điện là nơi thờ tượng phật Thích Ca Mâu Ni – pho tượng đặc trưng của những ngôi chùa thuộc thiền phái Nam tông.
-
Thanh Tâm Viện:
Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế được thiết kế theo kiến trúc nhà vườn. Chính vì vậy, khung cảnh chủ đạo của chùa là cây cối, ao hồ.
Đi từ khuôn viên vào, qua cây cầu gỗ du khách sẽ đến được với khu vực Thanh Tâm viện.
Thanh Tâm viện được xây dựng kiến trúc là một khu vườn. Lối vào của khu Thanh Tâm viện là một lối mòn nhỏ quanh co uốn lượn.
Bên cạnh là những loại cây cỏ dại mọc lên tươi tốt, phía xa xa là những đồi cỏ nhỏ tạo thành một bức tranh núi rừng vô cùng tươi mát.
Trong khuôn viên của Thanh Tâm viện được xây dựng một lương đình nhỏ được lợp ngói đỏ tươi.
Bên cạnh trồng rất nhiều những gốc thiên tuế cùng rất nhiều chậu hoa sứ, hoa đại hàng trăm năm tuổi. Nơi lưu trữ rất nhiều thư pháp Hán – Việt, tranh, ảnh nghệ thuật của Thanh Tâm viện.
Ngoài lương đình nhỏ, bên trong Thanh Tâm viện còn được xây dựng một hồ nước mô phỏng theo hình dáng chữ S của lãnh thổ nước ta.
Được đặt tên là Hàm Nguyệt Trì hay còn gọi là hồ ngậm trăng.
Bên dưới hồ nuôi rất nhiều các cảnh và trồng rất nhiều hoa súng.
Đến mùa hoa súng nở rộ, màu hồng phấn, màu tím đậm của hoa lại càng tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng cho khung cảnh của Thanh Tâm Viện.
Phía bên kia của hồ ngậm trăng, du khách đi qua cây cầu được làm bằng tre tên gọi là Giải Trần Kiều sẽ đến được với Y Đình Thảo.
Nơi đây là địa điểm của các tăng ni, phật tử cùng các du khách thưởng thức cảnh đẹp và làm thơ. Hình ảnh này khơi gợi lại vẻ đẹp của những nhà thơ xưa thường ngồi ngắm trăng đề thơ.
??? NÊN XEM: Lịch sử hình thành chùa Phổ Quang
-
Yên Hà Các:
Yên Hà Các có vị trí bên tay phải của phật Điện. Kiến trúc của khu này thu hút du khách bởi sự tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, thanh thoát hòa quyện với hương thơm của các loại hoa.
Có thể nói nơi đây là thiên đường của hoa phong lan, trong Yên Hà Các được trồng rất nhiều loài hoa phong lan, đủ màu sắc và nở vào các mùa khác nhau trong năm.
Ngoài những khu vực trên, khi đến với chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của: Tử Vân am, nhà khách, Trai đường, Chúng hòa đường…
??? THAM QUAN: Kiến trúc tại chùa Gia Lào
5. Lưu ý khi đi lễ Chùa Huyền Không Sơn Thượng
Bên cạnh đó, khi tới chùa Huyền Không Sơn Thượng thăm quan quý du khách cần chú ý 1 số điểm dưới đây:
- Luôn có thái độ nhã nhặn, ăn mặc chỉn chu, lịch sự,…. Không diện các bộ đồ phản cảm cũng như ăn nói thiếu lễ độ, gây mất uy nghiêm nơi cửa chùa.
- Không nghe điện thoại trong các khu vực hành lễ, tránh làm ảnh hưởng tới người khác.
- Khi thắp hương, khấn vái, bạn nói nhỏ, vừa đủ nghe, không nói quá to.
- Không ăn uống đồ mặn tại các khu vực quan trọng như tam bảo hay các ban lễ phật.
- Khi có nhu cầu công đức, bạn nên để tiền vào hòm, không cho vào tay của các tượng phật.
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp du khách biết thêm về một ngôi chùa tuyệt đẹp của xứ Huế mộng mơ.