Chùa Giác Nguyên để lại bao bồi hồi, nỗi nhớ nhung cho người “hữu duyên”. Có thể nói về đoạn tình cảm, tín ngưỡng Phật Học giữa chùa và người có tâm cầu đạo và lỡ đắm say cảnh sắc bằng lời thơ “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”.
Nội dung bài viết
1. Chùa Giác Nguyên ở đâu
Chùa Giác Nguyên có vị trí: QL27, D’Ran, Đơn Dương, Lâm Đồng.
2. Lịch sử hình thành chùa Giác Nguyên
Chùa Giác Nguyên có tên cũ là chùa Bà Xám ( am nhỏ, làm bằng tường đất).
Năm 1923: Chùa được xây dựng.
Năm 1925: Chùa được xây lại với cột, gạch và mái ngói. Nơi chánh điện của chùa có 9 cột nên gọi tên khác là chùa 9 cột.
Năm 1939: Chùa được ban danh hiệu Sắc Tứ (Bảo Đại năm thứ 14).
Năm 1997: Ngôi chùa thực hiện cuộc kiến thiết lớn. Vừa tiến hành tu bổ quang cảnh cũ, vừa xây thêm chùa mới là chùa Trung và điện Thượng. Giám sát là trụ trì Thích Pháp Chiếu ( người Bình Định).
Năm 1999: Chùa tiến hành nghi lễ cung nghinh Xá Lợi Phật (được tặng bởi hoàng gia Thái Lan).
Chùa Giác Nguyên uy nghi, khang trang, rực rỡ theo mô hình từ thấp lên cao, dựa vào chiều của con dốc, trở thành nơi thu hút tâm ý của nhiều phật tử.
Hiện nay, bảng biểu của chùa là cụm “Tổ Đình Sắc Tứ “ kết hợp cụm“Giác Nguyên Tự”.
Ghi chú: Bà Xám là tên hiệu của Nguyễn Thị Lan (pháp danh Hồng Tiến), quê ở Biên Hòa. Vì bà ái mộ đạo và có lòng thành tâm nên khi có cơ duyên đến huyện Đơn Dương đã lập chùa.
??? NÊN XEM: Chùa Vạn Linh
3. Chùa Giác Nguyên giờ mở cửa
Chùa Giác Nguyên mở cửa vào các ngày trong tuần, từ 6h00 – 18h00 tối.
Ghi chú: Những ngày lễ, thời gian được kéo dài.
4. Hướng dẫn đi đến chùa Giác Nguyên
-
Cách đi đến chùa Giác Nguyên bằng ô tô
Chúng ta đến chùa Giác Nguyên bằng cách thuê xe ô tô, đi theo tour hoặc xe bus,..
Tuyến xe bus từ Đà Lạt – Đơn Dương. Giá vé: 15K( toàn tuyến).
Lưu ý:Bạn tự quản hành trang cá nhân và nhớ dừng đúng trạm.
-
Cách đi đến chùa Giác Nguyên bằng xe máy
Chúng ta sử dụng google mà tiến thằng đến chùa Giác Nguyên bằng xe máy. Nếu từ UBND huyện Đơn Dương thì theo gợi ý dưới.
Theo hướng Đông, lên Hai Tháng tư/QL27 về phía Xuân Diệu, rồi vào Lê Lợi, đến nơi cần đến.
Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra hành lý cá nhân và tuân thủ luật giao thông.
⚠️⚠️⚠️ TÌM HIỂU: Thời gian lý tưởng để đi lễ chùa Linh Ứng
5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Giác Nguyên
Chùa Giác Nguyên là công trình ấn tượng, đặc sắc được xây trên đồi cao Tản Sơn (cao khoảng 1200m).
Nếu chúng ta, càng đi lên cao theo thiết kế của chùa thì càng tận hưởng được vẻ đẹp tuyệt mỹ ở đây. Có thể chiêm ngưỡng gần như bao quát đập Đa Hinh của thị trấn D’Ran.
Ngôi chùa được phân ra làm ba phần chính yếu, phần tiếp theo có vị trí xây cao hơn phần trước đó: Chùa Hạ, chùa Trung, Điện Thượng.
-
Mỹ quan toàn cảnh của chùa Giác Nguyên
Chùa Giác Nguyên trầm tĩnh, tôn nghiêm được bao bọc bởi tường ngạch kiên cố, hòa dưới tán lá xanh của cây cối xung quanh, nằm ngay trên đường lớn QL27.
Cổng Tam Quan của chùa kết cấu đặc biệt theo thiết kế biến thể từ kiểu tứ trụ, thể hiện giá trị nghệ thuật và mỹ thuật đỉnh cao. Toàn bộ hệ thống trên của cổng được đặt trên 8 trụ đá.
Trên mái đao cong, có gắn rồng chạm khắc ở các góc, giữa mái lại có đầu rồng đội bánh xe pháp luân với sắc thái hùng dũng, khí chất “ngút trời” trấn giữ.
Cổng Tam Quan được “khoác” chiếc áo khảm xà cừ họa tiết uyển chuyển. Ở đỉnh cao nhất trên cổng ( bên hữu) là tượng đá hoa sen được nâng từ tòa nhà hình hộp gỗ chạm gắn rồng, trung tâm nối giữ chữ “Vạn”.
Cổng chính có đôi câu đối hán tự được khắc trên khung, gắn chặt hai trụ trước tại cổng. Mặt sau của cổng có dòng chữ “ Từ Bi – Hỷ Xả”.
Từ cổng Tam Quan, đi theo đường gạch dốc cao lên dần, qua những rặng cây xanh, là vào được chùa Hạ.
Chùa Hạ trang nghiêm “hòa mình” trong không gian rộng thoáng với nhiều chậu kiểng đẹp và những bức tượng cổ vẫn còn lưu giữ lại. Chánh điện lớn, gồm 4 mặt cửa.
??? XEM THÊM: Thời gian Mở- Đóng cửa ở chùa Hoằng Pháp
Trước chánh điện là nơi tọa lạc của tượng sứ trắng Phật Bà Quan Âm trong khuôn viên riêng, đứng trên đài cao, dưới có lan can.
Dưới tượng Bà là hai tượng Hạc được son sơn gam vàng rực rỡ đứng chầu hai bên của lưu hương.
Khu mặt tiền chánh điện có thờ Đức Phật, Xá Lợi Phật ở trên cao và bên dưới thì có tượng Phật Đản Sinh, tượng Tam Thánh Tây Phương uy dũng, nghiêm nghị.
Phía sau là bức tượng tổ bằng gỗ. Ngoài ra, tượng Địa Tạng, Tiêu Diêu, Hộ Pháp, Chuẩn Đề đều được gia công từ nguyên bản gỗ lớn.
Các tượng được thợ làm tỉ mỉ, sắc nét từ những chi tiết phụ đến chính trên tượng, vừa đẹp vừa độc đáo.
Theo rìa con dốc, chúng ta đến chùa Trung và điện Thượng, nằm ở địa thế cao, thoáng mát, vừa cổ kính, vừa trang nhã, mang đậm khí chất nhà Phật.
Gần như toàn bộ công trình, có hướng chính diện nghiêng về phía đông của đập thủy điện.
Công trình lớn là tòa nhà Đạo Tràng Niệm Phật Ngọc Liên, trên nóc có cao đài tượng phật nghìn mắt nghìn tay.
Chùa có Minh Bảo Tháp, được khởi công xây dựng vào năm 2014. Thiết kế khu Bảo Tháp gồm tòa Tháp lớn 5 tầng, xung quanh có 6 cột tháp chia đều đối xứng, phía trước tháp lớn là tổ đình.
✅✅✅ NÊN XEM: Chùa Cầu ở Hội An có gì đặc biệt
-
Kiến trúc tuyệt mỹ đậm chất Á- Đông của chùa
Nếu nói về kiến trúc của chùa Giác Nguyên thì có thể chia làm hai giai đoạn: Công trình chùa cũ ( chùa Hạ) và công trình chùa mới sau này.
Vào thuở mới lập chùa, chùa cũ đã là hạng mục tạo tiếng vang trong điểm nhìn kiến trúc của nhiều người. Chùa được xem là ngôi chùa cổ, kết cấu đậm nghệ thuật cổ truyền Việt.
Những hạng mục bổ sung sau, được đánh giá là nét kết hợp thẩm mỹ Phật Giáo nói riêng và kiến trúc nói chung của nhiều nơi trên đất Việt và châu Á.
Chánh điện lớn được dựng dựa vào ý tưởng của cố hòa thượng Thích Pháp Chiếu.
Phần đại sảnh là nét kiến trúc nguyên bản của hệ phái Bắc Tông ở phía Nam ( tính từ Huế trở vào).
Trên mái chùa thể hiện nhiều điểm phối hợp, hòa quyện từ nhiều nước. Hai tháp sử dụng kiến trúc Thái Lan, một tháp khác thì thừa kế nghệ thuật kiến trúc San Chi của Ấn.
Trong khi đó, đỉnh cao nhất trên tháp thì biến hóa theo kiến trúc Phật Giáo Tây Tạng. Phía sau Tháp thì chạm khắc nhiều hoa sen, hoa cúc cách điệu tao nhã, sinh động, nét đặc trưng của nghệ thuật – mỹ thuật Việt Nam.
Điểm nhìn kiến trúc thời Lê Trung Hưng thì được thể hiện rõ ở trước chánh điện ( xây theo hình vòm cung). Nét kết cấu này, chúng ta có thể được chiêm ngưỡng ở một số ngôi chùa ở Quảng Bình ( còn sót lại).
Thẩm mỹ kiến trúc cổ truyền phía Bắc nước Việt thì được “dung hòa” trong từng khúc uốn cong hình mái thuyền của các góc mái ngói.
??? NÊN XEM: Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm thờ ai
-
Điểm đặc sắc của chùa Giác Nguyên
Chùa Giác Nguyên với bề dày lịch sử, với những lợi thế ưu ái từ thiên nhiên đã tạo nên “thượng uyển” của Phật chốn dân gian.
Bên cạnh những hạng mục đồ sộ, là khung cảnh thiên nhiên hữu tình nên thơ với nhiều cây quý.
Những chậu kiểng đẹp, những cây cổ thụ rợp bóng mát. Ở chùa, có cây Tùng Du Sam to lớn với tuổi thọ hơn 1600 năm, đường kính khoảng 1m6.
Tùng Du Sam là loại cây nằm trong danh sách cần bảo tồn của vườn quốc gia Phù Vúng tỉnh Bắc Kạn.
Đặc biệt, hai bức tượng dâu tầm cao 3.5m, mỗi tượng nặng 2780 kg, được nghệ nhân điêu khắc từ gỗ nguyên khối.
?️?️?️ TÌM HIỂU: Lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa
6. Lưu ý khi đi lễ chùa Giác Nguyên
Khi chúng ta đến chùa Giác Nguyên, có thể chạy thẳng xe ô tô hoặc xe máy lên các chùa trên, tuy nhiên hạn chế và dựng xe đúng nơi quy định.
Túi cẩm nang với vài lưu ý khi đi lễ chùa.
- Dù bạn đến chùa tham quan hoặc cầu nguyện,… thì cần tuân thủ bảng quy định.
- Lựa chọn trang phục trang nhã, lịch sự, tránh cách phối hợp đồ làm mất mỹ quan nơi đất Phật và giá trị con người bạn.
- Khi ứng xử, thì từ hành vi đến lời nói cần giữ đúng mực.
- Trong khuôn viên chùa, có nhiều điểm thắp hương, nên không nhất thiết chen vào nơi đông người ở chánh điện vào ngày lễ.
- Không phá hoại, không trục lợi, không buôn bán các mặt hàng cấm khi đến chùa.
Chùa Giác Nguyên là nơi tịnh tâm, tu dưỡng thuần ý, giác ngộ ý cảnh mà vơi đi sầu não. Khi chúng ta đến, vừa ngắm cảnh, vừa cầu nguyện, vừa được tận mắt tiếp thu sự cân bằng đối xứng mà hài hòa trong kiến trúc của chùa.
Cảm ơn bạn đã đọc. Không quyết định được mệnh đã ban, chỉ thay đổi được số đã định!