Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, có lẽ đây là một cái tên khá mới mẻ đối với du khách thập phương. Nhưng đối với người dân nơi đây, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự không chỉ là một chốn tâm linh mà còn một điểm đến du ngoạn vô cùng thú vị.
Nội dung bài viết
1. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ở đâu?
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại thôn Ninh Trung – xã Thanh Liên – huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam.
Toàn cảnh chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Hà Nam
Chùa được xây dựng dưới chân một ngọn núi, ẩn mình trong một khu rừng thông.
Chính vì vậy khi đến với chùa du khách sẽ có cảm giác thanh mát, nhẹ nhàng giống như chốn bồng lai tiên cảnh ngay tại vùng đồng bằng Bắc bộ của nước ta.
2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Địa Tạng Phi Lai
Hãy Đến chùa Địa Tạng Phi Lai để cảm nhận không gian thanh tịnh, những phong cách kiến trúc cổ xưa của những ngôi chùa tại miền Bắc.
Từ đó, giúp tâm hồn bạn cảm thấy thoải mái, thanh tịnh hơn.
Bên cạnh đó, cung đường tới chùa cũng khá dễ đi, bạn có thể di chuyển theo các cách sau đây:
-
Cách đi đến Chùa Địa Tạng Phi Lai bằng xe máy, ô tô
Nếu tới chùa bằng các phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo tuyến đường sau đây:
Từ trung tâm thành phố Phủ Lý, bạn đi dọc theo tuyến Quốc Lộ 1A khoảng 10km. Sau đó, rẽ trái vào đường Liêm Sơn, đi thêm 2km.
Tiếp theo, bạn rẽ phải vào đường Thanh Liêm, đi thêm khoảng 1km nữa là tới được chùa.
-
Cách đi đến Chùa Địa Tạng Phi Lai bằng phương tiện công cộng
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn cách tới chùa bằng cách đi các phương tiện công cộng như: Taxi, grab
Lưu ý: Hiện tại, chưa có tuyến xe buýt nào đi qua chùa Đại Tạng Phi Lai. Vì vậy, khi nào thành phố Hà Nam khai thác các tuyến xe buýt qua đây, chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất ngay tại bài viết này.
??? XEM THÊM: Lịch sử ra đời chùa Pháp Vân
3. Lịch sử hình thành chùa Địa Tạng Hà Nam
Chùa Địa Tạng Phi Lai tự còn có tên gọi khác là chùa Ninh Trung. Tên gọi Ninh Trung được lấy từ chính tên của ngôi làng mà chùa được xây.
Cái tên chùa Ninh Trung cũng được người dân nơi đây sử dụng để gọi nhiều hơn là tên chính thức của chùa.
Chùa được hình thành từ khoảng đầu của thế kỉ XI. Nơi đây đã từng là nơi sinh sống của vua Trần Nghệ Tông và là điểm đến cầu tự của vua Tự Đức.
Tên gọi của chùa ngày nay là do vua Tự Đức đặt tên. Có rất nhiều du khách khi đến đây đều thắc mắc về tên gọi đặc biệt của chùa.
??? TÌM HIỂU: Những điểm lưu ý khi đi lễ chùa Liên Phái
4. Ý nghĩa tên gọi của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Chùa Được đặt theo tên của một vị bồ tát được thờ tại chùa – Đó chính là bồ tát Địa Tạng.
Ngoài truyền thuyết nói rằng chùa được hình thành từ khoảng thế kỉ XI thì cũng có rất nhiều người nói rằng chùa được hình thành dưới thời nhà Lý.
Truyền thuyết này xuất phát từ lần cải tạo lại chùa.
Trong khi san lấp đất để xây dựng, cải tạo lại chùa người ta tìm thấy rất nhiều những mảnh gốm, viên đá được khắc họa lên hình ảnh hoa văn, hình đầu người mình chim.
Đặc trưng cho nét nghệ thuật của thời Lý.
Bên cạnh đó, nhiều người còn lập luận rằng, hầu hết những ngôi chùa được xây dưới thời nhà Lý đều có kiến trúc khu nhà chính điện cùng với một ngôi bảo tháp.
Điều này hoàn toàn trùng khớp với kiến trúc của chùa sau khu điện chính cũng có một tòa bảo tháp mang tên là tòa Tháp trấn Liêm Sơn.
Cho dù chùa Địa Tạng Phi Lai tự có được hình thành từ khi nào thì đây cũng được coi là một ngôi chùa cổ. Một chốn tâm linh yên bình, nơi những người con của phật tìm đến.
✅✅✅ PHẢI XEM: Khóa tu tại chùa Đình Quán
5. Kiến trúc của chùa Địa Tạng Phi Lai tự
Chùa Địa Tạng Phi Lai được xây dựng phía bên trong một khu rừng thông xanh mướt. Bên cạnh chùa là những mạch nước ngầm, con suối đang ngày đêm chảy róc rách.
Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong thủy hữu tình vừa có thanh và vừa có sắc.
Tổng thể kiến trúc của chùa bao gồm: tòa nhà Tam Bảo sừng sững ngay khi bước vào sân chùa, khu điện thờ Đức Ông, khu thờ đức Thánh Hiền và nhà thờ tổ.
Bên cạnh những nơi thờ phật, nhà chùa còn cho xây dựng thêm:
+ Các khu nhà ở ( khu dành riêng cho tăng ni – phật tử ở trong chùa).
+ Khu giảng đường (là nơi hàng ngày các tăng ni phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo và diễn ra các khóa tu tại đây).
+ Khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).
Tuy nhiên, điều gây chú ý đối với du khách hay cái danh đặt cho chùa là chốn bồng lai tiên cảnh chính là khuôn viên của chùa.
Khuôn viên của chùa được sư trụ trì Thích Minh Quang thiết kế và cho xây dựng rất đặc biệt, khác hẳn với nét kiến trúc của các ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Đặt những bước chân đầu tiên vào bên trong chùa, du khách sẽ thấy điều hoàn toàn khác lạ.
Đó chính là hầu như phần sân dẫn vào chùa đều được trải bằng sỏi màu trắng chứ không lát gạch đỏ giống như những ngôi chùa khác.
Theo như sự giải thích của vị sư trụ trì Thích Minh Quang, sử dụng những viên sỏi trắng mang ý nghĩa của sự an toàn, hình ảnh cứng rắn của những viên sỏi biểu tượng cho sự bền vững.
Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh những viên sỏi trắng tinh sẽ khiến cho lòng trở nên thanh thoát không còn lo nghĩ đến những bộn bề của cuộc sống.
Bên cạnh nét độc đáo đến từ những viên sỏi, khuôn viên trong chùa được trồng rất nhiều các loại cây cối xanh mát.
Cùng với đó là những cây cỏ dại như lau, sậy cũng được trồng trong chùa tạo cảm giác như đang lạc vào trong một khu rừng thần tiên.
Bên cạnh vẻ đẹp của khuôn viên, du khách còn có thể cảm nhận được tiếng chim hót ríu rít cũng tiếng róc rách nước chảy vô cùng vui tai.
??? ĐỌC TIẾP: Chùa Côn Sơn Hải Dương
Khu điện thờ của chùa Địa Tạng
Cứ mỗi buổi chiều tà, ngồi trong khuôn viên của chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh những chú chim đang tranh nhau về tổ vô cùng thú vị.
Đến với chùa Địa Tạng, ngoài được hành hương khấn phật ngắm cảnh thần tiên du khách còn được trải nghiệm leo núi khá thú vị.
Leo theo triền núi từ phía bên phải của chùa Địa Tạng du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hang đá cùng với những thảm thực vật như rừng táo, sim rừng, ổi, cây leo vô cùng phong phú và rực rỡ sắc màu.
Đứng từ trên núi cao, du khách có thể nhìn được toàn cảnh của ngôi chùa đang ẩn mình bên trong rừng thông.
Nhìn ra xa xa sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng lúa, mùa xuân xanh tươi còn mùa thu chín vàng cả một vùng.
Mùa đông có thêm chút sương mờ tựa như đang ở trên thiên đường giống như những câu chuyện cổ tích.
Chùa Địa Tạng giờ đây không chỉ là một ngôi chùa cổ có niên đại hàng ngàn năm lịch sử mà còn là một nơi du ngoạn ngắm cảnh của rất nhiều người dân.
Đặt chân đến với chùa Địa Tạng dường như bao muộn phiền âu lo đều tan biến hết, thay vào đó là cảm giác thoải mái, thanh thoát, tự tại.
Kiến trúc độc đáo bên trong các điện thờ
Sau một ngày tham quan chùa, du khách có thể xin ở lại tá túc qua đêm tại chùa một hôm. Ở lại chùa qua đêm du khách sẽ được tận hưởng và trải nghiệm những điều vô cùng thú vị.
Nếu như buổi sáng, chùa được ví như chốn bồng lai thì buổi đêm xuống có lẽ khó có lời lẽ nào có thể tả được vẻ đẹp của chùa.
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những ánh đèn bật sáng lên, cả ngôi chùa kết hợp với ánh sáng vàng vô cùng lung linh.
Nhìn từ xa, chùa tựa như một tòa bảo tháp được dát vàng sáng lấp lánh.
??? PHẢI XEM: Chính điện chùa Tây Tạng có điểm gì nổi bật
6. Khóa tu tại chùa Địa Tạng Thanh Liêm
Hàng năm, cứ mỗi dịp hè về chùa Địa Tạng lại tổ chức những khóa thiền, khóa tu thu hút được rất nhiều học viên đặc biệt là các em nhỏ.
Tại đây, du khách sẽ được học hỏi về đạo phật, được dạy về kỹ năng sống cũng như sự nề nếp ở trong cuộc sống.
Để biết rõ hơn về những khóa tu, du khách quan tâm có thể liên lạc qua số điện thoại của chùa Địa Tạng để có thêm nhiều thông tin.
?️?️?️ XEM NGAY: Chùa Khỉ ở đâu
7. Lưu ý khi đi lễ Chùa Địa Tạng Phi Lai
Ngoài ra, khi hành hương tại chùa Địa Tạng Phi Lai, du khách lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Có thái độ hòa nhã, nhẹ nhàng, ăn mặc lịch sự. Không nói năng thô lỗ, mặc đồ phản cảm khi vào chùa.
- Không mang theo những vật dễ cháy nổ, vũ khí nguy hiểm khi tới chùa.
- Vào mùa hè, thời tiết tại đây tương đối nóng. Tốt nhất, bạn nên mang theo các vật dụng như ô, dù để tránh nắng khi vãn cảnh chùa.
- Không sử dụng các đồ ăn mặn tại các ban chính như tam bảo, các ban thờ phật.
- Trong quá trình thăm quan chùa Địa Tạng Phi Lai, du khách cần tự bảo quản tài sản cá nhân, đề phòng kẻ gian lấy cắp.