Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25 cây số về phía nam ngoại thành. Nơi ấy xuất hiện một ngôi chùa với dáng vẻ cổ kính cùng tên gọi khá thú vị – Đó chính là chùa Đậu.
Nội dung bài viết
1. Chùa Đậu ở đâu?
Chùa Đậu nằm ở khu vực ngoại ô của thành phố Hà Nội thuộc làng Gia Phúc – xã Nguyễn Trãi – huyện Thường Tín – thành phố hà Nội.

Để di chuyển đến với chùa Đậu, du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy, ô tô hay xe bus đều dễ dàng.
2. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Đậu Thường Tín Hà Nội
Nếu như du khách nào đang có ý định di chuyển đến chùa Đậu bằng phương tiện cá nhân thì nên tham khảo cách đi dưới đây:
- Di chuyển từ trung tâm thành phố – đường Giải Phóng
- Đi thẳng từ Giải Phóng theo quốc lộ 1A xuống địa phận Thường Tín – thị trấn Thường Tín
- Đi thêm khoảng 800m nhìn sang phải sẽ thấy biển của chùa được treo ngay đường lớn
- Tiếp tục di chuyển đến khu vực ngã 3 đường rẽ sang sông Nhuệ
- Đi hết đường bờ sông là đến chùa Đậu
Nếu chưa hình dung ra du khách có thể sử dụng thêm ứng dụng chỉ đường google map, thuận tiện hơn cho việc tìm đường.
Có rất nhiều du khách thắc mắc, di chuyển bằng ô tô có thể vào tận chùa không?

Câu trả lời là có, ngày nay đường dẫn vào chùa đã được mở rộng thuận tiện cho du khách di chuyển bằng ô tô vào tận bãi đậu xe bên trong chùa.
Ngoài cách di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, du khách có thể di chuyển bằng xe bus. Tuyến bus số 06 có điểm dừng khá gần với vị trí của chùa Đậu Thường Tín.
??? TÌM HIỂU: Cách đi đến chùa Ông Núi bằng phương tiện công cộng
3. Lịch sử hình thành chùa Đậu Hà Tây
Chùa Đậu là một trong những ngôi chùa linh thiêng được đặt tại Thường Tín, Hà Tây. Chùa Đậu còn có rất nhiều tên gọi khác như là:chùa Thành Đào tự, chùa Bà và chùa Pháp Vũ tự.
Tên đầu tiên của chùa là Thành Đạo tự, sau này khi chùa rước về thờ thêm Đại Thánh Pháp Vũ Bồ Đề mới đổi tên chùa thành Pháp Vũ tự như hiện nay (hay còn gọi là chùa Đậu).
Chùa Đậu là một trong những công trình kiến trúc nổi bật được xây dựng dưới thời nhà Lý.
Chùa Đậu trước kia là nơi thờ tụng Tứ đại phật pháp trong truyền thuyết bao gồm: Vân, Vũ, Lôi, Điện (có nghĩa là mây, mưa, sấm và chớp).
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển chùa đã bị hư hỏng và xuống cấp nhiều.
Vào năm 1635, dưới thời của vua Lê Thần Tông, bà Ngô Thị Ngọc Nguyên đã khởi xướng trùng tu lại công trình chùa Đậu thêm khang trang.
Dưới thời thực dân Pháp, chùa đã bị đốt cháy, sau này mới được khôi phục lại. Xong, để có diện mạo như ngày hôm nay,
Vào khoảng thời gian trước đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010, ủy ban nhân dân thành phố đã cho tu sửa cải tạo lại chùa cũng như lối vào của chùa thêm khang trang và rộng rãi hơn.
Ngày nay, chùa Đậu là một trong những chốn tìm về đất Phật nổi tiếng được nhiều du khách cùng các tăng ni, phật tử tìm về.
Năm 1964, chùa Đậu được xếp hạng là một trong những di tích lịch sử – nghệ thuật hạng A.
??? PHẢI XEM: Kiến trúc chùa Trăm Gian
4. Truyền thuyết về chùa Đậu ở Hà tây
Theo như sổ sách ghi chép được truyền lại, vào khoảng đầu của thế kỷ III (từ năm 200 cho đến 210), chùa được Sĩ Nhiếp cho khởi công xây dựng.
Sĩ Nhiếp theo như lịch sử ghi lại, ông là một trong những nhân tài được nhân dân kính trọng giống như vua, nên gọi ông là Sĩ Vương.

Tương truyền, trong một lần Quách Thống di chuyển đến khu vực của làng Gia Phúc, ông nhận thấy rằng, địa thế của khu vực đó trông giống như một bông sen đang nở.
Bên cạnh đó, ông còn được nghe đồn rằng, nơi đây có luồng linh khí phát quang. Chính vì vậy, khi về ông đã trình luôn lên cho Sĩ Nhiếp biết.
Thấy vậy, Sĩ Nhiếp cho lập chùa để cho dân chúng làm nơi tu hành, bởi ông cho đó là mảnh đất của Phật và đặt tên là Thành Đạo tự.
Từ đó, chùa là nơi lưu đến của rất nhiều vị vua chúa thời xưa.
Kể từ khi được thành lập, chùa là một trong những nơi vô cùng tâm linh mà các bậc trí sĩ thường lưu tới để cầu mưa cho cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu.
⚠️⚠️⚠️ XEM CHI TIẾT: Địa điểm chùa Từ Quang
5. Kiến trúc chùa Đậu ở Thường Tín
Kiến trúc của chùa đã nhiều lần được tu sửa và cải tạo, xong vẫn giữ nguyên được nét cổ kính vốn có của một ngôi chùa linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”.
Cổng Tam quan
Chắc chắn rồi, với hầu hết các ngôi chùa được xây dựng ở khu vực phía Bắc nước ta từ xưa đều có kiểu kiến trúc dẫn vào là cổng tam quan.
Tuy nhiên, cổng tam quan của chùa Đậu lại có phần khác biệt so với những ngôi chùa khác. Cổng tam quan của chùa chính là một chiếc gác chuông.
Mái của chiếc gác chuông được xây dựng theo chuẩn lối kiến trúc của thời lý với hai tầng mái được lợp bằng ngói vảy cá đỏ, các góc mái được đắp theo hình đầu đao cong vút hướng lên trời.
Từng cột trụ, chèo chống đều được chạm khắc hình rồng, phượng, hoa lá vô cùng tinh xảo.
Bên trong gác là nơi treo quả chuông lớn được đúc hoàn toàn bằng đồng vào năm 1801 dưới thời Tây Sơn.
Khu vực phía trong chùa Đậu
Bước qua cổng tam quan của chùa, du khách sẽ tiến đến khu vực khuôn viên của chùa. Nền khuôn viên chùa được ốp toàn bộ bằng gạch được trồng một vài cây xanh cổ thụ.
Phía 2 bên của khuôn viên chùa là 2 tòa nhà giải vũ – đây là 2 tòa nhà dùng làm nơi nghỉ ngơi của du khách hành hương khi đến chùa Đậu.
Phía trung tâm của khuôn viên là vị trí của khu vực tiền đường. Từ 2 dãy hành lang của khu tiền đường chính là con đường dẫn ra đằng sau.
Đây là khu vực của nhà thờ tổ, tòa thiêu hương cùng với điện thờ bà Đậu.
??? NÊN ĐỌC: Các lễ hội thường diễn ra tại Chùa Viên Giác
6. Những di vật còn được lưu trữ tại chùa Đậu Thường Tín
Ngoài những nét vô cùng đặc sắc về kiến trúc, chùa Đậu còn là nơi lưu trữ rất nhiều cổ vật quý giá.
Một trong số những cổ vật quý đó là: tượng đá 2 con chồn được đặt ở khu vực cổng tam quan có lịch sử từ thời nhà Trần.
Tượng đôi rồng đá được đặt tại khu vực nhà tiền đường. Tính đến nay có niên đại lịch sử hơn 500 năm tuổi.
Các bức phù điêu được chạm khắc nhiều hình người – chim – cuộc sống hàng ngày của người xưa.
Các loại gạch được khắc những đường nét hoa văn từ thời nhà Mạc và Lê, 2 bộ sách bằng đồng…. cùng rất nhiều cổ vật quý giá khác.

Điều làm nên điểm đặc biệt của chùa Đậu chính là 2 pho tượng ướp xác của 2 vị tổ thiền sư.
Hai vị tổ thiền sư đó là Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tạo nết nét độc đáo và huyền bí cho ngôi chùa Đậu có niên đại hàng ngàn năm.
Điều làm nên nét huyền bí đó của 2 pho tượng được sư trụ trì Thích Thanh Nhung kể rằng: 2 bức tượng này chính là 2 vị thiền sư sau khi đắc đạo thành công đã để lại – gọi là Toàn Thân Xá Lợi.
Hiện tượng này được giải nghĩa là đốt cũng không cháy, ngâm trong nước cũng không tan, cũng không bị thời gian bảo mòn đi.
Cũng chính vì điều này, 2 pho tượng của 2 vị sư trụ trì này được coi như là một quốc bảo thiêng liêng, được người dân cung kính, trân trọng như 2 vị đức phật sống.
Cũng vì vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, những di vật thiêng liêng và kì bí đã khiến chùa Đậu trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng được rất nhiều du khách tìm đến.