Chùa Chén Kiểu là ngôi chùa nổi tiếng, hằng năm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh thành ở miền Tây có số lượng lớn người Kh’mer sinh sống. Là dân tộc với tinh thần Phật giáo luôn được đề cao, nhiều ngôi chùa theo lối kiến trúc Kh’mer ở Sóc Trăng được xây dựng và hoàn thành.
Nội dung bài viết
1.Chùa Chén Kiểu ở đâu?
Chùa Chén Kiểu hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Sà Lôn nằm ở khu vực phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 10km.
Hiện nay, chùa nằm ven trên đường quốc lộ 1A, hướng đi về thành phố Bạc Liêu.
Chùa Chén Kiểu được hình thành vào năm 1815. Thuở khai sơ còn nhiều khó khăn, chùa tận dụng thiên nhiên miền Tây ưu đãi mà dùng lá dừa nước, lá thốt nốt… lợp thành.
✅✅✅ TÌM HIỂU: Chùa Keo
2. Vì sao chùa có tên gọi là chùa Chén Kiểu?
Nhiều lần bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng tình yêu Phật giáo của những con người ở đây chưa bao giờ bị lung lay, di chuyển.
Sau thời bình, chùa Sà Lôn được tu sửa nhiều lần. Các nghệ nhân ở vùng đất này đã sáng tạo, dùng những mảnh vỡ chén kiểu tưởng như không còn sử dụng được nữa để làm họa tiết, hoa văn trang trí trên mọi bức tường, vách… trong chùa.
Tên gọi chùa Chén Kiểu cũng vì thế mà hình thành.
??? PHẢI ĐỌC: Chùa Cầu
3. Hướng dẫn Cách đi đến chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 10km, bạn có thể lựa chọn rất nhiều loại phương tiện để có thể tới được đây. Có thể kể đến như:
-
Đi đến chùa Chén Kiểu bằng Ô tô, xe máy cá nhân:
Nếu sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô, từ trung tâm của thành phố Sóc Trăng, bạn chỉ cần đi thẳng, tới đường Trần Hưng Đạo và đi dọc xuống quốc lộ 1A là tới được chùa.
Thông thường, bạn chỉ phải mất khoảng 15 đến 20 phút để di chuyển đến chùa với các phương tiện cá nhân.
-
Đi đến chùa Sà Lôn bằng phương tiện công cộng
Nếu mới đến Sóc Trăng lần đầu, chưa thực sự quen đường, bạn có thể tới chùa bằng các phương tiện như Taxi, Grab,…
Ngoài ra, bạn nhớ nhắc tài xế về điểm dừng chính xác, tránh bị mất thời gian và chi phí.
??? PHẢI ĐỌC: Cách đến chùa Cái Bầu Vân Đồn
4. Chùa Chén Kiểu Sóc Trangvà những kiến trúc riêng biệt
Chánh điện bên trong chùa Chén Kiểu
Từ bên ngoài nhìn vào, chùa Chén Kiểu mang đậm nét kiến trúc của người dân Kh’mer. Cổng chùa với hình dáng của 3 ngôi tháp uy nghi màu nâu đỏ.
Những nét chạm trổ, điêu khắc tỉ mẫn mang tới cảm giác thích thú và mới lạ cho những ai lần đầu tiên đặt chân đến nơi này.
Bước vào bên trong, trước khi vào khu vực chánh điện, điểm ấn tượng tiếp theo chính là mái chùa Sà Lôn với thiết kế 3 tầng, theo thứ tự càng lên cao càng nhỏ.
Dưới mỗi gò mái đều có thần rắn Naga, vị thần tượng trưng của sự dũng mãnh. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của tượng người đầu chim đang trong tư thế với tay đỡ mái nhà.
Đây là hai vị thần ở hai thế lực đối nghịch tuy nhiên luôn xuất hiện cùng nhau. Khu vực chánh điện của chùa Chén Kiểu Sóc Trăng khá rộng lớn.
Đặc biệt, toàn bộ các vật dụng từ trần nhà, bình gốm, cột chính hay thậm chí là các bức tường… tất cả đều được làm bằng sứ.
Những mảnh sứ đa dạng họa tiết với đầy đủ các sắc màu biến không gian nơi đây trở nên vừa lạ lẫm, vừa vô cùng đặc biệt.
??? TÌM HIỂU: Lễ hội chùa Phật Tích
Dù là khách hành hương hay khách tham quan lần đầu tiên đến đây thăm viếng, hầu hết ai cũng cảm thấy ấn tượng với công trình bức tranh kể về cuộc đời Phật tổ.
Cả một câu chuyện kể được sắp xếp, trang trí từ những mảnh sứ rồi sau đó cẩn lên tường.
Một sự độc đáo và công phu khiến người xem phải trầm trồ thán phục. Khách đến viếng chùa Sà Lôn vì thế cũng hiểu hơn những câu chuyện kể Phật giáo.
Bức tường trang trí bằng mảnh vỡ
Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng tuy thừa hưởng khá nhiều kiến trúc Kh’mer. Nhưng một phần ở ngôi chùa này cũng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ của người Kinh và người Hoa xưa.
Một ngôi chùa với nhiều văn hóa vùng miền vốn dĩ đã đặc biệt. Nhưng đặc biệt hơn nữa chính là chất liệu xây dựng.
Các bức tường trong chùa Sà Lôn hầu hết là những mảnh sứ tưởng chừng như không còn dùng vào việc gì nữa.
Theo lời kể của một số người dân địa phương, trong quá trình xây dựng do khó khăn và không đủ kinh phí để mua gạch men.
Các vị sư trong chùa đã nảy ra ý kiến quyên góp bát, đĩa vỡ của Phật tử quanh vùng mang về ốp lên tường.
Những mảnh vỡ không đồng bộ, không cùng kiểu dáng được mang về. Thế nhưng, nếu có dịp ghé ngang Sóc Trăng một lần và đến thăm chùa Chén Kiểu, ắt hẳn bạn sẽ phải thán phục trước tài nghệ của những người dựng nên ngôi chùa này.
Những mảnh sứ được sắp xếp hài hòa từ màu sắc đến kiểu dáng y như thể là sự cố tình được lên ý tưởng từ trước.
Sự đối xứng, tương quan đến độ cân bằng đã mang tới một màu sắc rất riêng biệt cho ngôi chùa này.
⚠️⚠️⚠️ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ: Chùa Long Hương
Những ngọn tháp vừa mới hoàn thành
Phía sau khuôn viên chùa trong khoảng thời gian gần đây là sự xuất hiện của những ngọn tháp vừa mới được hoàn thành. Không giống với nét kiến trúc của những ngôi chùa khác.
Mỗi bức tượng Phật nơi đây đều được dựng trong một ngọn tháp. Mỗi ngọn tháp là một tư thế khác nhau của Phật như: Phật đang giảng đạo, Phật ngồi thiền, niết bàn…
Toàn bộ công trình ở khu vực này đều do người dân yêu mến, tích công đức mà dựng nên.
Ngoài ra, đến tham quan chùa bạn còn có thể được tham quan bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm.
Với những nét chạm trổ tinh tế thuộc phần gia sản của gia đình công tử Bạc Liêu (năm 1947) được chùa mua lại.
??? LÀM RÕ: Chùa Ông Núi ở đâu
5. Tham quan chùa Chén Kiểu và mang về đặc sản Sóc Trăng
Là miền đất ẩm thực, đến với Sóc Trăng nói riêng hay miền Tây nói chung, bỏ qua khía cạnh ăn uống sẽ là thiếu sót rất lớn trong chuyến đi tham quan của bạn.
Được biết đến như là nơi tổng hợp các nền văn hóa từ nhiều dân tộc cùng sinh sống.
Sóc Trăng mang trong mình 5 đặc sản rất riêng bao gồm: lạp xưởng Vũng Thơm, bánh Pía, bánh ống, bánh cóng và khô thịt heo/ trâu.
Đây đều là những món ăn gắn liền với địa danh Sóc Trăng. Ngoài ra, còn nhiều món ăn khác vô cùng hấp dẫn ở vùng đất này như: ba khía, cháo cá lóc, mắm bò hóc…
Trước cổng chùa Sà Lôn là khu chợ sầm uất bày bán đa dạng các món đồ, trong đó đa phần là đặc sản.
Bạn có thể ghé mua và mang về làm quà tặng cho đồng nghiệp và người thân của mình để kỉ niệm cho hành trình tham quan nhé!
Mặc dù nhiều thứ còn chưa hoàn thiện như lối đi, bãi gửi xe… còn nhiều bất cập.
Thế nhưng tên gọi chùa Chén Kiểu đã và đang là địa danh nổi tiếng ở Sóc Trăng, thu hút đông đảo khách du lịch gần xa hàng năm đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Sẽ là hối tiếc nếu bạn đến Sóc Trăng mà lại bỏ lỡ qua địa điểm tham quan kì thú này.
??? KHÁM PHÁ: Chùa Châu Đốc 3
6. Lưu ý khi đi lễ chùa Chén Kiểu
Cũng như với tất cả những địa điểm tâm linh khác, khi đến chùa chén kiểu, bạn cần phải lưu tới một số vấn đề sau đây:
- Nên sắm sửa lễ vật là đồ ăn chay, không sắm lễ mặn mang vào chùa.
- Sử dụng các loại hoa tươi để lễ phật, tuyệt đối không sử dụng các loại hoa dại.
- Không ăn đồ mặn trước khu vực chính điện hay những nơi thờ tự trong chùa.
- Nếu muốn công đức, hòm công đức của chùa, không đặt tiền lên tượng phật.
- Giữ thái độ lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, không nói tục chửi bậy, không mặc đồ phản cảm khi bước vào chùa.