Home / Di tích / Chùa / Chùa Cao Linh ở đâu? Thờ ai? Lịch sử? Cách đi đến chùa du lịch

Chùa Cao Linh ở đâu? Thờ ai? Lịch sử? Cách đi đến chùa du lịch

Chùa Cao Linh từ lâu đã là điểm đến tham quan thu hút khách du lịch gần xa nổi tiếng của Hải Phòng. Với kiến trúc bề thế và độc đáo, hàng năm nơi đây đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến tham quan và cúng viếng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn chi tiết hơn về lịch sử, kiến trúc cũng như địa chỉ của điểm tham quan lý tưởng này.

1. Chùa Cao Linh ở đâu?

Nằm ở phía tây cửa ngõ của thành phố Hải Phòng, giữa một vùng đất cao ráo và rộng lớn.

Chùa Cao Linh tọa lạc tại thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng. Cách trung tâm thành phố 12km.

Chùa Cao Linh có diện tích 49.000m2, phía trước là quốc lộ 10, phía sau là đường số 5 nối liền các tỉnh Hải Phòng- Hải Dương và thủ đô Hà Nội.

chùa cao linh hải phòng
Quang cảnh chùa Cao Linh từ bên ngoài vào

Do vị trí thuận lợi, dễ tìm, giao thông lại thuận tiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chùa Cao Linh trở thành một trong những điểm đến tham quan lý tưởng được nhiều người tìm về.

2. Lịch sử chùa Cao Linh

Thời gian xây dựng chùa Cao Linh chính xác vào năm nào thì đến nay vẫn chưa ai rõ.

Theo nghiên cứu của các nhà sử học, rất có thể chùa ra đời vào khoảng chừng 300 năm trước đây và dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng.

Các bia đá được trưng bày trong chùa cũng có ghi niên hiệu trùng tu là vào thời kì Hậu Lê.

vụ án chùa cao linh hải phòng
Khuôn viên chùa Cao Linh

Trãi qua thời gian dài, gánh nhiều vết thương nặng nề của chiến tranh, chùa Cao Linh ngày càng xuống cấp nghiêm trọng mà vẫn không có đủ kinh phí để tu sửa.

Mãi đến năm 2001, nhờ vào Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo Hội đã lấy ý kiến thống nhất của chính quyền địa phương cấp phép trùng tu, sửa chữa lại ngôi chùa.

Đồng thời, chuyển ngôi chùa từ vị trí hướng Tây sang hướng Nam như ngày nay để thêm phần thuận tiện.

Những kiến trúc trong chùa lần lượt được sửa chửa và xây dựng lại, bắt đầu từ bảo điện đến Đại Hùng Bảo Điện, Cổng Ngũ Quan, Vườn Tháp, La Hán Đường, Vãng Sinh Đường, Thiền Đường, Niệm Phật Đường… và nhiều công trình khác.

đường đi chùa cao linh hải phòng
Chùa Cao Linh khi nhìn từ góc trên cao

Với đường nét kiến trúc lạ mắt và độc đáo nhưng vẫn đậm nét Phật giáo khu vực Á Đông.

Ngày nay, chùa Cao Linh đã trở thành trung tâm sinh hoạt Phật giáo của các tăng ni, Phật tử và người dân khắp nội thành Hải Phòng.

Bên cạnh đó, chùa còn là điểm tham quan nổi tiếng nhất khu vực danh thắng núi Đá Voi.

3. Kiến trúc bề thế của chùa Cao Linh

Bảo tháp chùa Cao Linh

Từ cổng bước vào, điểm nhấn đầu tiên thu hút ánh nhìn của khách tham quan sẽ là bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát với vẻ mặt hiền từ, bát ái.

Tượng mang ý nghĩa hướng con người đến cái thiện, mở rộng lòng từ bi, vị tha. Theo Phật giáo, Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Phật phổ độ chúng sanh, có tấm lòng cứu nhân độ thế.

Phía sau tượng Phật là những bức bình phong có đường nét tinh xảo, điêu khắc tinh tế. Tông màu vàng xen kẻ trắng làm nổi bật lên dòng chữ được viết bằng văn tự cổ.

chùa cao linh ở hải phòng

Hình ảnh bảo tháp trong khuôn viên chùa

Văn bản chính là 6 điều tông chỉ nêu ra phương hướng, đường lối tu hành của các Phật từ ở chùa Cao Linh. Ngoài ra, phía hai bên còn có thêm hai bức bình phong nhỏ.

Điều nổi bật nhất phải kể đến khi tới tham quan chùa chính là những ngôi bảo tháp uy nghi, rộng lớn.

Tháp thấp nhất cao 3 tầng. Mỗi ngọn tháp đều có hình dáng và màu sắc giống nhau, dưới chân tháp trang trí họa tiết cánh hoa sen có màu nâu đỏ.

Những đường cong của mái nhà ở mỗi tầng đều có hình ảnh con rồng xuất hiện với điêu khắc công phu, trong tư thế hướng lên trời xanh.

Đỉnh tháp có hình đóa hoa sen chưa nở tinh tế, gọn gàng. Ngoài ra, giữa những ngôi bảo tháp là bức tượng Phật nằm, bên cạnh các chú tiểu ngồi thiền hai bên.

Bao quanh toàn bộ khu vực này là các chậu hoa quanh năm lúc nào cũng nở rộ được bố trí hài hòa về mặt màu sắc.

Tất cả những điều này làm thành một chùa Cao Linh với vẻ đẹp rất riêng biệt và độc đáo.

tham quan chùa cao linh hải phòng

Khuôn viên chùa Cao Linh

Chùa Cao Linh có khuôn viên khá rộng. Ngay dưới chân cổng ra vào được nhà chùa đặt 6 linh vật  mang ý nghĩa trấn giữ, bảo vệ chùa.

Ngôi bảo điện của chùa có thiết kế theo lối kiến trúc quen thuộc của Phật giáo có hình chữ Đinh, gồm 3 gian tiền đường và một hậu cung.

Bên trong chánh điện bày trí bằng những câu đối truyền thống và thờ những bức tượng Phật như: sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni…

Đáng nói đến nhất là trước khuôn viên chùa ở khu vực chánh điện bố trí hai hàng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, mỗi bên 7 bức tượng, tượng trưng cho 7 điều giác ngộ của Phật giáo.

Bên cạnh đó, toàn bộ phía tường bao chỉ ranh giới của chùa cũng được sắp xếp những tượng Phật, hàng tháp trang nghiêm chạy dài khắp xung quanh khu vực.

vụ án chùa cao linh

Ngoài ra, chùa Cao Linh còn dành riêng ra hai dãy nhà theo lối kiến trúc Cung đình Huế để khách thập phương đến cúng viếng có nơi dừng chân, nghỉ ngơi.

4. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Cao Linh

Nằm cách TP. Hải Phòng không quá xa (khoảng 15km). Ngoài ra, đường tới chùa Cao Linh cũng không quá khó đi.

Vì vậy, bạn chỉ mất khoảng 30 đến 45 phút để có thể tới được đây.

Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết về các cách di chuyển tới chùa nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm được thời gian trong suốt quá trình đi lại.

  • Cách đi đến Chùa Cao Linh bằng xe máy, ô tô

Nếu đi  tới chùa Cao Linh bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô,… Bạn có thể đi theo tuyến đường sau đây:

Từ trung tâm Hải Phòng, bạn đi theo lối Đình Đồng, hướng ra Lạch Tray rồi rẽ trái theo đường Nguyễn Văn Linh (Quốc Lộ 5).

Đi dọc theo đường 5 khoảng 10km, đến khu vực cầu Quán Toan, bạn đi theo đường vòng xuyến rồi rồi nhập làn vào quốc lộ 10.

Cuối cùng, bạn đi thêm 1km nữa, khi đến khu vực Bắc Sơn, bạn rẽ trái, đi khoảng 200m nữa là tới được chùa.

Hướng dẫn đường đi đến Chùa Cao Linh

  • Cách đi đến Chùa Cao Linh bằng xe bus

Nếu chưa từng tới thành phố Hải Phòng, chưa quen được đường đi thì bạn nên di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như: Taxi, xe bus, grab,….

Điều này giúp bạn hạn chế được vấn đề lạc đường, gây mất thời gian trong quá trình di chuyển.

Với xe buýt, bạn có thể tới chùa bằng tuyến xe 07,

Tuy nhiên, khi đi xe buýt, trong quá trình di chuyển, bạn cần nhắc kỹ phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống nhầm bến,…

5. Chùa cao linh thờ ai

Cũng giống như với tất cả những ngôi chùa khác, chùa Cao Linh có ban chính là ban thờ Phật.

Ngoài ra, chùa cũng có thêm các ban khác để thờ các vị thần linh như: Đức Ông, thánh mẫu,….

Hàng này, bạn có thể tới chùa để vãn cảnh, cũng như thắp hương, cầu an cho bản thân, gia đình…

Vào những ngày lễ lớn trong năm như: Tết nguyên đán, Lễ Vu Lan, rằm tháng giêng,… 

Chùa cũng rất hay có những hoạt động ý nghĩa như: Cầu siêu, phóng sinh, sư thầy giảng đạo,…. Giúp các phật tử có thể hiểu rõ được những nét ý nghĩa cao đẹp của phật giáo.

6. Văn khấn chùa Cao Linh

Để tới chùa Cao Linh cầu an cho gia đình, bản thân, bạn hoàn toàn có thể áp dụng theo bài văn khấn sau đây:

văn khấn chùa cao linh

7. Lưu ý khi đi lễ Chùa Cao Linh

Khi đi lễ chùa Cao Linh, cũng như với tất cả những địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý kỹ những vấn đề sau đây:

  • Ăn mặc gọn gàng, giữ tác phong nghiêm túc, không diện những bộ đồ phản cảm gây ô uế nơi cửa chùa.
  • Ăn nói nhã nhặn, không văng tục, chửi bậy cũng như làm ồn, gây mất trật tự trong chùa.
  • Không tự tiện lấy bất cứ đồ đạc gì trong chùa khi chưa có sự cho phép.
  • Khi ra hay vào chùa, bạn chỉ nên đi theo 2 lối cổng phụ, không nên đi theo cửa chính giữa.
  • Không ăn đồ ăn mặn ở các khu vực quan trọng như: Như tam bảo, các ban thờ phật, bồ tát,..
  • Nếu có lòng thành, bạn nên bỏ tiền vào hòm công đức, không để tiền lên tay của các bức tượng phật.

Nếu bạn muốn tìm về chốn bình yên, nơi tâm linh giữa đất Hải Phong, chùa Cao Linh sẽ là một điểm đến lý tưởng dành cho bạn.

Đọc thêm: Chùa Ông – Ngôi chùa cổ nhất của thành phố Cần Thơ

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *