Home / Di tích / Chùa / Chùa Bánh Xèo An Giang- Nơi đặc sản miền Tây làm nức lòng du khách

Chùa Bánh Xèo An Giang- Nơi đặc sản miền Tây làm nức lòng du khách

Chùa Bánh Xèo nằm tại tỉnh An Giang hàng ngày cung cấp hơn 7000 chiếc bánh xèo cho người dân nghèo và công nhân lao động. Chính điều đặc biệt và lạ lẫm này đã thu hút khá nhiều khách thập phương xa gần ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng từ thiện của vùng Bảy Núi.

1. Chùa Bánh Xèo ở đâu?

Mặc dù có tên gọi chính thức là Thiền viện Đông Lai, thế nhưng người dân ở đây đã quen gọi nơi này bằng cái tên thân thương và hết sức gần gũi là chùa Phật hay chùa Bánh Xèo.

chùa bánh xèo

Chùa có địa chỉ cụ thể nằm tại thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây thường đãi bánh xèo chay miễn phí cho bà con xa gần và các Phật tử viếng thăm vào mỗi ngày.

❌❌❌ TÌM HIỂU: Chùa Cái Bầu ở đâu

2. Vì sao có tên gọi chùa Bánh Xèo?

Tên gọi chùa Bánh Xèo đã có từ rất lâu, ngay từ những ngày đầu mới xây dựng vào năm 1999.

Khi công trình hoàn thành, Tăng Ni, Phật Tử cũng như khách hành hương đến chùa cúng bái rất đông.

Tuy nhiên, vùng đất nơi đây còn nghèo, vẫn có nhiều người chưa thể an cư lạc nghiệp, thậm chí việc kiếm cơm ngày 3 bữa cũng vô cùng khó khăn.

Thương cảm trước những mảnh đời bất hạnh đó, một số Phật tử ở Thiền viện Đông Lai đã nảy sinh ý tưởng làm món bánh xèo miễn phí phục vụ cho khách du lịch và khách dâng hương khi đến viếng.

Một phần là để mang tên gọi của Thiền viện Đông Lai đến gần với mọi người hơn.

thiền viện đông lai

Phần khác là giúp đỡ người dân nghèo miếng ăn mỗi ngày đồng thời quảng bá thương hiệu bánh xèo miền Tây.

Đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long đến du khách thập phương xa gần.

Nếu như ai đã quen gọi nơi này với tên gọi chùa Phật thì bạn cũng đừng quá ngạc nhiên.

Sở dĩ người bản xứ đặt cho chùa cái tên như vậy là bởi vì khi mới bước vào sẽ có bức tượng Phật nằm trong tư thế thập niết bàn, dài 6m.

Đây cũng là điểm nhấn kiến trúc nổi bật cho toàn bộ khuôn viên quanh chùa..

??? PHẢI ĐỌC: Bảo tháp trong chùa Phật Tích có gì đặc biệt

3. Lịch sử hình thành chùa Bánh Xèo

Trước đây, chùa chỉ là một am nhỏ, được xây dựng vào cuối những năm 1980. Vào khoảng cuối năm 1990, hòa thượng Thích Thiện Hòa đã xây dựng am thành một ni viện, làm nơi tu hành của các ni cô.

Tuy được xây dựng với quy mô nhỏ, tuy nhiên, chùa vẫn giữ được những nét cổ kính của một ngôi chùa Việt.

tượng phật trong chùa Bánh Xèo

Hiện tại, ni viện còn được biết đến là trường trung cấp Phật học Tòng Lâm.

Món Bánh Xèo nổi tiếng tại đây được xuất phát bởi ý tưởng của Ni sư tru trì Thích nữ Như Như.

 Trước đây, bà đã từng có kinh nghiệm phục phụ món bún riêu chay của tu viện Phước Hải và được rất nhiều người dân ưa chuộng.

??? KHÁM PHÁ: Chùa Ngọc Hoàng mấy giờ đóng cửa

4. Đường đi đến chùa Bánh Xèo

Nằm cách trung tâm thành phố An Giang không quá xa (khoảng gần 30km), vì vậy, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian trong việc di chuyển cũng như xác định được đường tới chùa.

Để di chuyển đến chùa Bánh Xèo, bạn có thể đi theo các cách sau đây:

  • Di chuyển đến chùa bánh xèo bằng phương tiện cá nhân

Để đến chùa Bánh Xèo bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô,…. Bạn đi theo đường tỉnh 945 rồi rẽ lên kênh 13. Khi đến khu vực rừng tràm Trà Sư, bạn rẽ trái vào kênh KT2.

 Đường đi đến chùa Bánh Xèo

Sau đó, bạn tiếp tục đi thẳng lên lên 30/4 và rẽ phải vào đường tỉnh 948. Cuối cùng, bạn rẽ trái ra Quốc Lộ 91 rồi đi thẳng thêm 500m nữa là tới được chùa.

  • Di chuyển tới chùa bằng phương tiện công cộng

Nếu chưa từng tới An Giang, không biết đường tới chùa Bánh Xèo, bạn có thể di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như Grab, taxi,…

 Giúp bạn tránh được các vấn đề như lạc đường, mất thời gian trong di chuyển.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên báo chính xác về điểm xuống cho bác tài, tránh việc đi quá, đi lạc trong quá trình di chuyển. 

✳️✳️✳️ XEM NGAY: Chùa Bái Đính Ninh Bình

5. Những bếp lửa chiên bánh ngày đêm

Thuở ban đầu, các sư thầy và Phật tử nơi đây chỉ có ý định đổ bánh thết đãi bà con quanh vùng.

Thế nhưng bánh xèo chay với cách chế biến độc đáo, hương vị ngon khó cưỡng ngày càng vang danh khắp vùng và lan rộng, tiếng lành đồn xa, khách đến chùa ngày một đông.

Nhận được sự yêu mến và ủng hộ nhiệt tình của nhiều người, từ đó, chùa Bánh Xèo mới bắt đầu có ý định lâu dài với công việc này. Đến nay đã hơn 18 năm.

bánh xèo tại chùa

Ngày bình thường, phòng bếp nhà chùa đổ 2 gian chảo, mỗi gian có 12 chảo cho 1 người đầu bếp.

Số lượng ít nhất cũng từ 300- 400 chiếc mỗi ngày. Cuối tuần vào thứ 7, chủ nhật bếp cháy với hơn 40 cái lò, con số tăng gấp 4 lần.

Đối với những dịp lễ hoặc ngày đặc biệt, số lượng này tăng thêm chóng mặt lên đến 6000- 7000 chiếc bánh.

??? XEM NGAY: Lối vào chùa cổ Thạch Tuy Phong có gì đặc biệt

6. Những vị thợ đầu bếp chiên bánh xèo ở Thiền viện Đông Lai

Với tâm nguyện làm miễn phí giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó. Chi phí chính mà nhà chùa dùng để đổ bánh xèo cho bà con là từ số tiền công quả, cúng dường mà khách hành hương ghé thăm dâng tặng.

Bắt đầu nổi lửa từ 6 giờ sáng, cứ cách 2 tiếng sẽ có người thay phiên nhau hoán đổi công việc.

Bánh xèo tại Thiền viện Đông Lai nổi tiếng thơm ngon không chỉ bởi nguyên liệu đặc trưng mà chính yếu là nhờ vào tài nghệ nấu ăn của những người đầu bếp giàu tình thương nơi này.

Họ cũng chỉ là dân lao động tay chân nghèo khó nhưng lại đam mê nấu ăn và bén duyên trở thành đầu bếp chiên bánh xèo ở chùa.

chùa bánh xèo an giang

Có người từng chạy xe ôm, có người từng phụ hồ ai mướn gì làm đó, nhưng làm lâu với nghề mãi thành quen.

Đến nay, đầu bếp dày dặn nhất cũng đã hơn 16 năm kinh nghiệm với công việc này.

Tất cả những người làm đến đây đều với tấm lòng thành tâm hướng Phật, tích đức, góp công xây dựng chùa và giúp đỡ những mảnh đời khó khăn hơn.

??? XEM THÊM: Chùa Huệ Nghiêm

7. Bánh xèo tại Thiền viện Đông Lai có gì đặc biệt?

Vẫn theo phương pháp đổ bánh truyền thống đặc trưng cùng cách pha chế nước mắm đậm chất người dân miền Tây Nam Bộ.

Bánh xèo chay tại chùa có nhân làm bằng đậu xanh, tàu hủ cùng nấm mèo. Vỏ bánh từ bột gạo, nước dừa và bột giòn.

Tùy theo mùa mà nhân bánh còn thường xuyên thay đổi. Nếu vào mùa nước nổi thì nguyên liệu làm bánh còn có thêm bông điên điển- đặc sản rất riêng vùng sông nước.

Rau ăn kèm với bánh xèo đa phần là rau rừng, mọc hoang sơ trên núi Cấm được các sư thầy hái mang về, đảm bảo hoàn toàn sạch sẽ và an toàn.

Bên cạnh đó, rất nhiều Phật Tử có tâm, tiểu thương ở chợ có lòng còn đem rau cúng tặng chùa mỗi ngày.

bánh xèo thiền viện đông lai

Đến chùa vào những ngày lễ lớn như: lễ hội Phật Đản, rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan… bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng khách viếng chùa đông nườm nượp.

Những dịp này, chùa Bánh Xèo phải huy động hàng chục đầu bếp thay phiên nhau phục vụ. Giai đoạn kỉ lục có khi 2 ngày lên đến 70kg bột, gần 40 lít dầu.

Không chỉ đơn thuần là được thưởng thức bánh xèo miễn phí, sau mỗi bữa ăn khách hành hương còn được phục vụ thêm nhiều loại nước giải khát như: sữa đậu nành, trà đường, cà phê…

Nếu một lần có dịp đến thăm vùng “Bảy Núi” linh thiêng, bạn đừng quên ghé thăm chùa Bánh Xèo để thưởng thức món ăn đặc sản miền Tây thơm ngon, giòn rụm này nhé!

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *