Home / Văn hóa & Tôn Giáo / Những vị thánh ở Việt Nam

Những vị thánh ở Việt Nam

Có một điều mà ai cũng biết, nhưng thường không chú ý, hoặc quên đi, Là đại đa số các đền miếu Việt Nam đều được lập nên để thờ các anh hùng dân tộc, các nhân vật lịch sử (của cả nước, của các địa phương). Có nhiều đền miếu (phần lớn là miếu) thờ thần Sấm, sét, núi, sông hoặc thần cây, thần cá v.v… do ảnh hưởng của tín ngưỡng đa thần. Nhưng đa số là thờ Người. Thờ người thực, chứ không phải là thần linh tưởng tượng. Sự khởi đều là ở chỗ này, bày tỏ sự biết ơn của quần chúng, chứ không phải là sự hướng vào lực lượng siêu trần.

Tục thờ các vị thánh ở Việt Nam

Tâm linh của đại chúng là hướng về con người thực, rồi con người thực ấy được nâng lên thành thần thánh, chứ họ không phải là thần thánh xa lạ ở đâu. Họ được dân tôn làm thần, bởi vì họ xứng đáng nêu gương cho đất nước, họ có công với dân tộc, có những đức tánh quý báu, cao cả giáo dục cho nhiều thế hệ mai sau. Thông minh, chính trực vị chi thần. Sự thiêng liêng, tính cách siêu trần của họ chính là ở sự thông minh chính trực ấy. Ai không được thế thì dân không thờ. Vậy là ở các đền miếu này, tuy nói là thờ thần, nhưng chính thức là thờ người. Đừng nên hiểu khác đi rồi đánh giá là mê tín. Dân tộc Việt Nam bao đời nay, rất trân trọng con người, cả người sống và người chết. Những người xứng đáng phải được thờ phụng. Cái gốc của khuynh hướng tâm linh về thần thánh Việt Nam là ở đó. Nó có ý nghĩa triết học, mặc dầu nó rất giản dị, bình thường. Đạo người vốn chẳng ở đâu xa! Nguyễn Đình Chiểu đã nói như vậy.

tượng đức thánh trần

Thờ người, nhưng là người đã khuất. Vì có sẵn chữ thần, ta muốn dùng chữ thần này để chỉ vào những người đã khuất ấy. Song chữ thần thường bị các triều đại phong kiến lợi dụng và sử dụng, nên mới có chức vụ phong thần, ban cho các tước hiệu hạ đẳng, trung đẳng, thượng đẳng v.v… thậm chí còn cho gọi là đại vương. Các quan viên hương chức trong các làng phải tuân theo sắc phong ấy của triều đình, chứ dân chúng thì không quan tâm mấy. Vị thần ở đình này, miếu nọ, là thần hạng mấy họ không cần biết đến. Họ có một cách quan niệm khác mà vì không để ý nên ta không phát hiện ra. Thường họ dùng chữ thần nhưng vẫn hiểu là thánh. Thánh mới thực là người (là thầy) của họ. Tục ngữ nói: Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ, chứ có nói thần làng nào đâu. Dân gọi tất cả là “chư vị đức thánh”. Ta gặp rất nhiều đền đài, nhiều lễ hội mang tên các thánh chứ không phải Thần. Ở cả nước là Thánh Gióng, Thánh Tản, Thánh Trần… ở địa phương là Thánh Mây, Thánh Lác, Thánh Bưng V.V… chứ không ai gọi là thần Gióng, thần Trần, thần Bưng v.v… cả.

Phải gọi là Thánh. Bởi lẽ thánh gần với người ta hơn. Gọi là thần dễ bị lẫn lộn, gọi là Thánh thì không lẫn lộn bao giờ.

Các vị thánh ấy đều rất “người”, rất dân dã, rất khác thần thánh ở các nước, khác với thần thánh của triều đình phong kiến. Do ảnh hưởng câu chuyện bọc thai trăm trứng của bà Âu Cơ, các thánh ở Việt Nam đều có gia đình. Có thánh Cha, thánh Mẫu, có thánh Cả, thánh Hai, có thánh Cô, thánh Cậu v.v… Rồi có thánh cửa Trước, thánh cửa Sau, thánh cửa Ngồi v.v… Nhiều đền miếu cũng được gọi như vậy: đền nhà Ông, đền nhà Bà, miếu Cô, miếu Cậu v.v… Rõ ràng là thần thánh, mà lại rất người. Hình như trên thế giới, không có nhiều hiện tượng tương tự.

Tại các đền miếu, những dịp cúng tế lễ bái là dịp để nhân dân tỏ tấm lòng ngưỡng mộ thần thánh của mình. Nhân dân nhớ đến người xưa, hâm mộ những công đức lớn lao, và đều chung một khuynh hướng, một nguyện vọng, rất có ý nghĩa triết lý mà nhiều người không thấy hoặc không ngờ. Khuynh hướng là đứa con người lên cõi thánh, tưởng tượng rằng những con người đã khuất ấy đã vươn lên cõi siêu trần, mầu nhiệm không còn bị vướng víu gì những eo sèo của trần thế, nên đã thống minh, càng thông minh hơn, đa tài tình còn tài tình hơn vượt hẳn người đời. Điều chắc chắn là các vị đó đều nguyên vẹn một tấm lòng vì dân vì nước. Vì vậy, từ khuynh hướng ấy, người ta có thêm nguyện vọng, cầu mong, xin với các vỊ tiếp tục công việc bảo hộ cho người trần thế. Xin các vị cho dân chúng được bình yên thịnh vượng. Xin các vị dẹp trừ bọn ma quái. Và xin các vị hãy chứng kiến, giám sát cho những con người ở trần thế, đang mắc những khuyết điểm, những sai lầm. Thực chất sự lễ bái, cầu cúng ở các đền miếu lâu nay là như vậy, sau đó mới đến những chuyện vẽ vời lễ vật to nhỏ hậu bạc. Lợi dụng cơ hội này, những pháp sư phù thuỷ mới cho du nhập thêm các trò phương thuật để mê hoặc con người. Những ai đang có nhiều mối âu lo càng thêm yếu ớt, cả tin nên không tỉnh táo mà bị lôi vào dị đoan, có thể hiểu sai các vị thánh mà họ đang thờ.

Nhắc đến chữ “thánh” cần chú ý một điều. Chữ “thánh” vốn là để chỉ vào một bậc tài năng xuất sắc, đạo đức cao cả. Người dân ử đâu cũng hiểu như vậy. Những người làm công việc phục vụ các triều đình phong kiến, nặng đầu óc tôn quân, dùng ngay chữ thánh này để giành cho vua chúa, đến mức ghép cho nhà vua: cái gì cũng là Thánh cả. Kể ra thì nhiều vị vua lập nghiệp hoặc là những vị anh quân cũng xứng đáng là những ông thánh. Và trong tâm lý người dân: một người ở ngôi chí tôn, mà có đủ quyền hành, có làm ơn cho dân chúng thì cũng coi là bậc thánh rồi, nên cũng chẳng ai phải nghi ngờ gì. Do đó mà chứ thánh được dùng cho nhà vua. Người ta gọi vua là Thánh thượng, Thánh hoàng, Thánh đế. Lời lê của vua thì gọi là thánh dụ, thánh chỉ, thánh ý. Xe vua gọi là thánh giá. ơn vua ban gọi là thánh trạch. Tuổi của vua gọi là thánh thọ v.v… nhiều lắm. Nên xem đó là một sự tôn vinh, một lối nói công thức. Thánh để chỉ vào nhà vua là ngôi cao. Thánh là bề trên, cúng như chứ thượng vậy. Có những chữ như thượng đức (vâng thượng đức hồi loan thắng trước…), như thượng vị (anh con thượng vị nước người, cha cầm quyền binh thay trời trị dânỳv.v… Công thức trở thành quen, nhưng không chỉ vào các Thánh trong tín ngưỡng của nhân dân nữa.

Còn một chữ Thánh mang ý nghĩa tôn vinh này. Chứ Thánh được dùng trông sự thờ phụng hoặc tôn vinh của dòng họ hay của một tôn giáo. Các ông hoàng bà chúa của triều đình, khi chết đi, không cần phân biệt tài năng đức độ thế nào đều được tôn là thánh. Nhà Nguyễn vẫn gọi những vua chúa và những người khác trong hoàng tộc khi đã mất đi là “hoàng triều liệt thánh”.

Toà giám mục tối cao vẫn có lễ phong thánh cho nhiều người đã quá cố, đã có công với đạo (nhất là tử vì đạo) là thánh. Sự phong thánh ở đây lại có chia ra các phẩm trật hẳn hoi. Có vị được thành thánh, có vị chỉ mới đến bậc chân phước mà thôi v.v… Chữ thánh này cũng không phải là thánh trong tâm linh người Việt.

Ban thờ mẫu

Thánh cũng là một vị thần, nhưng vẫn có chỗ khác. Thần dùng để chỉ vào các linh hồn đã xa rời cõi thế, nhưng có trình độ linh thiêng, có thể có những phép thuật mầu nhiệm để hỗ trợ người trần. Thần thuộc vào một thế giới siêu nhiên (khí thiêng khi đã về thần) cũng như các vị thánh, có điều không phải vị thần nào cũng được tôn là thánh cả. Trong quan niệm về thánh, gần như mặt trí tuệ có được chú ý hơn. Người đang sống cũng có thể xem như có tài thánh. Chế độ phong kiến lợi dụng chữ thần, chứ không lợi dụng được chữ thánh. Bởi lẽ thần (chữ Hán) còn có nghĩa là bề tôi. Bao nhiêu quan lại trong triều đều là thần cả (cổ triều thần, đại thần, hàng thần V. V. ..), khi họ mất đi, nếu có đức độ có công lao nhất định, nhà vua đều phong cho họ làm thần ờ các làng, (phúc thần) hoặc xếp loại thành thần các hạng, chứ không phong là thánh bao giờ. Thánh là do nhân dân tôn lên, rồi vua quan, xếp ngay các thánh, cho trở thành thần để tôn cái uy quyền của chế độ quân chủ. Có khá nhiều ông thần, không được gọi là thánh. Trong các buổi cúng lễ, những ông thầy pháp, thầy cúng cứ nhất luật gọi cả là các tôn thần, hay chư vị đức thánh chứ không phân biệt, gây nên cách hiểu nhất loạt, song thực ra là không hợp với tâm thức sâu xa của người dân.

Tuy trong phần sâu kín có sự phân biệt đó, song ở khá nhiều trường hợp, nhân dân lại cũng quan niệm vấn đề một cách khá bao dung, những linh hồn quá cố, có công đức to lớn được nhân dân tôn vinh là thánh đã đành, mà một số vị liên quan với các thánh ấy cũng thấy được xưng tụng bằng danh hiệu ấy. Có những bà mẹ đã sinh ra các thánh, cũng được tôn vinh thành thánh Mẫu. Có những cặp anh em, chị em, mà công tích các em thường không rõ rệt lắm, nhưng vẫn được xem là thánh như thường. Có những vị công trạng chỉ khuôn trong từng không gian hay từng mặt sinh hoạt nhất định, nhân dân đều xem họ là các vị thánh của mình. Điều này rất quan trọng để ta hiểu về quan niệm thánh của Việt Nam, vừa có ý nghĩa xã hội, dưới đây ta sẽ phải đề cập đến. Nhưng trước hết, phải thấy thực trạng của vấn đề thánh ở Việt Nam. ở nước ta, có rất nhiều loại thánh:

Đọc Thật Chậm

chữ đức đẹp

Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút

Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về hình ảnh những ông đồ già, người xin …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *