Dưới đây là 15 ngôi chùa, đền được công nhận là di tích lịch sử, di tích văn hóa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội. Vào những ngày lễ, Tết, những nơi này luôn tấp nập người đến viếng thăm, thắp hương cầu nguyện.
I/ 15 Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội
1. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ hiện ở 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới.
Chính tại nơi đây, lần đầu tiên lá cờ Phật Giáo thế giới đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Trong những ngày đầu năm, rất đông người về đây đi lễ.
Chùa Quán Sứ cũng là một trong số ít chùa tại Việt Nam viết câu đối bằng chữ Quốc ngữ.
Vào những ngày đầu năm, mọi người từ khắp nơi đều đổ về chùa để làm lễ, cầu may mắn.
2. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trong top những ngôi chùa đẹp nhất thế giới được bình chọn bởi tờ Daily Mail (Anh).
Chùa Trấn Quốc được coi là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội vì được xây dựng từ 1500 năm trước.
Kiến trúc của chùa rất tinh tế nhờ có sự kết hợp khéo léo, hài hoà giữa sự uy nghiêm, cổ kính với sự tĩnh lặng, yên bình, bên cạnh đó là một hồ nước trong xanh, tĩnh lặng.
Không những thế, Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm Phật Giáo của kinh đô Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần.
Ngay từ thời xa xưa, chùa Trấn Quốc đã là danh thắng kinh kỳ. Nổi tiếng linh thiêng nên thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết.
Đỉnh điểm là những ngày đầu năm, ngôi chùa này luôn tấp nập người đến tham quan, lễ chùa.
Địa chỉ: Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ phía Đông Hồ Tây ngay đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
3. Chùa Bà Đá
Chùa Bà Đá nằm ngay trung tâm khu phố cổ. Hằng tháng, vào dịp rằm, mồng một, chùa Bà Đá lại nô nức người đến lễ bái.
Điều đặc biệt là chùa có những bức tượng gỗ độc đáo. Chùa Bà Đá được xây dựng từ năm 1056, chùa còn được biết đến với các tên: Linh Quang Tự, Sùng Khánh Tự.
Theo lời kể, chùa Bà Đá được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh đô Thăng Long xưa.
Địa chỉ: số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
4. Chùa Bằng
Chùa Bằng nay thuộc P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm.
Trải qua quãng thời gian dài thăng trầm cùng những cuộc chiến khốc liệt, ngôi cổ tự này vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị.
5. Chùa Hòe Nhai
Chùa Hoè Nhai nằm ở số 19 Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội. Ngôi chùa hiện còn giữ nhiều di vật có giá trị.
Trong đó, có tấm bia đá cổ đã giúp các nhà sử học đã xác định được vị trí diễn ra trận chiến Đông Bộ Đầu đánh đuổi quân Mông Nguyên, giải phóng kinh đô nhà Trần năm 1258.
Nổi tiếng ở Chùa Hòe Nhai là pho tượng một vị Phật ngồi trên lưng vua Lê Hy Tông, ẩn chứa đằng sau là một câu chuyện triết lý cảm động.
6. Chùa Hà
Chùa Hà là ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Hà Nội, do đó chùa thu hút rất nhiều nam thanh nữ tú đến đi lễ dịp đầu năm.
=> Quý ví có thể tiếp tục xem bài viết phân tích chi tiết về Chùa Hà
7. Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, là một trong những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng để cầu tài lộc.
Bên cạnh đó Phủ Tây Hồ còn sở hữu vị trí rất đẹp, ngay sát Hồ Tây vì thế trong những ngày đầu năm, nơi đây đông nghẹt người ở khắp nơi đổ về đi lễ, xin lộc đầu năm.
8. Tổ đình Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh nằm ở số 382 phố Tây Sơn, phố Tây Sơn, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Thời bấy giờ, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo.
Có nhiều tài liệu ghi chép rằng chùa Phúc Khánh nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát.
Sau này, được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa.
Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Những ngày đầu năm, chùa Phúc Khánh tấp nập người đi lễ chùa.
9. Chùa Láng
Chùa Láng nằm trên phố chùa Láng, đây là một trong những ngôi chùa sở hữu số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng lớn nhỏ.
Đặc biệt nhất là tượng Lý Thần Tông và tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài. Vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương đổ về đây tham quan và thắp hương.
Xem chi tiết: Chùa Láng (Chiêu Thiền Tự) Đống Đa Hà Nội
10. Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên có kiến trúc mang dáng vẻ cung đình. Vào thời Lý, vua Lý Thần Tông cho lập nên cung Từ Hoa tại đây để Từ Hoa công chúa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Khi công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi chùa. Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ và trên bề mặt được chạm khắc công phu.
Các hoa văn được khắc trên kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là họa tiết hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn…
Những ngày lễ hay đầu năm mới, người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn.
Địa chỉ: phố Từ Hoa, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Xem thêm: Chùa Kim Liên (Nghi Tàm- Xã Quảng An- Huyện Từ Liêm)
11. Đền thờ An Mỵ Châu (An Mỵ Nương) – chùa Cổ Loa
Chùa Cổ Loa là một trong những địa chỉ cầu tình duyên và hạnh phúc gia đình linh thiêng bậc nhất nước ta và được rất nhiều bạn trẻ tìm đến.
Chùa còn có tên là Chùa Bảo Sơn hay Bảo Sơn Tự, nằm trong khu di tích Cổ Loa, thuộc hệ phái Bắc tông.
Tương truyền rằng có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên đến hiện tại chỉ còn 3 vòng. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa Quốc gia.
Địa chỉ: xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
12. Đền Ngọc Sơn
Đền nằm ở vị trí được gọi là tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất. Theo đó, Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Đền Ngọc Sơn bao gồm cả một quần thể kiến trúc, đó là: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lầu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Văn Xương Đế Quân- một vị đạo sĩ học rộng tài cao của người Việt. Vì thế, đền là địa điểm thu hút du khách đến để cầu trí tuệ và đỗ đạt trong thi cử.
Đia chỉ: số 4 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
13. Chùa Hương
Chùa Hương là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi có phong cảnh thiên nhiên vô cùng thơ mộng: hoa mơ nở trắng rừng, dòng suối Yến trong xanh… sẵn sàng làm xiêu lòng bất kì ai. Nơi đây còn có động nhũ đá khổng lồ, được mệnh danh là “Nam thiên đệ Nhất động”. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Hằng năm, Chùa Hương khai hội vào ngày mồng sáu tháng Giêng. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ, có hàng triệu du khách thập phương về nô nức trẩy hội.
Địa chỉ: Trung tâm chùa Hương nằm ven bờ phải sông Đáy, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
14. Chùa Cầu Đông
Chùa có tên là “Đông Hoa Môn tự” bắc qua sông Tô ở phía đông Hoàng thành Thăng Long xưa. Chùa Cầu Đông được xây dựng từ đời nhà Lý. Mặc dù nằm ngay mặt phố Hàng Đường- nơi lúc nào cũng đông người qua lại nhưng chùa Cầu Đông vẫn luôn mang vẻ thanh tịnh của chốn linh thiêng. Một phần cũng vì chùa khá tách biệt với nhà dân. Ngay từ lối vào cổng, du khách có thể dễ dàng cảm nhận được sự linh thiêng của ngôi chùa. Chùa Cầu Đông không chỉ là một di tích văn hóa của người Hà Nội mà còn là một cơ sở cách mạng trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Địa chỉ: số 38B, phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, khu vực phố cổ Hà Nội.
15. Chùa Ngũ Xã
Chùa Ngũ Xã được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ 18). Chùa có tên chữ là Thần Quang Tự và Phúc Long Tự. Xưa chùa thuộc thôn Ngũ Xã- một bán đảo bên hồ Trúc Bạch- có nghềđúc đồng nổi tiếng thành Thăng Long. Chùa Ngũ Xã ngoài việc thờ Phật còn thờ nhà sư Nguyễn Minh Không, tục truyền là tổ nghề đúc đồng. Chùa Ngũ Xã còn có một tượng Phật A Di Đà rất lớn, được đúc năm 1952. Chùa Ngũ Xã được công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia” năm 1993.
Địa chỉ: số 44 phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội.
II/ Vài lời khuyên khi đi lễ chùa
Chùa, đền, miếu… vốn là chốn tôn nghiêm, vậy nên trước khi đến thăm một ngôi chùa (đền, miếu…) nào đó, bạn phải tìm hiểu kĩ những nguyên tắc cư xử tối thiểu trong chùa cũng như phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Trang chúng mình có bài “15 điều cần lưu ý khi đi chùa đầu năm” , nói về những nguyên tắc căn bản, cách ứng xử, xưng hô… trong chùa, bạn tham khảo
Tiền Âm Phủ Quyết Vượng đã giới thiệu cho bạn 15 Ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất Hà Nội cũng như cách ứng xử khi đi lễ chùa. Bạn hãy thử đến một lần xem có đúng như lời đồn của “bàn dân thiên hạ” không nhé!