Đi chùa đầu năm là một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Tuy nhiên khi đi chùa phải ứng xử như thế nào để không mạo phạm thì không phải ai cũng biết.
Nội dung bài viết
- I/ Những lưu ý phải nhớ khi đi lễ chùa đầu năm mới
- 1 Đi chùa đầu năm nên ăn mặc thế nào?
- 2. Nguyên tắc ra vào chùa
- 3. Cách xưng hô trong chùa
- 4. Nên dâng cúng những gì?
- 5. Khi lạy Phật cần chú ý điều gì?
- 6. Những điều cần lưu ý khi thắp hương
- 7. Khi lạy Phật không cầu xin những điều sau
- 8. Điều cần tránh khi bước vào Chánh điện
- 9. Có được mang đồ đạc cá nhân vào chánh điện?
- 10. Chiêm ngưỡng tượng Phật, Thánh… trong chùa
- 11. Có được chụp ảnh trong chùa không?
- 12. Trẻ em thì nên chú ý điều gì?
- 13. Không làm những điều sau trong nơi thờ Phật, nơi làm lễ.
- 14. Làm công đức
- 15. Khi đi lại trong chùa
- II/ Những bài văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm
I/ Những lưu ý phải nhớ khi đi lễ chùa đầu năm mới
1 Đi chùa đầu năm nên ăn mặc thế nào?
Không ăn mặc hở hang, cũng không nên ăn mặc luộm thuộm khi vào chùa. Cả nam và nữ đều nên mặc áo kín tay, quần dài. Nếu có y phục dành riêng cho đi chùa thì càng tốt. Tuyệt đối không mặc áo ba lỗ, áo cộc, quần chẽn, váy ngắn hay đồ quá bó vào chùa. Khi vào sân chùa rồi thì phải cởi khẩu trang, áo khoác, kính mát…
2. Nguyên tắc ra vào chùa
Khi vào cổng chùa nên xá chào (chắp tay cung kính, cúi đầu nhẹ) tượng Phật Quan Âm ở trước chùa, nếu chùa không có tượng Quan Âm phía trước thì xá chào nhẹ trước mặt, hoặc xá chào thêm cả hai hướng (bên tay trái và tay phải) càng tốt. Khi đi về cũng làm như vậy.
3. Cách xưng hô trong chùa
Nên chắp hai tay, cúi đầu cung kính, đồng thời dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để chào trụ trì và Tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng làm y như vậy để bái biệt.
4. Nên dâng cúng những gì?
Cúng thực phẩm nào là được?
Khác với đình, miếu, khi đến dâng hương tại các chùa chỉ được cúng dường đồ chay, như : trái cây, oản, xôi, chè… Tuyệt đối không được cúng đồ mặn (thịt các loại, cá, …), cũng không được mang đồ mặn vào cổng chùa.
Nên cúng hoa gì là tốt?
Hoa tươi lễ Phật thường là hoa ly, hoa rơn,hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, … Tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả, hay hoa cúc
Có được cúng tiền thật hay tiền âm phủ không?
Tại chùa, tuyệt đối không đặt tiền thật lên bàn thờ hay nhét trên tượng Phật, vì làm như vậy chẳng khác nào hối lộ Phật. Cũng không được đặt tiền âm phủ lên bàn thờ hay mâm lễ. Nếu muốn cúng dường cho nhà chùa, bạn có thể bỏ tiền vào hòm công đức.
5. Khi lạy Phật cần chú ý điều gì?
Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì, chỉ đứng lễ hoặc quỳ chếch sang bên một chút.
Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, đùa giỡn hay nói chuyện trước Tam Bảo. Trong quá trình kêu cầu , tốt nhất nên đọc thành tiếng nhỏ vừa đủ mình có thể nghe là tốt nhất. Không nên thấy người bệnh cạnh cầu thành tiếng to mà mình kêu cầu lớn tiếng hơn.
6. Những điều cần lưu ý khi thắp hương
Khi đi lễ chùa, bạn nên thắp hương ở bên ngoài. Nếu thấy có nhiều người thắp rồi thì chỉ cần lạy Phật là được. Hạn chế việc thắp hương trong chùa để đề phòng hỏa hoạn và để giữ cho không khí thoáng đãng. Nếu không có việc gì quan trọng thì không nên thắp hương bên trong Chánh điện vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.
Chỉ cắm duy nhất 1 nén hương vào bát hương và phải cắm hương sao cho thẳng để bày tỏ lòng tôn kính cũng như đề phòng việc tàn hương rớt ra ngoài gây cháy. Người đi chùa không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…
7. Khi lạy Phật không cầu xin những điều sau
Không cầu Phật tiền tài, danh vọng, không cầu “thuận buồm xuôi gió” hay cầu duyên. Nếu muốn làm việc gì thành công thì nên chấp nhận thử thách, khó khăn, chỉ nên cầu sự gia hộ của Phật để vững tâm vững chí. Đối với tiền tài thì phải tích cực làm việc thiện, đồng thời làm việc chăm chỉ thì mới có được. Đối với tình duyên càng không nên cưỡng cầu, vì “vạn sự tùy duyên”.
8. Điều cần tránh khi bước vào Chánh điện
Khi bước vào nhà chính của chùa (Chánh điện), nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa.
Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam Bảo.
9. Có được mang đồ đạc cá nhân vào chánh điện?
Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam Bảo bái Phật mà nên để bên ngoài. Nếu sợ mất có thể gửi vào tủ đồ hoặc nhờ người đi cùng giữ hộ.
10. Chiêm ngưỡng tượng Phật, Thánh… trong chùa
Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật thì nên đứng từ ngoài sân chùa để quan sát. Tuyệt đối không dùng tay chỉ trỏ tượng Phật, Bồ Tát vì như vậy là bất kính.
11. Có được chụp ảnh trong chùa không?
Không nên tùy chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, đền, phủ nếu chưa được sự cho phép của ban quản lý chùa. Bởi trong một số trường hợp việc chụp ảnh trực tiếp các vị Phật, Thánh cũng có thể bị xem là bất kính.
12. Trẻ em thì nên chú ý điều gì?
Cha mẹ nên quản lý con em mình thật cẩn thận. Không để trẻ em chạy loạn trong Tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật… Gây ảnh hưởng tới không gian trang nghiêm tại khu vực thờ tự cũng như ảnh hưởng tới những người tới cúng lễ
13. Không làm những điều sau trong nơi thờ Phật, nơi làm lễ.
Vào Phật Đường và Tam Bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc, nói chuyện, cười đùa… Điện thoại nên để chế độ im lặng.
14. Làm công đức
Ta thường nghe câu “ăn cơm chùa”, tuy nhiên cần phải ý tứ, vì vật phẩm trong chùa không phải tự nhiên mà có. Vì thế khi sử dụng đồ của chùa như ăn uống là thụ lộc, nên làm công đức dù ít hay nhiều.
15. Khi đi lại trong chùa
Khi đi lại trong chùa phải chú ý, không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Nên bước đi nhẹ nhàng, chậm dãi. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
II/ Những bài văn khấn khi đi lễ chùa đầu năm
1. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả))
2. Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo))
3. Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)
4. Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm
Trên đây là một số lưu ý cần thiết trong văn hóa đi lễ chùa đầu năm mà Tiền Âm Phủ Quyết Vượng muốn gửi gắm tới quý độc giả. Bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được thêm những đóng góp của quý vị