Home / Di tích / Đền / Truyền thuyết về Đức ông Đệ tam cửa Suốt

Truyền thuyết về Đức ông Đệ tam cửa Suốt

Đức ông Đệ tam được thờ ở đền cửa Ông, cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chính tên là Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo, tước Hưng Nhượng Vương. Ông có tài chiến đấu, nhưng là người có cá tính riêng, đã làm cho cha phải bất bình, đày ông ra cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm suất ti tuần Đại An.

Tuy nói là đi đày nhưng thật ra ông là vị trấn thủ giữ bến cảng. Ông đã giữ vững vùng đất này, yên định được dân tình, ngăn những mưu mô xâm lấn của giặc Nguyên. Người dân ở đây rất tôn kính ông, gọi ông là Đức Ông, và đền thờ cũng gọi là đền cửa Ông.

Truyền thuyết về Đức ông Đệ tam

Có những huyền thoại, truyền thuyết chứng tỏ nhân dân ngưỡng mộ ông. Chuyện kể rằng, có lần tại biển cửa Suốt, tự nhiên trời mưa to gió lớn, sấm sét nổ lên ầm ầm. Ông đang đi tuần trên biển, thấy có một phiến đá to nổi lên, liền ngang nhiên ngồi lên trên đá. Sóng nổi cuồn cuộn, mực nước dâng rất cao, nhưng phiên đá cứ nổi trên mặt nước, chở ổng đi, đè đầu những ngọn sóng. Khi mưa gió yên, dân chúng không thấy ông đâu nữa, mà trên phiến đá, chỉ có một cái mũ, liền rước về thờ, lập miếu và tâu lên triều đình. Đó là ngày 16-8 năm 1311, được xem là ngày ông hoá. Nhà vua đã phong ông là Thượng Đẳng phúc thần.

Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông

Ông được xem là vị chủ thần ở đền cửa Ông này. Được gia nhập vào điện thờ Tứ Phủ, vị thần Đệ Tam cửa Suốt cũng rất linh thiêng. Văn chầu nêu rõ ông đã nhiều lần giáng phúc, trừ tai, giúp cho dân chúng an cư lạc nghiệp.

Cũng nên nói thêm rằng tại đền cửa Suốt (Cửa Ổng) không phải chỉ thờ Trần Quốc Tảng, mà gần như là đầy đủ cả hệ thống Trần Triều, không nơi nào có. Khẳng định như thế là vì trong đền vẫn còn đủ 30 pho tượng bày thành mười hàng ngang, đều là người trong gia thất và là tướng tá dưới trướng Trần Hưng Đạo. Các nhà khảo cổ đã xác định 18 pho tượng gồm:

  • Tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
  • Tượng Vương phi phu nhân Trần Hưng Đạo, tức mẹ của ông Đệ Tam cửa Suốt.
  • Tượng hai công chúa (là nhi vị vương cổ)
  • Tượng Trần Anh Tông (là em rể Trần Quốc Tảng)
  • Pho tượng lớn nhất đặt giữa bái đường là tượng Trần Quốc Tảng.

Nhóm tượng các tướng:

  • Tượng Lê Phụ Trần, Trần Khánh Dư, Đỗ Khắc Chung, Hả Đặc.
  • Phạm,Ngũ Lão, Yết Kiêu, Nguyễn Chế Nghĩa, Nguyễn Địa Lô.

Nhóm tượng các quan:

  • Trần Thì Kiến – Phạm Ngộ

Không phải tất cả các tượng đều chỉ vào những linh thần trong hệ thống Trần Triều. Nhưng đây cũng bộc lộ rõ ràng khuynh hướng tâm linh của quần chúng, rất tôn thờ, ghi nhớ những người có công với nước. Thần linh ở đây không chỉ là tiêu biểu cho tín ngưỡng mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước

ĐỪNG BỎ QUA: Đền thờ Trần Hưng Đạo- Trên bờ phía đông Hồ Gươm

Đọc Thật Chậm

SỰ TÍCH ĐỀN QUAN LỚN TUẦN TRANH (ĐỀN TRANH)

SỰ TÍCH ĐỀN QUAN LỚN TUẦN TRANH (ĐỀN TRANH)

Ninh Giang, ven ngay bên bờ sông Tranh có đền thờ Quan lớn tuần Tranh. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *