Home / Di tích / Chùa / Chùa Bút Tháp “kho tàng” đồ sộ cuốn hút với các di tích thế kỷ 17  

Chùa Bút Tháp “kho tàng” đồ sộ cuốn hút với các di tích thế kỷ 17  

Chùa Bút Tháp được xem là biểu tượng nghệ thuật trong tạo hình và mỹ thuật của kiến trúc, thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Ngôi chùa nổi tiếng, cách thành phố Bắc Ninh khoảng 23km. Chùa Bút Tháp có nhiều tên gọi như chùa Nhạn Tháp, Ninh Phúc tự, Thiếu Lâm tự, Hoàng Cung tự ( tên cũ).

1. Chùa Bút Tháp ở đâu

Chùa Bút Tháp nằm ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Chùa Bút Tháp

2. Lịch sử hình thành chùa Bút Tháp

Theo tài liệu ghi lại trong sách “Địa Chí Hà Bắc”, thì ngôi chùa hoạt động từ thời vua nhà Trần.

Dưới thời vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278), ngôi chùa được vị trụ trì đầu tiên trong coi là Thiền Sư Huyền Quang. 

Khoảng thập niên 80: Ngôi chùa chính thức có tên “Bút Tháp” ( 1876), được đặt bởi vua Tự Đức. Dù trên đỉnh Tháp có ghi “Bảo Nghiêm”.

lịch sử chùa bút tháp

Năm 1962: Ngôi chùa được xếp vào di tích cấp quốc gia.

Ngôi chùa trải qua nhiều đời trụ trì cũng như nhiều đợt trùng tu và có được diện mạo mới trong kiến trúc, khuôn viên chùa. Tuy nhiên, ngôi chùa vẫn giữ lại hình ảnh cổ vốn có.

??? NÊN XEM: Tham quan bảo tháp Chùa Bái Đính

3. Cách đi đến chùa Bút Tháp

  • Hướng dẫn đi đến chùa Bút Tháp bằng xe Bus

Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng Xe Bus ở tuyến 54, 204. Với mức chi phí tương đối rẻ chỉ khoảng 15K/ lượt

Lưu ý: Bạn nhớ tự quản lý hành trang cá nhân và hỏi đúng trạm dừng.

Cách đi đến chùa Bút Tháp

  • Cách đi đến chùa Bút Tháp bằng xe máy

Bạn dựa vào google map để tìm đến ủy ban nhân dân xã Đình Tổ, rồi di chuyển theo cách sau ( khoảng 1.5km).

Bạn di chuyển theo hướng Bắc vào 283, sau đó vào 20. Điểm dừng của bạn nằm bên phải.

Lộ trình khác: Lúc đầu vẫn di chuyển như trên tìm đến 283 và theo tuyến đường này để đến chùa.

Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra trang thiết bị trước khi khởi hành, nhớ tuân thủ luật giao thông.

❌❌❌ PHẢI ĐỌC: Đi chùa Hà cầu duyên mua lễ gì

4. Kiến trúc chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp có kiến trúc đặc biệt, thanh cao, trang nhiêm. Chùa Bút Tháp có bố cục hài hòa giữa kết cấu riêng và trong tổng thể với cảnh quan xung quanh.

Một số điểm nhấn, cần đưa vào cuốn cẩm nang hành trình cho Phật tử khi đến chùa.

Kết cấu chung của chùa Bút Tháp

  • Kết cấu chung của chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp có 8 khu vực kết cấu song song, được bố trí dọc theo đường “Thần Đạo”, được bảo vệ bởi 2 dãy hành lang.

Các khu vực là: tòa Tiền Đường, cầu đá tòa Thích Thiện Am, Trung Đường, nhà Hậu Đường… Các khu vực này, thuộc cụm kiến trúc trung tâm của ngôi chùa.

Phật Điện của ngôi chùa, được giữ theo kiểu dáng gần như nguyên sơ theo kiểu chùa cổ Việt Nam, có 10 nếp nhà trải dài trên đoạn khoảng 120m.

??? ĐỌC TIẾP: Khám phá thắng cảnh tại chùa Cổ Am

  • Chùa chính và vẻ đẹp lưu lại của di tích thế kỷ 17

Kiến trúc chùa chính tạo thành hình chữ “V”, gồm có Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng Điện. Kết cấu này, hài hòa, thống nhất, tăng thêm vẻ đẹp của điện thờ bên trong và các bức tượng Phật.

tượng phật chùa bút tháp bắc ninh

Tượng Phật đáng chú ý như tượng phật Quan Âm. Bức tượng được một nghệ nhân nổi tiếng họ Trương làm vào năm 1656.

Ngôi chùa có nhiều pho tượng tinh xảo, cuốn hút ánh nhìn, với hơn 70 pho tượng gỗ thể hiện những tư thế và sắc thái khác nhau.

Đặc biệt, chùa có tượng chân dung của hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê) và công chúa Ngọc Duyên.

  • Sự hài hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật của ngôi chùa

Ngôi chùa chủ yếu sử dụng khung gỗ chịu lực, nhưng có nền bệ lan can dùng đá. Phía trên, có những nét khắc sinh động của “cuộc sống thiên nhiên” về cây cỏ và động vật.

Hầu như chất liệu gỗ hoặc đá, đều được chạm khắc. 

??? TÌM HIỂU: Chùa Phúc Khánh Hà Nội

5. Hội chùa Bút tháp

Lễ hội Chùa Bút Tháp hàng năm thường diễn ra vào ngày 23,  24/ 3 ( âm lịch). Lễ hội gồm hai phần.

chùa bút tháp thuận thành bắc ninh

  • Phần Lễ

Phần Lễ diễn ra chủ yếu ở nội tự, với những nghi thức truyền thống như lễ Phật, lễ dâng hương, lễ cúng,…

  • Phần Hội

Phần Hội diễn ra các hoạt động mang giá trị tinh thần và văn hóa, nghệ thuật nước nhà như cờ tướng, bóng bàn, biểu diễn nghệ thuật,…

chùa bút tháp lễ hội

Ghi chú: Lễ hội hằng năm thu hút nhiều phật tử đến tham gia. Chùa Bút Tháp còn tổ chức các lễ hội khác như lễ vu lan, lễ Phật Đản,…

??? KHÁM PHÁ: Tòa tam bảo trong chùa Bổ Đà

6. Lưu ý khi đi lễ chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp với một số lưu ý cần biết khi đi lễ chùa.

  • Tác phong ăn mặc đơn giản, gọn gàng hoặc nghiêm trang.
  • Hành vi ứng xử, ngôn từ sử dụng cần đúng mực.

Lưu ý khi đi lễ chùa Bút Tháp

  • Không buôn bán, trục lợi tại đất Phật.
  • Không vào khu vực cấm và không tùy tiện chụp ảnh ở khu vực cấm.
  • Cần theo bảng hướng dẫn điều luật khi đến chùa.

Chùa Bút Tháp như một tòa nhà lớn, mà ở đó toàn bộ kiến trúc cùng quay về hướng Nam.

Theo nhận định của Đạo Phật, hướng Nam là hướng phản ánh tinh thần trí tuệ và sự bát nhã trong tâm mỗi người.

Chùa Bút Tháp mang vẻ đẹp trang nghiêm, rực rỡ, hòa lẫn trong bầu không khí uyển chuyển, ở bên đê hữu ngạn sông Đuống.

Cảm ơn bạn đã đọc. Đâu là nơi trở về cho mỗi cuộc hành trình!

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *