Home / Di tích / Đền / Hội Đền Đô (Đền Lý Bát Đế) ở làng Đình Bảng Từ Sơn

Hội Đền Đô (Đền Lý Bát Đế) ở làng Đình Bảng Từ Sơn

Đền Đô (Đền Lý Bát Đế) là nơi thờ tám vị vua nhà Lý, hiện nay ở làng Đình Băng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc). Làng Đình Bảng trước kia là làng cổ Pháp, nơi Lý Công Uẩn khởi phát.

Tìm hiểu về Đền Đô

Làng Đình Bảng, ngoài đền thờ tám vị vua nhà Lý lại có đền thờ Lý Chiêu Hoàng và có cả làng Lý Bát Đế nữa.

Làng Đình Bảng ở ngay ven quốc lộ số 1, quãng đường từ Hà Nội tới Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 cây số và cách thị xã Bắc Ninh 23 cây số.

Du khách, nếu có dịp đi trên quãng đường này của quốc lộ số 1, đi khỏi ga Yên Viên tới chùa Dận, và cách chùa Dận trên một cây số, sẽ thấy ở mé tay phải một tầng rất trù phú với nhà gạch, mái ngói phong quang, có trường học rộng rãi. Đó là làng Đình Bảng.

Có thể bạn quan tâm: Khám phá lễ hội Đền Hùng- Quốc Giỗ nước Việt Nam

đền đô từ sơn bắc ninh

Hàng năm, làng Đình Bảng kéo hội vào trung tuần tháng Ba để kỷ niệm các vị vua nhà Lý. Hội không nhất định mở vào ngày nào, thay đổi tùy từng năm, những bao giờ cũng vẫn mở trong trung tuần tháng Ba.

Hàng năm, sắp tới kỳ hội, dân làng họp bàn để ấn định ngày mở hội, chiếu theo ngày xấu tốt trong âm lịch.

Trong ngày hội, có tế lễ, có rước xách. Hội mở tại đình, những ở quanh đình dân chúng và khách xem hội tụ họp để cùng mua vui với những trò giải trí đầu Xuân: cờ bỏi, đáo đĩa, múa rối, leo dãy, đánh đu và đôi khi có ca hát đúm, lại có những đám cờ bạc chơi xuân: thò lò, xúc xắc, bãi lá… Cũng có năm có tổ tôm điếm hoặc tam cúc điếm do ban tổ chức mở ra với giải thưởng của dân làng… Buổi tối cố hát chèo thờ, và cho dân chúng xem.

Tám kiệu của tám vua bằng nhau và đồng kiểu. Tại đền thờ của Lý Chiêu Hoàng cũng có kiệu của Lý Chiêu Hoàng, nhỏ hơn tám kiệu trên và làm theo kiểu kiệu đàn hà.

Trong ngày cổ lễ rước kiệu của tám vua. Kiệu của Lý Chiêu Hoàng không được rước, phải khiêng ra đặt ở trước đền thờ để bà nghênh đón kiệu của tám vua. Đó là một sự trừng phạt đối với Lý Chiêu Hoàng, vì Lý Chiêu Hoàng không những làm mất ngôi nhà Lý lại còn là đầu mối cho nhà Trần giết con cháu nhà Lý.

Cuộc rước tám kiệu rất vui. Dân làng, những con trai từ 18 tuổi trở lên được cắt cử khiêng kiệu. Đây là một điều vinh dự. Được cử khiêng kiệu các trai làng phải sắm sửa quần áo rất tốn kém. Ngoài việc khiêng kiệu cũng chính trai làng được đề cử vác cờ, vác tàn, vác tán cùng những đồ thờ trong đám rước. Tấm kiệu đi theo thứ tự của tám vua.

đền đô từ sơn bắc ninh

Đi đầu đám rước là cờ quạt ngũ sắc, kế đến phường bát âm rồi đến tám kiệu. Đám rước đông vui lắm. Dân làng Đình Bảng, dân các xã chung quanh, có khi xa hơn nữa, có người từ Đắc Ninh, Thi Cầu, Đáp Cầu tới, có người từ Hà Nội về, đều nô nức đi xem đám rước lịch sử hàng năm này. Các cô gái làng hôm đó, cũng như các cô gái làng bên trang điểm thật là đỏm dáng. Các cô mong má hồng được lọt vào mắt xanh của những chàng trai đi rước và đi xem rước.

Hội làng Đình Đảng mỡ liên tiếp trong ba ngày. Suốt trong thời gian này của đền thờ tám vua cũng như cửa đền thờ Lý Chiêu Hoàng rộng mở để khách thập phương tới lễ.

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ THẦN TÍCH ĐỀN ĐÔ

Nhà Lý là một triều đại oanh liệt của Việt Nam, đã đánh Chiêm Thành, bình Tống, sự nghiệp thật hết sức hiển hách. Thủy tổ nhà Lý là vua Lý Thái Tổ, tên tục là Lý Công uẩn vốn người làng cổ Pháp.

Tục truyền rằng Ông Lý Công Uẩn không có cha, mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiêu Sơn, nằm mộng ân ái với thần nhân, rồi thụ thai sinh ra Lý Công uẩn. Khi Công uẩn lên ba tuổi, bà đem cho sư ông trên chùa cổ Pháp là Lý Khánh Vân làm con nuôi, bởi vậy mới lấy họ Lý Công uẩn lớn lên vào Hoa Lư làm quan với nhà Tiền Lê đến chức Tả Thị vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Khi vua Lê là Lễ Long Đĩnh mất, triều đình thấy nhân dân oán giận nhà Lê, tôn Lý Công uẩn lên làm vua. Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long và truyền ngôi được tám đời, cho tới đời Lý Chiêu Hoàng mới chuyển sang nhà Trần.

hội đền đô

Nguyên vua thứ tám của nhà Lý là Lý Huệ Tôn bị bệnh lại không có con trai nên sau khi trị vì được 14 năm thì truyền ngôi cho con gái thứ hai là Phật Kim, tức là Chiêu Thành công chúa. Công chúa lên ngôi lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng.

Chiêu Hoàng tàm vua nhưng quyền chính ở cả trong tay Trần Thủ Độ. Muốn chiếm ngôi nhà Lý, Thủ Độ tìm cách cho cháu mình là Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng.

Năm Ất Dậu (1225), Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng và nhà Lý cũng mất từ đó. Nhà Lý tàm vua được tất cả 216 năm đã có công làm cho nước Nam trở nên cường thịnh.

Hội làng Đình Bảng hàng năm nhắc nhở cho dân ta công ơn nhà Lý với đất nước và một thời oanh liệt của dân tộc.

Đọc thật chậm: Thần Tích Đền Cửa Ông (Đền Đức Ông) – Cẩm Phả- Quảng Ninh

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *