Home / Di tích / Chùa / Chùa Một Cột “ẩn mình” cuốn hút hàng triệu trái tim giữa lòng thủ đô

Chùa Một Cột “ẩn mình” cuốn hút hàng triệu trái tim giữa lòng thủ đô

Chùa Một Cột như một bức tranh thanh bình, giữa lòng người bộn bề nhiều lo toan. Ngôi chùa, nằm trong thành phố Hà Nội, cách Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh khoảng 500m. Chùa Một Cột có những tên gọi khác như chùa Mật, chùa Diên Hựu, chùa Liên Hoa Đài.

1. Chùa Một Cột nằm ở đâu

Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Diên Hựu có tên tiếng anh là The One Pillar Pagoda. Hiện nằm ở phố Chùa 1 Cột, phường Đội Cấn, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội.

Chùa Một Cột

Hình ảnh chùa 1 cột

2. Lịch sử xây dựng chùa Một Cột

Tháng 10/ 1049 ( âm lịch, kỷ sửu): Vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa Một Cột.

Trải qua đời các vị vua, chùa 1 Cột có mở rộng thêm phạm vi và được xây thêm cho đến 1954.

Năm 1954: Ngôi chùa bị tàn phá ( Trước khi rút khỏi Hà Nội, quân pháp cho cài mình nổ chùa Một Cột).

Năm 1955: Chùa Một Cột được trùng tu lại theo lối kiến trúc cũ, bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng ( dưới quản lý của Bộ Văn Hóa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).

3. Đường đi đến chùa Một Cột

  • Hướng dẫn đi đến chùa Một Cột bằng xe máy ( tự đi)

Bất kỳ ai cũng có lần thích thú với cảm giác tự bản thân trải nghiệm chuyến đi với chiếc xe máy hoặc ô tô, gợi ý đoạn đường cho bạn khi đến chùa Một Cột.

Từ vị trí của bạn, định vị trên google map, tiến thẳng đến thành phố Hà Nội, rồi theo gợi ý sau.

Đường đi đến chùa Một Cột

Từ điểm đầu Hà Nội ( Hoàn Kiếm), đi theo Trịnh Hoài Đức đến phố Nguyễn Thái Học tại Cát Linh ( 600m).

Bạn rẽ phải tại Saffron Bahraman Hà Nội vào Phố Nguyễn Thái Học ( Băng qua Điểm dừng xe buyt, bên phải, 40m).

Tiếp đến, bạn đi tiếp Hùng Vương đến điểm cần đến là chùa Một Cột ở phường Đội Cấn ( 1km).

Lưu ý: Kiểm tra hàng tranh trước khi lên đường, tìm hiểu rõ tuyến đường trước khi xuất phát để tránh các vấn đề không hay có thể đến. ( Kiểm tra xăng xe, giấy tờ, điện thoại, ví,…).

  • Cách đi đến chùa Diên Hựu bằng ô tô ( phương tiện công cộng)

Nếu bạn muốn giảm sự cố khi đi đường, bạn có thể thuê xe ô tô hoặc đi xe bus công cộng. Bạn chỉ cần ngồi lên xe và đi đến nơi cần đến và không quá bận tâm nhiều thứ.

tam quan chùa 1 cột

Gợi ý tuyến 09: Bờ hồ – Hồ bờ, từ bãi đỗ xe Bờ Hồ. Giá vé: 7.000 đồng/ lượt. ( Giá vé thay đổi theo giá hiện hành mỗi năm).

Lưu ý: Nếu bạn không muốn đến bến, bạn đang dừng ở trạm xe bus, bạn có thể nhìn theo biển hướng dẫn để đón đúng tuyến đi đến chùa Một Cột ( nhớ tự bảo quản hành lý cá nhân).

4. Kiến trúc bên trong chùa Một Cột

Chùa Một Cột có kết cấu bằng gỗ, bên trong đặt tượng Phật Bà Quan Âm. Kiến trúc ngôi chùa được chia ra làm 2 khu vực chính.Kết cấu nổi bật riêng của chùa 1 Cột.

Kiến trúc mái chùa Một Cột

  • Đài liên hoa trong chùa 1 cột

Đó là hình ảnh một đài liên hoa, với một trụ đứng vươn ra khỏi mặt ao sen. Hình ảnh gợi lên ước vọng thoát khỏi những rối ren, muộn phiền, chạm đến “vạn điều kỳ diệu” tốt đẹp hơn. Đây cũng chính là điểm độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa.

Đài có dạng hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, có mái cong.

  • Trụ đá đỡ đài liên hoa trong chùa một cột

Đài liên Hoa được dựa trên cột đá cao 4m, có cột đá là hai khúc chồng lên nhau thành một khối thống nhất.

Tầng trên của cột là một hệ thống gỗ ngang dọc, có nhiệm vụ làm đòn đỡ cho ngôi đài ở trên.

trụ đỡ chùa 1 cột

  • Hồ Linh Chiểu trong chùa 1 cột

Một ao hồ nhỏ, có trồng hoa sen, là nơi đặt đài liên hoa chùa Một Cột.

Xung quanh ao hồ có lan can, chạm khắc hoa văn thời Lý.

Sau cổng Tam Quan, ngôi chùa là một quần thể có kết cấu hợp nhất giữa các khu vực, nổi bật là chùa Một Cột giữa ao sen.

5. Chùa Một Cột Hà Nội thờ ai

Nghe truyền vào đời vua Lý Thái Tông, tuổi đã cao nhưng chưa có con trai nối dõi. Vào một đêm vua mơ thấy Đức Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, trên tay bế một bé trai, rồi trao cho nhà vua.

Chùa Một Cột thờ ai

Sau đó, hoàng hậu có tin vui và hạ sinh một hoàng tử. Như để tưởng nhớ, gửi lòng thành đến Phật, nhà vua cho xây chùa Một Cột và trong chùa thờ Đức Phật Quan Âm.

6. Giờ mở cửa di tích chùa Một Cột

Để đến với chùa 1 Cột, bạn cần nắm khoảng thời gian sau:

Ngôi chùa mở cửa từ: 7h00 – 18:00 ( các ngày trong tuần).

7. Chùa Một Cột in trên tờ tiền nào

Hình ảnh chùa Một Cột, không chỉ xuất hiện như một di tích có bề dày lịch sử được chiêm ngưỡng, được chạm vào mà còn ở khía cạnh tinh thần khác.

Chùa Một Cột in trên tờ tiền nào

 Ngôi chùa còn xuất hiện trong tranh thêu, tranh vẽ,… trên đồng tiền xu 5000 đồng của Việt Nam.

8. Lưu ý khi đi lễ di tích chùa Một Cột

Một số lưu ý cần nắm khi đi lễ chùa Một Cột:

  • Trang phục đơn giản, gọn gàng, không thiếu vải.
  • Cử chỉ, ngôn hành đúng mực, tránh phạm lễ nghĩa.
  • Không được làm phiền, gây rối khi các sư đang thiền tọa.
  • Không vào, không chụp hình khu vực cấm.
  • Không buôn bán, trục lợi tại chùa.
  • Chú ý tuân thủ nguyên tắc, khi đến dâng lễ chùa khi được sư nhắc bảo.

Chùa Một Cột mãi mãi là biểu tượng lịch sử vĩnh hằng trong tâm trí hàng triệu con dân Việt. Ngôi chùa thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm khi đến Hà Nội.

Cảm ơn bạn đã đọc. Vạn sự như ý!

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *