Home / Di tích / Đền / Sự tích Đền Vua Đinh Vua Lê ở Ninh Bình

Sự tích Đền Vua Đinh Vua Lê ở Ninh Bình

Vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) và Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đều được thờ ở đây. Hai đền chung một khu vực, hiện ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong các khu thờ còn có tượng và ban thờ các bà Dương Thái Hậu, vua Lê Ngọa Triều, cả hai ngôi đền góp phần làm cho di tích cố đô Hoa Lư thêm nhiều vẻ đẹp.

Truyền thuyết về Đền Vua Đinh Vua Lê  Ninh Bình

Tương truyền đền vua Đinh cũng như đền vua Lê được xây dựng trên nền cung điện xưa. Theo truyền thuyết, khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nhân dân ta đã xây dựng hai ngôi đền để tưởng nhớ hai vị anh hùng dân tộc là Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Lúc đầu đền quay hướng Bắc trông ra núi Hồ, núi Chẽ. Trải qua năm tháng, hai ngôi đền cũ không còn nữa. Đầu thế kỷ XVII, sau khi bỏ nhà Mạc theo nhà Lê (1600), Phong quận công Bùi Thời Trung đã xây dựng lại hai ngôi đền như cũ, nhưng quay lại hướng Đông, đến năm Hoàng Đinh thứ 7 (1606), khắc bia lưu lại. Vào khoảng năm Bính Thìn (1676), nhân dân Trường Yên lại trùng tu lớn hai ngôi đền. Đến năm Thành Thái thứ 10 (1898) cụ Bá Kếnh tức Dương Đức Vĩnh đã cùng với nhân dân Trường Yên Thượng sửa đền vua Đinh, làm ngưỡng cửa đá và nâng cao đền lên bằng tảng đá cô bồng như ngày nay.

Các tên gọi phỏng theo tên gọi cung điện xưa. Ngoài cùng là Ngọ môn quan (cổng ngoài), quay hướng Bắc, bên trong Ngọ môn có 4 chữ: “Tiền triều phượng khuyết” (cửa phượng triều trước), bên ngoài có 4 chữ: “Bắc môn tỏa thược” (có nghĩa là khóa chặt cửa Bắc để tránh gió bấc nhưng còn có nghĩa sâu xa là: “Đề phòng giặc Bắc”). Kinh nghiệm ngàn đời chống phong kiến phương Bắc đã làm cho ông cha ta cảnh giác nhắc nhủ con cháu điều đó. Vào phía trong, ở giữa là một sập long sàng bằng đá, hai bên có hai nghê chầu bằng đá xanh nguyên khối khá đẹp. Những hiện vật này, tuy chạm khắc đơn giản nhưng khối hình mộc mạc, chắc khỏe, gợi về lòng sùng kính với vua Đinh. Cạnh đó là Nghi môn nội (cửa trong). Có thể nói cửa này là dạng kiến trúc ba hàng chân cột, sớm nhất ở nước ta. Lui vào trong, bên phải đền là nhà Khải thánh xưa kia thờ cha mẹ vua Đinh, bên trái đền là nhà Vọng, nơi xưa kia các cụ bàn về việc tế lễ. Trước cửa nhà Khải thánh và nhà Vọng có 2 “vườn hoa ngoại quốc” (tường bao như vòng ngoài cửa chữ “quốc”). Giữa vườn hoa bên trái đền là hòn non bộ có dáng “Cửu long” giữa vườn hoa bên phải đền là hòn non bộ có dáng “hình nhân bái tưởng”.

Xem thêm: Tổng hợp các Đình Đền thờ Chu Văn An

đền thờ vua đinh vua lê

Hai con nghê được tạo hình rất khỏe, đầu ngẩng cao, mồm há, mũi hếch, tóc xoăn, bụng thắt lại, từng thớ thịt ở hông nổi rõ. Ó vế đùi hai chân trước và hai chân sau nghê được điểm vài nét mày đao mác vút nhọn, làm cho 2 con nghê thêm khỏe mạnh.

Đền có ba tòa: Bái đường, Thiên hương và Chính cung. Tòa Bái đường thờ Công đồng. Đặc điểm kiến trúc của đền vua Đinh là đền được bao kín xung quanh, nên lòng đền khá tốt. Ánh sáng mò ảo đã tạo nên một thâm cung, thêm sức linh thiêng, tạo cho các đồ thờ và nghê tượng phu như có một sức mạnh huyền bí. Khác với các kiến trúc khác, thường gắn cửa với hàng cột quân bên ngoài, ở đền vua Đinh, cửa đền được lui vào tận hàng cột cái, tạo thành các mảng chồng giường ở trước cửa đền, là những mảng trang trí lớn. Ở bái đường có đôi “xà cổ ngỗng” khá đẹp, vừa đỡ mái, vừa che các đầu hoành. Đây thực chất là một kẻ góc, một kỹ thuật khó trong kiến trúc cổ truyền, đã đi vào ca dao:

Thứ nhất là cầu thượng gia Thứ nhì kẻ góc thứ ha đao đinh. Mà kẻ góc ở đây lại được tạo hình thành tác phẩm nghệ thuật. Ở giữa bái đường có một tấm biển đề ba chữ lớn sơn son thiếp vàng lộng lẫy: “Chính thống thủy” (Mở nền chính thống). Hai cột giữa có 2 câu đối ca ngợi nước Đại cồ Việt và kinh đô Hoa Lư:

Cổ Việt quốc đương Tống Khai Bảo Hoa Lư đô thị Hán Tràng An.

(Nghĩa là: Nước Đại cồ Việt sánh ngang niên hiệu Khai Bảo của nhà Tống.

Kinh đô Hoa Lư như kinh đô Tràng An của nhà Hán).

Tòa giữa là Thiên hương thờ các quan, những vị công thần của nhà Đinh. Ở đây có 1 nhang án khá đẹp, có niên đại ở thế kỷ XVIII. Trên nhang án có mũ “Bình thiên” tượng trưng cho vương miện của vua Đinh, một biểu tượng của đế quyền.

Trong cùng là Chính cung thờ vua Đinh và các con của ông. Ở giữa Chính cung có tượng của Đinh Tiên Hoàng, đội mũ hình thiên, mặc áo long cổn. Phía bên trái vua Đinh là tượng Đinh Liễn, con cả, phía bên phải là tượng Đinh Hạnh Lang và Đinh Toàn, hai con thứ.

Đọc ngay: Tìm hiểu về khu di tích Đền Cổ Loa

bài thuyết minh về đền vua đinh vua lê

Hai bên bệ thờ vua Đinh có 2 rồng chầu bằng đá bán thân, kiểu yên ngựa như 2 rồng chầu bên cạnh sập long sàng ngoài sân rồng, nhưng đẹp hơn nhiều. Do không bị phong hóa nên râu rồng, bờm rồng còn giữ được nét mềm mại như vẽ. Con rồng bên phải tượng vua Đinh, có con cá chép đang bú rồng. Có lẽ khi tạc cảnh này, người nghệ sĩ dân gian đã nghĩ tới tích “Cá hóa long” (cá chép hóa rồng) với câu ca:

Mồng 4 cá đi ăn thề Mồng 8 cá về cá vượt vũ môn.

Hàng năm cứ đến ngày mồng 8 tháng 4 (âm) cá chép lại vượt vũ môn để hóa ra rồng.

Ở bụng con rồng bên trái tượng vua Đinh có con cá trắm đang đớp con tôm trống thật ngộ nghĩnh! Người nghệ sĩ đã đem chất dân gian vào tận thâm cung. Ở Chính chung có đôi câu đối ca ngợi sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:

Ngã Nam đế thống đệ nhất kỷ Trường Yên miếu mạo vạn niên thu

Nghĩa là:

Nước Nam thống nhất kỷ thứ nhất Trường Yên đền miếu muốn ngàn năm.

Tương truyền xưa kia ở dưới tượng vua Đinh có tượng Đỗ Thích. Hàng năm cứ đến ngày tế vua Đinh, dân làng lại đem tượng Đỗ Thích ra đánh 2 roi hay “Khảo 3 vồ” để răn kẻ có tội. Đồ tế phải kiêng lòng lợn và tiết canh với ý nghĩa là Đỗ Thích đã cho thuốc độc vào lòng lợn và tiết canh để giết vua Đinh. Đó là cách giải thích dân gian. Đằng sau đền vua Đinh là dãy núi Phi Vân như một đám mây bay.

Đền vua Đinh là một công trình kiến trúc, điêu khắc quý ở thế kỷ XVII. Tuy bị tu sửa nhiều lần, nhưng đền vua Đinh còn giữ được một số mảng điêu khắc thời hậu Lê. Ở đây, con người được thể hiện tối năm lần. Ở diềm bên trái cửa đền có 2 cô tiên đang cưỡi rồng. Các cô đang ở tư thế, một tay ôm cổ rồng, một tay giang ra như múa, cánh xòe như cánh chim, thắt lưng bay theo gió. Đẹp nhất là cảnh người săn thú. Trên bức cốn bên trái Nghi môn nội, người nghệ sĩ dân gian tạc một người đàn ông khỏe mạnh, tay phải nắm đuôi con thú như con nai, tay trái nắm con dao bầu đâm mạnh vào con thú. Con thú quay đầu lại sợ hãi như cố ruồng rẫy để chạy trốn. Với hình khối khỏe, người nghệ sĩ dân gian đã thể hiện được sức mạnh của con người. Đối diện với bức chạm này, ở bức cốn phía trong có 2 con thú khác như con trâu, mắt lồi ngộ nghĩnh, tai to và dài, đuôi dài, đang nô đùa. Một con chân trước giơ lên đùa với con kia, chân kia giơ lên gãi tai như những con trâu đang nằm nghỉ trong những buổi trưa hè.

Đề tài được thể hiện nhiều nhất là rồng, ở các bức cốn của di tích đền vua Đinh, con rồng được thể hiện chi chít, rồng mẹ, rồng con, rồng đàn, rồng ổ v.v… trong các mảng chạm lộng, chạm nổi, có con ở tư thế bình thản, có con cong đuôi, đầu ngoái lại gãi vai như đang nô đùa.

Trong các bức chạm rồng đàn, đẹp nhất là bức chạm trên mảng ván bưng chạy suốt xà lòng Hậu cung của đền. Do khéo kết hợp giữa chạm nổi và chạm lộng, người nghệ sĩ dân gian đã thể hiện những con rồng như đang bơi trong mây. Hai con rồng ở giữa nhô đầu ra nô rỡn, mây đao mác tua tủa, lấp lánh như những tia chóp, ở đằng sau lấp ló những chú rồng con đang nô đùa.

Các đề tài điêu khắc ở các bức cuốn diềm cửa ngoài bái đường khá phong phú: lưỡng long chầu lá đề, lưỡng long chầu nguyệt, mà mặt nguyệt có chữ “Vạn nhà Phật”, tượng trưng cho sự bình đẳng, bác ái, hoặc mặt nguyệt có chữ “ngọc” ở trong. Bên cạnh rồng, còn có đề tài phượng chầu mặt nguyệt, mà chim phượng có dáng như những con sáo, lân chầu lá đề, mà toàn thân con lân như đang nhoài về phía trước, đầu ngẩng cao, hai chân trước giơ lên như đang vờn.

lịch sử đền vua đinh vua lê

Điêu khắc đá ở thế kỷ XIX cũng khá lý thú. Các nghệ sĩ dân gian đã kế tục được truyền thống điêu khắc ở nhà thờ đá Phát Diệm, thể hiện nhiều đề tài, phong phú ở ngưỡng cửa đá và tảng đá cổ bồng. Bằng nghệ thuật chạm lộng và chạm nổi tinh xảo, các nghệ nhân đã thể hiện “tứ linh”: long, ly, qui, phượng; tứ quý: thống, mai, cúc, trúc hay mai, lan (sen), cúc, trúc tượng trưng cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, rồi “lưỡng long chầu nguyệt” long hý thủy, long hàm thọ, hạc, hươu kiếm súng v.v… Cả những phong cảnh của quê hương như cầu Đông, cầu Đền, chùa Tháp, ghềnh Tháp v.v… cũng được miêu tả. Các nghệ sĩ dân gian đã làm cho đền vua Đinh gần gũi với nhà thờ đá Phát Diệm qua điêu khắc đá dân gian.

Những mảng điêu khắc này đã tô điểm cho đền thêm lộng lẫy. Đền vua Lê về kiến trúc đại thể cũng như đền vua Đinh, nhưng có khác về chi tiết. Ngoài cùng là một sập đá, rồi đến Nghi môn ngoại. Bên trong Nghi môn ngoại, phía phải đền là Từ Vũ của làng Yên Hạ thờ Khổng Tử. Trước cửa Từ Vũ có hòn non bộ bằng đá xanh nguyên khối có dáng “Phượng vũ” (phượng múa). Chân núi được tạo dáng tứ linh: long, ly, quy, phượng rất đẹp. Bên trái đền là ao. Theo đường chính đạo, vào phía trong là Nghi môn nội, hai bên là hai nhà vọng, nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ. Phía trước hai nhà vọng cũng có hai hòn non bộ có dáng “Phượng vũ”, và “Phượng ấp” khá đẹp. Giáp với hai nhà vọng là hai nhà bia. Qua hai cột trụ là sân rồng. Giữa sân rồng cũng có một sập long sàng bằng đá tượng trưng cho nơi vua ngự triều. Xung quanh sập long sàng cũng có các hàng lỗ chân cột để cắm cờ, bát biểu, vũ khí trong các ngày hội, tượng trưng cho thứ bậc của các quan văn võ.

Đền có ba tòa: Bái đường, Thiên hương và Chính cung. Tòa ngoài bái đường thờ Công đồng. Cũng như đền vua Đinh, ở đền vua Lê, cửa đền được lui vào tận hàng cột cái và đền được bao kín xung quanh, nên lòng đền khá tôi. Ánh sáng mờ ảo tạo cho các đồ thờ và nghi tượng như có một sức mạnh huyền bí. Ở ngoài bái đường có đôi “Xà ngà voi” giống như đôi “Xà cổ ngỗng” bên đền vua Đinh. Giữa Bái đường có một tấm biển sơn son thiếp vàng lộng lẫy, đề bốn chữ: “Trường Xuân linh tích” (Dấu tích điện Trường Xuân). Tấm biển gian bên trái đền có ba chữ: “Xuất thánh minh” (Xuất hiện bậc thánh minh). Tấm biển gian bên phải đề có ba chữ: Dương thần vũ (Biểu dương thần vũ). Ở đây có đôi câu đối ca ngợi sự nghiệp “Kháng Tông, bình Chiêm” của Lê Hoàn:

Thần vũ thiếp tứ lân, thịnh Tống cường Chiêm thủ nhật.

Tinh linh tồn thiên cổ, Long giang Mã trục chỉ gian.

Nghĩa là:

Thần vũ động bốn bên trong lúc Chiêm cường, Tống thịnh.

Thiêng liêng còn muốn thuở trong vùng núi Mã sông Long.

Và câu đối ca ngợi Lê Hoàn cày ruộng tích điền:

Thụy Vân cam vũ thiên hưu ngưỡng Tạc tỉnh canh điền đế lực chi.

Nghĩa là:

Mây lành mưa ngọt ơn tiên đế

Đào giếng và cày ruộng là sức của nhà vua.

Đền vua Lê tuy không khang trang bằng đền vua Đinh, vì ít được tu sửa hơn, nhưng cũng vì thế mà đền vua Lê còn giữ được nhiều mảng điêu khắc thời hậu Lê hơn đền vua Đinh. Các mảng chồng giường ở ngoài bái đường là nơi hội tụ vối sự thao diễn nghệ thuật chạm khắc gỗ khá rậm rạp. Để cho đền thêm lộng lẫy, người nghệ sĩ dân gian đã thể hiện sáu chiếc bẩy thành sáu con rồng. Do khéo bố trí đầu rồng quay lên sát với xà ngang, nên sáu con rồng như đang vươn lên, cùng với các mảng chạm ở xà ngang tạo thành các đề tài: “long hổ hội ngộ” (rồng hổ gặp nhau), rồng phun lửa, rồng ngậm ngọc mà viên ngọc được trang trí thành một bống cúc mãn khai v.v… Bốn đầu dư cũng được chạm thành bốn đầu rồng, râu tóc tua tủa ở phía sau làm cho bốn con rồng như muốn vươn khỏi đám mây nét mác. Nghệ thuật chạm lộng ở đây đã đạt tới trình độ cao.

đền vua đinh vua lê ở ninh bình

Con người được thể hiện ở đền vua Lê bốn lần. Ở mảng ván bưng trên xà giữ của Nghi môn nội, người nghệ sĩ dân gian chạm cảnh hai cô tiên đang cưỡi rồng. Hai cô tiên tóc búi ngược, hoa tai trễ xuống, một tay ôm cổ rồng, một tay giang ra như múa.

Ao sen được thể hiện ba lần trong các trụ đấu với ba cảnh khác nhau. Một ao sen bình thường, không có cá. Một ao sen có con cá rô đang nhảy lên khỏi mặt nước đớp lá sen, cây sen đang xòe cánh nụ còn chúm chím. Đẹp nhất là một ao sen, mà trong đó bống sen đã nở rộ, trống rõ cả từng gân lá, cạnh đó hai bông sen chớm nở, dưới nước có hai con cá rô, một con đang bơi lững lò, một con nhô đầu ra ngoài như đang bơi tới.

 

 

 

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *