Đền Tam Giang thường gọi là đền Bạch Hạc ở Việt Trì. Đền thờ Thổ Lệnh và Thạch Khanh (có truyện trong sách Lĩnh Nam chính quái)
Đền Tam Giang thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tên chữ gọi là “Tam Giang Từ”, nhân dân thường gọi là: Đền Bạch Hạc.
Đền Tam Giang được người xưa xây dựng chọn phương hướng trên bãi bồi của hợp điểm Tam Giang: Thao – Đà – Lô mà xưa nay vẫn quen gọi là ngã ba Bạch Hạc.
Trong sách Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi: “Sông Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Phú Thọ), sông này phía trên giáp với sông Thao, sông Đà, phía dưới thông với sông Phú Lương (tức sông Nhị Hà).
Sách Đại Nam nhất thông chí cũng ghi:
“Quãng Ngã Ba do các sông Lô – sông Đà – sông Thao hợp dòng mà thành gọi là Bạch Hạc.
Qua đó chúng ta có đủ cơ sở để thấy rằng, cho dù tên gọi có khác nhau, nhưng chính tại điểm hợp lưu của ba dòng sông ấy mà đền Tam Giang hướng ra cửa sông và nó cũng gắn liền với cái tên gọi đền Tam Giang.
Nội dung bài viết
Truyền thuyết nhân vật
Đền Tam Giang thờ Cao quan Đại Vương, húy là Thổ Lệnh và Thạch Khanh đã có công chu du thiên hạ tìm phương thuốc quý, chữa trị bệnh cho muôn dân, khi mất lại rất linh ứng ngầm giúp các tướng lĩnh đánh giặc giữ nước. Theo các tài liệu thư tịch và truyền thuyết dân gian kể rằng:
Xưa nước Việt ta từ triều Hùng Vương trải dài 2622 năm đất nước thanh bình. Đến thời hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) ở đất Hoan Châu (Nghệ An ngày nay) có người họ Trần tên Thiệu và vợ họ Nguyễn tên Lân, nhà rất giàu có đức độ, luôn có lòng giúp người nghèo khó. Khi tuổi đã cao mà chưa có con. Ông bà đi cầu nhiều nơi trong đó có chùa Yên Hoa và đền ở Ung Sơn… và được thần linh ứng báo mộng. Bà Nguyễn Lân có thai nghén. Đến ngày 10-2 mùa xuân năm Tân Hợi bà sinh đôi được hai người con trai đặt tên là Trần Lan và Trần Bảo. Năm lên 9 tuổi hai anh em theo học ông Lý Đường tiên sinh, học trong ba năm mà thiên kinh vạn quyển đã hiểu. Hai anh em đều thông minh tài giỏi hơn người được coi như thần đồng giáng thế.
Khi hai anh em tròn 19 tuổi thì cha mẹ qua đời, để tang xong ba năm, hai người bàn nhau đi chu du thiên hạ. Một hôm nghe nói ở núi Tản, huyện Thanh Châu đạo Hưng Hóa, xứ Sơn Tây có nhiều thần tiên hội họp, hai ông đến thăm quả nhiên thấy phong cảnh thật thần diệu tối linh. Hai ông gặp một thiền sư đang ngồi trên bàn đá có thánh đồng đứng hầu. Hai ông vái lạy và tâu trình ý nguyện muốn từ bỏ giầu sang phú quý để đến với Đức Phật quảng đại từ bi để cứu giúp người. Thiền sư liền đem cỗ đầu người ra tiếp và hỏi hai ông có dám ăn không? Hai ông trả lời là có. Thấy vậy thiền sư lấy hai vật quý cho hai ông và dặn rằng: Ta cho các ngươi một chiếc gậy trúc và một bầu đá, đầu trên gậy cứu người chết sống lại, đầu dưới trừ hại chúng, còn bầu đá dùng để chữa bệnh. Người nào có bệnh khó chữa thì lấy gậy gõ vào bầu đá, hễ trong bầu đá có vật gì chạy ra thì lấy vật đó ngâm rượu cho uống, bệnh ắt sẽ khỏi.
Hai ông lạy tạ thiền sư và xin được đi theo thì thiền sư đã biến mất. Để tỏ lòng biết ơn thiền sư, hai ông đã đổi tên là Thổ Lệnh và Thạch Khanh.
Từ đó hai ông đi chu du thiên hạ cứu người trừ ác. Một hôm đến Câu Phúc, huyện Châu Loan, phủ Hà Bắc. Ở đó có gia đình ông Quách Nghiêm, vợ là Nguyễn Thị Trinh có con trai là Quách Huy bị mắc bệnh hiểm nghèo không chữa khỏi. Đêm ấy Quách Nghiêm nằm mơ thấy có ông già đến nói rằng: Muốn con khỏi bệnh sáng mai lên núi Ung thấy có người cầm gậy trúc và bầu đá thì đón về, người ấy sẽ chữa khỏi bệnh. Sáng hôm sau, họ Quách lên núi quả nhiên gặp hai người nên rước về xin chữa trị bệnh cho con. Thổ Lệnh và Thạch Khanh vào nhà Quách Nghiêm cầm gậy trúc gõ vào bầu đá ba cái thì thấy một con rắn trắng bò ra liền bắt lấy đem ngâm rượu cho Quách Huy uống, quả nhiên khỏi bệnh. Quách Nghiêm cả mừng mở tiệc chiêu đãi và biếu 10 nén vàng để tạ ơn. Hai ông từ chối không nhận mà bảo rằng: Ta học đạo cứu người trong khi hoạn nạn, nay ta cho tên hiệu cùng một quyển sách nên lập miếu mà thờ, nếu ai có ác tật hãy cúng tên hiệu ta là Cao quan Đại Vương ta sẽ cứu khỏi.
Sau đó hai ông tiếp tục đi ngao du chữa bệnh cho muôn dân. Một hôm lên núi vua Hùng nghỉ đêm ở đấy, mộng thấy có người đọc thơ rằng:
Dục tầm vãng đáo Thông Thánh quán Kim đắc thành danh hậu hiển thần.
Tạm dịch:
Muốn hai thần về Thông Thánh quán Nay sẽ nổi danh sau sẽ thành thần.
Sáng hôm sau hai ông về đến Bạch Hạc thấy nơi đây phong cảnh đẹp đẽ, sông nước núi non hội tụ, người qua lại đông vui, ở đây có một quán nhỏ. Hỏi ra thì được biết đấy là quán Thông Thánh. Hai ông định tiếp tục lên đường, thì bỗng nhiên trời đổ mưa to gió lớn, một đám mây vàng từ phương Tây bay tới có cả Thanh Đồng Ngọc Nữ quản miếu cầm ca, hổ báo bách quần, kình nghê vạn thú, hai ông theo đám mây biến mất. Hôm ấy vào ngày 25-9. Nhân dân Bạch Hạc bèn lập miếu phụng thờ. Nơi ấy rất linh thiêng ai có bệnh đến kêu cầu đều khỏi.
Đến đời thuộc Đường, Lý Thường Minh làm đô đốc Châu Phong thấy ở Bạch Hạc có miếu thiêng bèn đến làm lễ. Hai vị thần miếu hiện lên. Thường Minh hỏi họ tên, một người xưng là Thổ Lệnh, người kia xưng là Thạch Khanh. Lý Thường Minh mới thử tài. Thổ Lệnh nhảy một bước qua sông, Thạch Khanh nhảy hai bước qua sông. Thường Minh bèn cho xây đắp tượng thờ và phong cho thần miếu là Linh Thông hiển ứng Đại Vương.
Đời nhà Trần, Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên xâm lược khi đi qua Bạch Hạc, Thổ Lệnh và Thạch Khanh ngầm theo giúp; Trần Hưng Đạo đã gia phong làm Hộ quốc bảo dân Đại Vương và sắc phong cho trang Bạch Hạc cùng nhiều địa phương khác cùng đời đời thờ tự. Nhân dân Bạch Hạc tu sửa miếu thành đền thờ và xây dựng thêm chùa để thờ phật.
Những sự kiện lịch sử gắn với di tích đền Tam Giang:
“Mã sứ u Linh” và “Giao Châu bát truyền ký” đã chép về truyền thuyết thời nước Việt bị nhà Đường đô hộ, nhân dân vùng Đà Giang, Bạch Hạc – Tam Giang đã tổ chức hai đạo quân của Thổ Lệnh và Thạch Khanh có công đánh thắng giặc thù đã được phong thần. Tam Giang, Bạch Hạc, Thổ Lệnh Đại Vương là danh hiệu của vua phong cho người có công giúp nước.
- Cuốn Đại Việt Sử cũng ghi: Khi Trưng Nhị lấy bến Tam Giang, bãi sông Bạch Hạc làm nơi đóng thuyền chiến và luyện rèn quân sỹ đã cho tu sửa lại đền Bạch Hạc.
- Sách Đại Việt hiến triều và lịch sử Việt Nam viết: Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) đã cho con thứ tư là Ngự Man Vương Long Đĩnh coi giữ Phong Châu, khi trấn thủ thành Bạch Hạc – tước ngự Nam Vương thường chăm tu sửa đền Tam Giang và mở cuộc vui thi bơi thuyền chải.
- Bộ “Địa chí, địa dư” in 1930 của các tác giả Đỗ Đĩnh Nghiêm, Phan Văn Thơ, Ngô Vi Liên trang 97 viết: Đền Tam Giang hay Tam Giang Từ, Tam Giang Tự ở Bạch Hạc có người là Hóa Long Tự (Vi Thổ Lệnh, Thạch Khanh đều hóa thành Rồng) dưới bến sông trước cửa đền có viên đá in vết chân, đây là vết chân của thần Thổ Lệnh và Thạch Khanh để lại.
- Đền Tam Giang còn là nơi đồn trú của tướng quân Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287-1288) của quân dân Đại Việt chống giặc Nguyên Mông mà điển hình là trận giao chiến đêm 2-1- 1288 giữa quân ta và quân Nguyên Mông ngay trước cửa đền mà sử sách đã ghi chép.
– Trong truyện Trần Nguyên Hãn sách Đại Việt Thông sử của Lê Quí Đôn và nhân vật Chí của Phan Huy Chú, bản dịch của nhà xuất bản Khoa học và Xã hội viết:
Tả Tướng Quốc lúc hàn vi vẫn thường bán dầu ở chợ Bạch Hạc và ngủ đêm ở đền Bạch Hạc. Khi nhà Nhuận Hồ mất ngôi, nước Nam bị ngoại xâm xâm chiếm, trăm họ khổ cực lầm than, Trần Nguyên Hãn đã nuôi chí cứu đời giúp dân, trong đêm ngủ ở đền Bạch Hạc thấy thần ở núi Tản báo với thần đền Bạch Hạc rằng trời đã sai Lê Lợi – người ở Lam Sơn làm vua nước Nam. Vì thế Trần Nguyên Hãn mới vào Thanh Hóa tìm Thái Tổ và một lòng theo vua.
Khi Nguyễn Chính Thái (sinh năm 1562 tại làng Kinh Diễn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) một viên quan triều Lê khi đi tuần thú vùng Khoái Châu, Hưng Yên đã ra nội dung của vế đối còn thấy ở đền Tam Giang:
“Bạch Hạc mỹ hữu Tam Giang từ Bạch Hạc”
Để rồi 6 năm sau khi Nguyễn Trãi viết nên tác phẩm “Phú núi Chí Linh” thì Hoàng Đĩnh Đỉnh mới lựa được vế đối lại: “Chí Linh sầm phao Sơn cổ hữu Chí Linh sơn”
Niên đại và kiến trúc của đền Tam Giang:
Vẫn còn có những ý kiến khác nhau, chưa đồng nhất về niên đại xây dựng của đền Tam Giang. Song qua những tư liệu cho thấy:
Sách Lĩnh Nam chích quái của tác giả Vũ Quỳnh có “Truyện về thần đền Bạch Hạc” ghi rằng:
“… Năm 650 trong đời vua Cao Tông nhà Đường – một triều đại Trung Quốc tồn tại từ năm 618-907 – có viên quan Lý Tường Minh nhận chức đô dốc ở Châu Phong đã dựng đạo quán ở bờ sông Bạch Hạc định tô thần hộ quán để thờ và đặt tượng Tam Thanh…”
Sách “Đại Nam Nhất thống chí” có chép: ‘Tam Giang từ ỏ xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc lại có tên nữa là quán Thông Thánh – Đời Vinh Huy nhà Đường, Lý Thưòng Minh lên Đô đốc Phong Châu, dựng đạo quán trên bờ sông Bạch Hạc đặt tượng Tam Thanh định tô thần hộ quán để thờ…”
Theo Dư địa chí – Phan Huy Chú cũng chép rằng: “Đền Bạch Hạc ở bờ sông Bạch Hạc, thờ thần Thổ Lệnh tên húy là Trần Lan (theo thần tích ỏ Yên Thịnh, tổng Cam Thịnh, huyện Phú Thọ, tỉnh Sơn Tây) và em trai là Thạch Khanh có tên húy là Trần Bảo, học được pháp thuật của Y thần Tản Viên sơn Thánh, chữa được bệnh hiểm nghèo rồi hóa thần ở Tam Giang quán bên bờ sông Bạch Hạc. Lần sau thần báo mộng cho Lý Thường Minh là đô đốc Châu Phong năm Vĩnh Huy (650-655) đời Cao Tông nhà Đường. Rồi được phong làm thần thiêng của ngã ba sông Bạch Hạc và được Thường Minh tô tượng.
+ Sách “Sơn Tây chí” trong mục Từ Miếu cũng có chép rõ đến thời vua Minh Mệnh – Thiệu Trị phong tặng Bạch Hạc Tam Giang Thượng đẳng thần (Tài liệu chữ Hán – lưu giữ tại Viện Hán Nôm)
+ Theo tư liệu kiểm kê của “Viện Đông Bắc cử’ hiện còn trong kho xã Chí Viện nghiên cứu Hán Nôm thì trên câu đầu của tòa Hậu cung có ghi: “Đại Đường Vĩnh Huy kiến sơ” – Dịch là: Sơ khởi kiến tạo năm Vinh Huy nhà Đường. Trên câu đầu của tòa Đại bái có ghi: “Quang Trung Canh Tuất tái tạo” – Dịch là: Năm Canh Tuất dưới triều Quang Trung tu sửa và “Khải Định thất niên trung tu” – Dịch là: “Vào năm thứ 7 đời Khải Định (1922) tu sửa”.
Qua những tư liệu trên ta có thể nói rằng: Đền Bạch Hạc (Tam Giang) sơ khởi là một đạo quán được gọi tên là quán Thông Thánh và niên đại được xuất hiện từ năm Vĩnh Huy (650-655). Sau được đổi thành đền và được tu sửa vào các năm 1790-1922.
Căn cứ theo tài liệu của Viễn Đông Bắc cổ kiểm kê năm 1937 mô tả: Đền Tam Giang có kết cấu kiến trúc gồm nhà Trồng – Phương Đền – Hậu Cung – Đại Bái. Hai bên tả hữu có nhà bia và nhà để thuyền bơi chải. Điều đó giúp ta có thể hình dung được trước đây đền Tam giang thực sự là một công trình kiến trúc lớn và khang trang. Song với lớp lớp thời gian và chiến tranh tàn phá cho nên hiện nay kiến trúc của đền không còn nguyên vẹn. Tuy đền vẫn được xây dựng trên nền móng cũ nhưng kiến trúc đơn giản và thu hẹp lại. Gồm 2 tòa Đại Bái – Hậu cung. Liền kề bên phải hướng đền, chung sân là một ngôi chùa tên gọi Tam Giang Tự – chùa Tam Giang được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh và gồm hai tòa Tiền đường – Thượng điện.
Trong đền Tam Giang còn một số tượng thờ và những hiện vật có giá trị.
- Tượng Thổ Lệnh: Cao 0,65m tay chống kiếm tượng trưng cho chiếc gậy trúc Sinh – Tử. Chân đi hài, đầu đội khăn xếp, nét mặt nhân từ phúc hậu, song vẫn toát lên vẻ cương trực hiển ứng linh thiêng.
- Tương Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật:
Với gần 30 năm được giao sứ mệnh phòng thủ vùng Bạch Hạc, Tam Giang, Trần Nhật Duật đã lập nhiều chiến công hiển hách trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Để tưởng nhớ đến vị tướng có nhiều công lao ấy, nhân dân Bạch Hạc đã tạc tượng thờ của ông đặt cạnh Thổ Lệnh Đại Vương.
- Tượng Mẫu Âu Cơ:
Được đặt ngồi ở vị trí bên phải tượng Thổ Lệnh Đại Vương theo quan niệm “Nam tả – Nữ hữu”. Ngoài ba pho tượng chính được tạc thờ trong đền, còn có rất nhiều hiện vật có giá trị như bộ bát bửu: Hạc đứng trên lưng rùa và một bức đại tự lớn dài l,3m, rộng 0,4m có đề 4 chữ sơn thếp vàng do vua Lê Thánh Tông đề tặng cho đền là “Am hà tư nguyên” và một bức khác ghi “Dực Bảo Trung hưng”.
Bia ký và các sắc phong của đền Tam Giang:
- Đền Tam Giang còn có một tấm bia đá dài l,6m rộng 0,96m khắc năm Khải Định thất niên (1922) một mặt ghi: “Khải Định thất niên – Bạch Hạc xã Ngọc Phả”. Dịch là: “Khải Định năm thứ 7, Ngọc Phả của xã Bạch Hạc”.
Và mặt bên ghi: “Bạch Hạc xã sự tích”
Dịch là: Sự tích xã Bạch Hạc
Thác bản tấm bia này mang số hiệu 13936-13937 đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
- Ngoài ra đền Tam Giang còn lưu giữ cuốn Ngọc Phả 27 trang kích thước 13x 27. Do Hàn Lâm viện Đông các Đại học sỹ Nguyễn Bính biên soạn năm Hồng Phúc nhị niên (1573) – Quản Giám trị Điện bách linh hùng lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền sao lại năm Vĩnh Hựu thứ ba (1738) và Hàn Lâm thi tộc Chánh hương hội xã Bạch Hạc Nguyễn Hữu Cự thủ bút chép theo năm 1922. Theo tư liệu
kiểm kê năm 1937 và một số đạo sắc hiện còn tại Viện nghiên cứu Hán Nôm thì đền Tam Giang có tổng số 19 sắc đạo, trong đó có 11 sắc phong cho Thổ Lệnh là:
“Đô thông chê” quan Đại Vương – Tam Giang Bạch Hạc xã”
Niên đại:
- Dương Đức thứ 3 – đời vua Gia Lê Tông 1674.
- Vĩnh Thịnh thứ 6 – đời vua Lê Dụ Tông 1710.
- Vinh Khánh thứ 2 – đời vua Lê Đê” Duy 1730.
- Cảnh Hưng thứ 1 – đời vua Lê Hiển Tông 1740.
- Chiêu Thông thứ 1 – đời vua Lê Mân Đê” 1787.
- Quang Trung thứ 1 – đời vua Nguyễn Huệ 1788.
- Cảnh Thịnh thứ 1 – đời vua Quang Toản 1793.
- Thiệu Trị thứ 4 – đời vua Nguyễn Hiển Tổ 1844.
- Tự Đức thứ 3 – đời vua Nguyễn Dực Tông 1850.
- Đồng Khánh thứ 2 – đời vua Nguyễn Cảnh Tông 1887.
- Duy Tân thứ 3 – 1909.
Phong tuc lễ hội đền Tam Giang:
Đền Tam Giang – Bạch Hạc hàng năm tổ chức nhiều kỳ lễ hội, song lễ hội chính vào ngày 3 đến ngày 5 và ngày 10 – 3 âm lịch là lễ tưởng niệm Lạc Long Quân.
Có hội thi bơi chải diễn ra ngày 9 – 3 âm lịch. Lễ hội bơi chải ở đền Tam Giang được chính thức xuất hiện từ khi Ngự Man Vương – Long Đĩnh trấn thủ ở thành Tam Giang đã cho tu sửa đền và chùa Bạch Hạc và ra chiếu mở cuộc thi vui thuyền chải (theo Đại Việt sử lược Lịch sử Việt Nam và Địa Chí dân gian vùng đất tổ). Chiếu lệnh cho Kẻ Gốm đúc chuông và Định Hương mỏ tiệc đánh cờ, nên có câu ca rằng:
“Lệnh ban Kẻ Gốm đúc chuông
Bạch Hạc bơi chải, Định Hương đánh cờ”
Hội bơi chải Bạch Hạc có 4 giáp (gọi là 4 chải): Tiên Hạc, Đông Nam, Thần Trúc, Bộ Đầu mỗi giáp một chải và mỗi chải một màu (xanh-đỏ-trắng-vàng). Quần áo của các tay chèo, cờ và mái chèo cùng đồng màu với màu thuyền chải. Mỗi chải có 24 khoang gọi là phách với 48 tay chèo, một người lái và một người gõ mõ hiệu. Người gõ mõ làm hiệu cho các tay chèo; tay gõ miệng hô: “Dô huỵch! Hò huỵch!”
Buổi sáng ngày tế tiệc, các chải bơi từ đền Bạch Hạc về tới Gát (tức Tiên Cát – Việt Trì ngày nay) sau đó quay về cầu Việt Trì qua Gát và trở lại đền Tam Giang.
Đây thực sự là một ngày hội vui khỏe và mang đậm nét văn hóa của cư dân vùng sông nước Tam Giang nói riêng và cư dân đất Tổ nói chung.
Bạch Hạc còn có lễ tiệc quán Thánh vào ngày 25/9 âm lịch. Là lễ tiệc khao quân của nhà Trần sau ba lần chiến thắng quân Nguyên, đó là thi tổ chức nấu cơm nhanh. Đấy là một trò diễn thu hút có nhiều hình thức phong phú. Người dự thi nấu cơm đòi hỏi phải có tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội, có kỹ thuật cao, khéo léo và phải thông minh.
Trước ngày lễ tiệc, các cụ già trong làng họp bàn, xem xét khả năng làm ăn của dân làng, mùa màng thu hoạch ra sao, buôn bán thuận lợi, tốt xấu thế nào, thuận lợi khó khăn để rồi quyết định. Nếu “phong” thì tổ chức quy mô cả bốn giáp đều thi làm cỗ trình làng, có nhóm thì thi nấu cơm trước cửa sân đền, có nhóm thì làm bánh trái v.v…
Cuộc thi thường được kéo dài từ sáng sớm đến giờ Tý (12 giờ đêm).
Lễ hội ở đền Tam Giang còn diễn ra nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa khác như: Chọi gà, chơi cờ tướng; đánh vật; đánh cờ; đánh đu v.v… thường là được diễn ra vào buổi sáng.
Buổi chiều tế lễ hương hoa và đại biểu các nhóm trong giáp gửi thi mâm cỗ cúng thần và thi bày cỗ theo khu vực, phân chia theo từng giáp với luật lệ ngôi thứ trên dưới.
Đúng 12 giờ đêm kết quả cuộc thi được công bố. Sau đó là cùng phá cỗ liên hoan, dùng đũa gõ vào mâm kết hợp với khua chiêng trống reo hò… như một ngày khao quân thắng lợi (Tư liệu Hội lễ Việt Nam – Nhà xuất bản Văn hóa 1993
Không rõ đền được xây từ bao giờ. Trong đền có ba ban thờ,tục gọi là ba giờ (không rõ nghĩa từ này). Bàn thờ gian thờ Lễ Ban. Hai bên thờ ‘Tả hữu tiên hiền” là những người thợ giỏi ỏ địa phương, không ai nhớ được tên họ của các vị này. Trước đây nghe nói có nhiều tranh vẽ hình dung các vị này, nhưng nay không còn nữa.
Hàng năm, cứ đến ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch, tất cả những người làm nghề thợ mộc đều về đây cúng lễ. Có lẽ lúc đầu, việc cúng lễ ồ đền sỏ Tranh chỉ là dịp thuận lợi cho các phường thợ gần gũi nhau, trao đổi chuyện nghề nghiệp và nhớ ơn tổ nghề. Nhưng dần dần, do tiền nong đóng góp được dồi dào người ta tậu được ruộng công, dùng hoa lợi cho việc tế tự. Có cả việc mua ngôi thứ trong phường. Tùy theo số tiền góp, có thể mua ngôi trùm, ngôi bạ và những ngôi có vai vế. Ai không có ngôi thứ, thì khi ra tế tổ phải đứng vào dãy hàng dài. Những thợ nhỏ đi học nghề thì đứng vào dãy hàng hiệu
Xem ngay: Tổng hợp các Đình Đền thờ Chu Văn An