Home / Di tích / Đền / Đền Sóc- Di tích thuộc làng Xuân Tảo

Đền Sóc- Di tích thuộc làng Xuân Tảo

Đền Sóc là Di tích thuộc làng Xuân Tảo, thời Lý là hương Minh Tảo, thời Lê đổi là xã Minh cảo, huyện Từ Liêm sau là xã Xuân Tảo. Năm 1961 đổi là xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Sự tích đền Sóc

Các sách xưa như Việt điện u linh, Lĩnh Nam Chính quái, Đại Nam nhất thống chí đều nói nhiều đến di tích thờ Sóc Thiên Vương. Thời Lý việc tế ở đền được coi là quốc tế, vua và bộ Lễ hàng năm đến tế, cầu cho quốc thái dân an. Mỗi lần tế (mồng 7 tháng giêng) là một ngày hội lớn của dân Tây Hồ và Thăng Long.

Di tích xưa được kiến trúc to lớn khá đồ sộ còn nhiều chân tảng đá thời Lê đường kính khoảng lm. Trên kiến trúc có nhiều mảng chạm khắc tinh tế các đề tài truyền thống: tứ linh, tứ quý… Đền còn có các đồ thờ: kiệu long đình, long ngai, hương án sơn son thếp vàng, đặc biệt là pho tượng Thiên vương, cao 4 m 56, làm vào cuối thế kỉ 18, bia đá khắc năm Chính Hòa 7 (1682), những chân tảng đá lớn chạm hoa sen thế kỉ 17, có đường kính 1,05m.

đền sóc ở đâu
Khuôn viên bên ngoài đình Sóc

Đền Sóc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 15.11.1991. bờ Hồ Tây thì nghỉ lại, mở cơm nắm ra ăn. Ăn xong, ngài phi ngựa lên phương bắc, tới làng Phù Lỗ thì dừng chân và ngủ một giấc. Ngủ dậy, Thánh Gióng phóng ngựa tới núi Sóc Sơn, phi thẳng lên đỉnh núi, cởi áo sắt vắt lên cành cây trâm, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Nay trên đỉnh núi có một mô đá giống hình móc cây được dân gọi là “cây cởi áo”. Dân địa phương tưởng nhớ đã lập đền thờ ở đây gồm có đền Thượng và đền Hạ. Đền Thượng ngày nay không còn nữa. Đền Hạ cũng bị cháy vào năm 1898 nên kiến trúc của đến đều là do đời sau làm mới cả. Đền Sóc chỉ còn sót lại sau hỏa hoạn đôi ngựa gỗ.

đền sóc hà nội
Thượng Điện Đền Sóc

Hàng năm vào mùa xuân, ngày mồng 5 tháng giêng, dân 9 tổng: Sơn Dược, Phù Lỗ, Ninh Bác, Hương Dinh, Kim Anh, Liêu Thương, cổ Bái, Đông Đô, Xuân Bang, cùng đến tê và mở hội linh đình. Có nghi thức “dâng hoa tre” (một đoạn tre có một đầu được chẻ xơ) và “chém tướng” (giặc Ân). Đền Sóc đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 28.4.1962.

Xem ngay: Giới thiệu sơ lược về lịch sử Đền Quán Thánh

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *