Hai Đà là anh hùng dân tộc, việc thờ phụng Hai Bà không phải chỉ riêng ở làng Đồng Nhân, ở nhiều nơi khác cũng có đền thờ. Xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn Tây (Hà Tây), nơi Hai Bà trẫm mình, ngay bên bờ sông Hát Giang cũng có đền thờ tục gọi là miếu Hát.
VỊ TRÍ ĐỊA DƯ VÀ THẦN TÍCH THEO DÂN XÃ HÁT MÔN
Muốn tới miếu Hát, từ Hà Nội phải Đi theo quốc lộ Hà Nội, Sơn Tây cho tới cây số 26 rẽ sang tay phải, đi vào con đê một quãng. Xã Hát Môn nằm ngay ven đê. Xa này là một vị trí chiến lược quan trọng, xưa kia Hai Bà muốn dùng để quyết định thắng bại sau cùng với quân Mã Viện.
Hát Môn ở ngay cửa sông Đáy, một phụ lưu sông Hồng Hà, và ở quâng này mang tên là sông Hát. Nơi này vừa cách xa nơi đóng quân của Ma Viện ở Tây Hồ và cũng cách xa Mê Linh nay thuộc Phúc Yên nơi đóng đô của Hai Bà. Mê Linh, cách Hát Môn hơn 7 dặm, vào khoảng 30 cây số ngày nay, do Trưng mẫu là bà Man Thiện đóng quân giữ thành. Lúc đó đạo tiến quân của Hai Bà đóng ở Lạng Sơn dưới quyền chỉ huy của bà Thánh Ve và bà Phòng Thị Chính, mắc mưu quân giặc đã bị thua ở Bắc Giang Hà Bắc. Hai Bà có một căn cứ thủy quân ở Tây Hồ, những lúc này, sau trận thua quân ở Bắc Giang căn cứ này không còn là hậu cứ yểm trợ cho đạo tiền quân ở Lạng Sơn và đạo tiền quân ở Bạch Đằng nữa, đạo quán ở Bạch Đằng do bà Lổ Chân điều khiển. Hai Bà rÚt quân vẻ sông Hát, giao quyền chỉ huy đạo quân Tây Hồ cho bà Cao Nhự.
Lưỡng đầu thụ địch, quân Ma Viện đại bại phải lui về Tây Hồ cố thủ để chờ Lưu Long mang thêm 50.000 quân từ sông Hồng Hà kéo lên mới lại dám tiến đánh vị trí đóng quân của Hai Bà.
Trong trận này, lúc đầu Hai Bà có thắng, nhưng sau vào ngày mồng 6 tháng Ba năm 43, quân Mã Viện kéo tới đóng, Hai Bà chống không lại phải gieo mình xuống sông Hát để đền nợ nước. Trận này Ma Viện tuy thắng nhưng cũng bị hao binh tổn tướng.
Thắng quân Hai Bà, Mã Viện tự cho là anh hùng, hắn đã ăn cắp chiếc trống đồng Ngọc Lũ của nước Nam, tự đúc tượng mình, một tay cầm gươm, một tay nắn tóc Bà Trưng để tại Liễu Châu khoe công trạng mình. Hắn quên mất rằng, hắn suýt chết dưới lưỡi gươm của Hai Bà đã phải lui quân về Tây Hồ để chờ quân cứu viện.
Sự tích trên, cho tới trước năm 1945, người dân nào ở xã Hát Môn cũng nhớ, họ nhớ như câu chuyện mới xảy ra hôm qua. Họ còn nhắc lại cả chuyện bà hàng bán bánh trôi đa dáng bánh Hai Bã xơi trước cửa đình, khi Hai Bà xuất trận lần sau cùng. Và tại miếu Hát, có thêm cả đền thờ bà hàng bánh trôi, dưới gốc một cây đa cổ thụ.
Giặc đến nhà đàn bà phải đánh, người dân Hát Môn không quên lịch sử oanh liệt của làng mình đã là nơi dụng binh của hai vị nữ anh hùng dân tộc, và họ truyền tụng nhau thi ca về sự tích Hai Bà:
Tay tiên phất ngọn cớ đào,
Sáu mươi thành quách thu vào một tay.
Cơ quân gặp bước không may,
Than ôi! Sông Hát, nước nay là mồ!
Mánh gương tiết nghĩa chua mớ,
Muốn thu giọt nước Tây Hồ vẫn trong!
Theo thần tích trên, Hai Bà đã thua quân tự trẫm mình vào ngày mồng 6 tháng Ba, không phải ngày mồng 6 tháng Hai ‘-‘ihư sự tích ghi trong sử, chép theo thần tích xã Đồng Nhân.
NHỮNG NGÀY LỄ TẠI MIẾU HÁT
Dân xã Hát Môn không phải chỉ làm lễ kỷ niệm một ngày mồng 6 tháng Ba, ngày Hai Bà tuẦn quốc, nhưng họ đã làm kỷ niệm một năm ba lần theo ba giai đoạn hành quân của Hai Bà.
NGÀY MỒNG 6 THÁNG BA
Ngày Hai Bà tuẫn quốc, ngày hôm nay dân làng làm bánh trôi để dâng lên Hai Bà, kỷ niệm ngày Hai Bà từ giã nhưng cũng là kỷ niệm ngày Hai Bà ra quân trận sau cùng, và nhắc lại lòng thành kính của người dân đối với Hai Bà ngay từ lúc sống: một bà hàng bánh trôi đã dâng bánh trôi lên Hai Đà!
Theo dân làng Hát Môn, sự tích bánh trôi của Việt Nam khác hẳn sự tích bánh trôi của người Tàu làm để kỷ niệm Giới Tử Thổi trong ngày Hàn thục.
Bánh trôi Việt Nam dựa theo sự tích trăm trứng nở ra trăm con của bà Âu Cơ. Bởi dựa theo sự tích này nên dân xã Hát Môn nặn bánh trôi theo hình quả trứng. Để dâng Hai Bà bánh được nặn đúng 100 viên rất nhỏ và sui khi tế thần xong dân làng đem 49 viên đặt vào lòng một bông hoa sen thả ra sững Hát để trôi ra biển, người ta nhìn những viên bánh trôi trôi đi../”
Trong khi cúng tế Hai Bà, dân xã Hát Môn không quên bà hàng nước. Họ cũng dâng bánh cúng bà. Đền bà dưới gốc cây đa ở ngay cửa đền Hai Bà.
NGÀY MỒNG 4 THÁNG 9
Đây là ngày Hai Đà khao quân khi vừa nít quân ở Tây Hồ vẻ. Trong ngày này dân làng kéo cờ Đại, giết trâu, dê, bò, lợn để tế Hai Bà. Trong ngày hội này có lễ trình diện con trâu do các ông Quan viên chọn mua để tế Hai Bà. Con trâu này không phải chỉ béo tốt là đủ, tục lệ nơi đây cần đến tướng trận. Con trâu mang trình diện phải có quý tướng, nghĩa là theo kinh nghiệm phải lung cầu, đầu quạ, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi. Chọn được con trâu trúng cách, dân làng sẽ làm ăn phát đạt. Con trâu mang trình diện được cho uống rượu, sau đó mới bị làm thịt cắt tiết thui vàng rồi khiêng vào trước sẵn đền để làm lễ tế.
Đọc thật chậm: Đền Bà Triệu Thanh Hóa- Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Miền Bắc