Home / Di tích / Đền / Những câu chuyện về Đền Hải Khẩu (Đền Bà Hải)

Những câu chuyện về Đền Hải Khẩu (Đền Bà Hải)

“Hải Khẩu linh từ” là tên một bài viết trong sách Truyền Kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Hải Khẩu cũng là tên một thôn ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu đời nhà Trần, còn gọi là đền Bà Hải, hay đền Chế Thắng phu nhân.

Tìm hiểu về Đền Hải Khẩu (Đền Bà Hải)

Nguyễn Thị Bích Châu quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, con gái đại thần Nguyễn tướng công, một ông quan rất mực thanh liêm và bà Phạm phu nhân. 40 tuổi mới sinh con, ông bà rất đỗi vui mừng coi con như ngọc, như châu, ngày đêm nâng niu, cho nên đặt tên là Bích Châu. Từ nhỏ cho đến vị thành niên, được cha mẹ săn sóc dạy dỗ chu đáo về văn chương, đạo lý và được cậu là một võ tướng dạy võ thuật, cung kiếm và vốn có nhan sắc, nên nàng sớm trở thành người văn võ toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ nhất (1373) nàng được vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Sách “Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm chép lại câu chuyện: “Dịp rằm tháng 8 năm nọ, nhà vua thấy mọi người đi lại mua bán nhộn nhịp vui vẻ, cảnh trí thật là ngoạn mục, nhà vua liền nghĩ ra một vế đối rằng:

“Thu thiên họa các quải ngân đăng nguyệt trung đan quế”

(Trời thu gác tía .treo đàn bạc, quế đỏ trong trăng). Trong lúc các quan lại đang suy nghĩ thì Bích Châu đã đối lại rằng:

“Xuân sắc trang đài khai bảo kính, thủy đê phù dung”

đền bà hải

(Sắc xuân đài trang mờ gương báu, phù dung đáy nước). Vua khen hồi lâu rồi ban thưởng cho nàng một đôi vòng đeo tay bằng vàng nạm ngọc, ban đặt tên hiệu cho nàng là Phù Dung. Bấy giờ chế độ phong kiến cuối Trần suy vong, chính sự đổ nát, nhân tài không được trọng dụng, cung phi Nguyễn Thị Bích Châu bèn thảo bản “Kế minh thập sách” dâng lên vua với nội dung:

1. Bền gốc nước trị kẻ bạo tàn thì lòng dân mới yên.

2. Giữ đúng quy định, xóa bở phiền nhiễu thì triều cường không rối.

3. Trị kẻ lạm quyền, tránh họa ngầm cho nước.

4. Đuổi bọn tham nhũng cho dân đủ sống.

5. Chấn chỉnh học hành lễ nghĩa cho sáng tở đất trời.

6. Mong được nghe lời nói thẳng, mở cửa ngôn luận như mở rộng cửa thành.

7. Chọn quân thì nhằm vào dũng lực, không nhằm vào vóc dáng cao lớn.

8. Chọn tướng thì nhằm tài thao lược, không nhằm vào thế gia.

9. Võ khí cần sắc bén, không cần trang trí sặc sõ.

10. Tập trận thì cần chỉnh tề, chặt chẽ, chứ không phải giở trò múa may cho đẹp mắt.

Mười điều trên xét là thiết thực, bày tỏ tấm lòng trung mong được soi xét. Hay tất làm, dở tất bở, trên nghĩ đến chăng? Nước được trị, dân được yên, thiếp mong lắm lắm…” Sớ dâng lên, vua thích quá, đập tay vào phách mà nói: “Không ngờ một người đàn bà lại thông tuệ đến thế! Thật là một từ phi”. Năm 1377, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành. Trước khi tiến binh, Bích Châu làm tờ biểu can ngăn, nhưng vua không nghe, nên nàng xin đi theo hộ giá, được vua chuẩn y. Khi quan quân nhà Trần đến cửa biển Thi Nại đóng quân lại ở động Ỷ Mang(3), vua Chiêm là Chê Bồng Nga cho sứ giả đem ngà ngọc, vàng bạc tới gặp quan quân ta để trá hàng, sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Hôm ấy là ngày 10-2 Đinh Tỵ (1377), quân của Trần Duệ Tông bị tấn công bất ngờ, long thể nhà vua lại bất an. Phù Dung cưỡi ngựa tả xung hữu đột cầm quân xung trận bị trúng tên độc, khi hồi quân về địa điểm an toàn vào rạng sáng ngày 11-2 bà ngã xuống bất tỉnh, đến nửa đêm, giờ tý cùng ngày bà từ trần(4). Ba ngày sau, vì bệnh tình quá nặng, nhà vua cũng băng hà. Quân ta rút về kinh đô, Khi tới địa điểm đầu Châu Hoan (Hà Tình ngày nay) vì sóng to gió lớn tầu thuyền phải ghé vào vùng 0 Tôn (nay là Vũng Áng thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh). Quan quân làm lán trại ở chân núi bên bờ biển rước linh cữu lên tế lễ. Vua Trần Đế mới lên ngôi nghe tin, liền xuống chiếu rước linh cữu nhà vua về đường bộ, còn linh cữu của Quý phi được chở về bằng đường biển; tàu thuyền tiến được 50 dặm trên biển thì bị gió bắc tràn xuống, phải ẩn náu tại cửa biển Kỳ Hoa. Sau mấy ngày, thời tiết vẫn không thuận, triều đình xuống chiếu cho an táng Quý phi tại cửa khẩu, bến Kỳ La, huyện Kỳ Hoa thuộc Châu Hoan. Chỗ chân núi quan quân đặt bàn thờ tế ) Từ Phi vợ vua Đường Thái Tông ở Trung Quốc thế kỷ VII. Đây có nghĩa là người vợ hiền, vợ giỏi.

đền bà hải ở hà tĩnh

Theo thần phả đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu lễ hôm trước được phép lập đền thờ vọng gọi là đền Eo Bạch. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông lại thân chinh ngự giá đi đánh Chiêm Thành, khi tới đây đồn trú thấy đền thờ, bèn hỏi các bô lão địa phương, được các cụ cho xem bản thần tích của đền, nhà vua biết rõ công trạng của Bích Châu, cho bày đồ tế lễ, đề bốn chữ “Nữ trung hào kiệt” lên bài vị và cầu xin nữ thánh phù hộ cho Ngài “kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công”. Khi thắng trận trở về, nhà vua cho quân dừng lại nơi đây và sai người chặt gỗ, gọt đá xây dựng ba tòa điện thờ bà và sắc phong cho bà là “Chế thắng phu nhân”.

Nói về sự hy sinh của Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu, sách “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” và “thơ văn Lý Trần” đều ghi lại truyền thuyết cho rằng khi quan quân đến cửa biển Kỳ Hoa, bỗng nhiên biển nổi sóng to gió lớn, thần biển hiện lên đời gả cho một cung phi làm vợ. Nhà vua chưa biết tính sao, Bích Châu liền xin tự nguyện hy sinh để tế thần. Sách “Lịch triều hiến chương loại chí’ ghi thêm: “Vua sai để phu nhân vào mâm vàng rồi thả xuống nước cho thủy thần, thuyền mới đi được”.

Đền Bích Châu được xây dựng trên bãi đất pha cát biển rộng khoảng 4500m2, quay về hướng Đông Nam. Phía trước đền từ trái sang phải là núi Ô Tôn có đền Eo Bạch được xây dựng cuối đời Trần, Vũng Áng còn gọi là “Cửa Cá” nổi tiếng với nhiều hải sản quý như tôm hùm, mực, yến sào… Núi Cao Vọng có hang nhỏ tương truyền là nơi ẩn náu của Hồ Hán Thương vào năm 1407. Sau lưng đền, xa xa là núi Bàn Độ có đầm Tiên nữ, có bàn cờ tiên, xưa là nơi có rất nhiều hươu sao. Đỉnh núi bằng phẳng giống như cái mâm vàng đặt qua biển (kim bàn đồ hải) nên có tên là núi Bàn Độ. Đền được xây dựng đời Trần chỉ có tiền miếu hậu lăng. Đến năm 1407 đền có ba tòa, trải qua nhiều thế kỷ đền được tu sửa tôn tạo nhiều lần. Nằm trong vùng “cửa gió” nên có những bộ phận đã bị lấp toàn bộ như cổng tam quan. Nhân dân địa phương phải mở cổng phụ để đi vào đền. Toàn bộ khu di tích có thể được chia thành hai khu vực:

– Khu công trình phụ gồm cổng phụ, đường đi vào di tích, cổng chính và nhà quan tả.

– Khu công trình chính gồm hạ điện, trung điện và thượng điện, nhà tiếp khách, nhà sắc và khu hành lang.

Hai bên đường vào di tích có nhiều cây cao bóng mát. Hai cột nanh cao 3 m, mặt trước có khắc câu đối:

“Ức niên thực lập cương thường trạng Vạn cổ trường lưu tiết nghĩa phương”.

Nghĩa là:

(Muốn năm coi trọng cương thường đã dựng Vạn đời còn lưu truyền tiết nghĩa thơm).

Trước hai cột nanh về phía bên trái là quan tả xây bằng gạch đá vôi vữa theo kiểu chồng diêm, cửa vòm. Trong nhà có tượng quan tả cao ba mét bằng xi măng vôi vữa, tay phải cầm đao, tay trái cầm gươm, tư thế oai vệ. Toàn bộ công trình chính của di tích hiện tại được bao quanh bằng cát bồi lấp thành “bức tường” tự nhiên. Ba tòa điện và nhà dâng hương là hệ thống nối liền khép kín với nhau, kiến trúc theo kiểu chữ công (I). Bên phải là nhà tiếp khách quay mặt về đền thờ. Phía sau là nhà sắc nằm song song với trục chính.

Hạ điện rộng 50m2, xây bằng gạch đá vôi vữa có hệ thống mặt tiền và tường bao ba phía. Mặt tiền được xây dựng cầu kỳ với hệ thống tường trang trí đặt trên bốn trụ lớn. Trên các ô trang trí, có đắp nổi hình hoa lá, rồng phượng, cuốn thư… Mảng trên cùng có hình “lưỡng long chầu nguyệt”. Trên đỉnh của hai trụ ngoài có đắp hình búp sen. Ba gian hạ điện không đều nhau. Gian giữa rộng hơn có hai bức nghi môn bằng lụa thêu rồng phượng, treo trước cửa ra vào. Chính giữa treo bức hoành phi sơn son thiếp vàng đề bốn chữ Hán “Tb ánh đức lưu phượng”, niện hiệu Bảo Đại Tân Tỵ xuân (1941). Giữa nhà có bàn thờ, đặt long ngai, bát hương; trước bàn thờ hai bên dựng giá cắm vũ khí nghi trượng, như chày, đao, thẻ và một giá trống. Hai gia bên đều có bàn thờ. Bốn dãy cột đều treo câu đối ca ngợi bà Bích Châu và nói lên sự linh hiển của đền.

Trung điện kiến trúc đơn giản, tường bao bốn phía, diện tích 45m2, gồm ba gian. Gian giữa rộng hơn, có bàn thờ. Trên tường sau gian phải, có hình Võ hầu cưỡi hổ tay cầm đao, được đắp nổi và tô vẽ nhiều màu. Đối xứng với hình Võ hầu ở gian phải, có hình Khâm sai cưỡi mây, tay phải vuốt râu, tay trái cầm gươm.

Thượng điện cũng gồm ba gian diện tích 36m2, gian giữa có bàn thờ hai cấp xây bằng gạch, vôi vữa. Cấp dưới đặt mâm đồng, bộ tam sự bằng đồng, một giá chiêng nhỏ. Cấp trên đặt chúc bảng và long ngai bài vị. Tất cả đều được sơn son thiếp vàng chạm hình rồng phượng. Hai bên bàn thờ có đôi câu đối chữ Hán khắc trên ván gỗ, niên hiệu Tân Mão đời Đức Hồng:

“Thân thượng cương thường thiên hạ thánh Danh lưu kim cổ nữ trung tiên”.

(Thánh giữa nhân gian thân nghĩa liệt Tiên trong nữ giới tiếng xưa nay”.

Phía sau bàn thờ, tương truyền có mộ của Quý phi Bích Châu.

Nhà sắc được xây dựng trên diện tích 40m2, kiến trúc theo kiểu chồng diêm có chóp, bốn mặt bằng nhau. Xung quanh là dãy hành lang hẹp, phía ngoài là dãy lan can bao quanh, bốn góc có bốn trụ vuông. Tầng 1 có mặt tiền trổ cửa vòm, có hình rồng phượng, hoa lá, hình cuốn thư đắp nổi. Tầng hai thu nhỏ hơn, giữa là cửa vòm, có hình hai con rùa đội hạc đắp nổi hai bên. Tầng ba hình chóp bốn mái chạy từ đỉnh xuống bốn mặt tường.

Những hiện vật còn lại ở đền tương đối nhiều và có giá trị, đặc biệt là lư hương, chiêng, bung, rùa hạc bằng đồng, tượng trâu, thuyền rồng, hòm sắc bằng gỗ…

Đọc chậm: Lịch sử ra đời Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *