Home / Di tích / Đền / Bạn biết gì về Đền Hữu Vĩnh- Đền đức Thánh Cả

Bạn biết gì về Đền Hữu Vĩnh- Đền đức Thánh Cả

Đền Hữu Vĩnh, còn gọi là đền đức Thánh cả, nằm trên thôn Hữu Vĩnh, xã Hổng Quang, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây, thờ một vị tướng đời vua Lý Bôn.

1. Tìm hiểu về đức Thánh Cả

Đền đức Thánh Cả thời xưa đã là ngôi đền nổi tiếng trong 26 ngôi đền lớn ở Việt Nam. Đền thờ vị thần tên là Quảng Xung hiệu là Xung Lang. Sách “Đại Nam nhất thống chí”, phần tỉnh Hà Nội, do sử quan thời Nguyễn biên soạn, có nói về đền này. Sách viết: “Đền đức Thánh Cả ở xã Hữu Vĩnh, huyện Hoài An, tương truyền thần là con Kinh Dương Vương, tên là Quảng Xung. Đời Lê, thuyền vua qua sông Hữu Vĩnh tự nhiên phù sa nổi vọt lên, thuyền không thể đi qua được, vua sai cầu đảo, đường thủy liền lưu thông, bèn sắc phong làm: “Nam Thiên thự đẳng thần” lại ban cho áo triều bào và đồ tế khí để thờ

Xem ngay: Những điều ít ai biết về Đền Nghè ở Hải Phòng

đền hữu vĩnh thờ ai
Đền đức Thánh Cả thờ ai

Còn theo ngọc phả hiện lưu giữ ở đền do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn thảo vào tháng Giêng năm Hồng Phúc thứ nhất, tức năm 1572 triều nhà Lê, và sau đó vào tháng 11 năm Vĩnh Hựu thứ 6 là năm 1740 nội các bộ lại nhà Lê phụng sao nguyên bản. Sự tích vị thần tóm tắt như sau: Vào thời nước ta thuộc nhà Lương (triều vua bên Trung Quốc thế kỷ VI) ở thành Phong Châu (Vĩnh Phú ngày nay) có ông họ Đỗ, vợ là Vương Thị Tín đã từng làm quan, về nhà chuyên tâm làm điều phúc đức, bốc thuốc cứu người, về sau, bà vợ mang thai sinh một bé gái, sắc đẹp hơn người, đặt tên là Nguyệt Xuyến. Đến năm 18 tuổi, cha mẹ qua đời. Nàng lo tang hiếu trọn vẹn. Đoạn tang, nàng cùng vài thị nữ bơi thuyền trên dòng sông Hát thăm núi thăm sông. Đến đầu đất Hữu Vĩnh, nàng thấy cảnh núi sông đẹp, cao hứng quây màn tắm. Bỗng nàng cảm thấy có rồng nước đến quấn ngang người. Từ đó, cô gái mang thai, đến ngày 10 tháng 8 năm Giáp Thìn thì sinh một trai đặt tên là Xung Lang. Đến năm Xung Lang 6 tuổi, mẹ không bệnh mà chết. Càng lớn, Xung Lang học càng sậu rộng, thấu hiểu mọi lễ nghĩa.

Lúc này trong nước loạn lạc, có họ Lý, húy Bôn, người đất Thái Bình chống lại nhà Lương, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Lý Nam Đế nghe tài thao lược của Xung Lang, cho sứ giả triệu ông về hỏi rõ ngọn nguồn và phong ông làm Tổng thống quân vũ, thủy đạo thượng tướng quân dẫn quân trấn giữ biên cương. Bấy giờ có giặc Chiêm Thành xâm lấn nước ta ở vùng Lâm Âp, ông mang quân tới quét sạch giặc. Đất nước thanh bình, ông trở về trang Hữu Vĩnh, nơi mẹ ông mang thai, thăm hỏi dân làng. Sau đó, trên đường về Kinh đô, ông qua trang Trinh Tiết, thấy cảnh hữu tình, lòng dân ngưỡng mộ, truyền lập hành cung.

Ngày 7 tháng 12 ông lên xe mây bay về, người tỏa hào quang sáng rực, đến đầu sông trang Hữu Vĩnh thì bỗng nhiên biến mất.

Vua Lý Nam Đế ban sắc phong ông Xung Lang là “Nam Thiên Linh ứng tối linh thượng đẳng tôn thần” và mẹ ông là: “Trung phong thánh mẫu trinh tinh đoan trang Đỗ quí phi công chúa” và ban 5 hốt bạc và đất cho trang Hữu Vĩnh làm “Hộ nhi” tu sửa miếu phụng thờ hàng năm, trường tồn mãi cùng non sông.

Qua tấm màn sương huyễn hoặc trong truyền thuyết dân gian có thể thấy cốt lõi của hiện thực lịch sử là đền và đình đức Thánh Cả thờ một vị tướng có tài ỏ thời Lý Nam Đế. Cũng dựa vào nguồn dã sử ghi lại trong ngọc phả, chúng ta biết thêm đền từng là nơi nghỉ của vua Đinh Tiên Hoàng trên đường cầm quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Đinh Tiên Hoàng đã đóng quân ở xã Thường Vệ, huyện Hoài An (xã Thường Vệ hiện còn có miếu thờ vua Đinh Tiên Hoàng). Sách Đại Nam nhất thống chí có nói đến sông Thường Vệ như sau: “Sông Thường Vệ cách huyện Hoài An 10 dặm về phía Tây, nguồn từ khe núi thuộc huyện Mỹ Lương, tỉnh Sơn Tây chảy xuống huyện Chương Đức rồi chảy về phía Nam qua phía Tây Nam huyện hạt 49 dặm đến xã Đục Khê thì hợp lưu với sông Hát”.

Đền đức Thánh Cả cũng là nơi người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn đến bái yết trước lúc mang quân đi đánh giặc Nguyên – Mông.

2. Kiến Trúc ở Đền Đức Thánh Cả

Hiện nay cụm di tích Đền đức Thánh Cả kiến trúc theo kiểu trong chữ Vương, ngoài chữ Quốc. Bao gồm phần ngoài, có cổng đền và tường bao quanh; phần trong có hai dãy hành lang, nhà Đại Bái, nhà Trung cung, nhà Hậu cung và tòa Ông muốn, cổng đền kiến trúc đẹp, mang phong cách thời Nguyễn với lối bố cục đăng đối, chặt chẽ, kết hợp với tường bao quanh tạo cảm giác trang nghiêm nơi thờ cúng.

đền đức thánh cả hà tây
Tam quan ngoại Đền Đức Thánh Cả Hà Tây

Nhà Đại Bái chia làm 5 gian, 6 vì kèo, kết cấu kiểu chồng dường cột trốn mang đặc trưng phong cách kiến trúc truyền thống với lối Bố cục thoáng và chắc.

Đẹp hơn cả là tòa Hậu cung, xây theo kiểu chồng diêm 8 mái, một lối kiến trúc được phát triển về cuối nhà Nguyễn. Rồng bò nóc các kiến trúc và ở các đầu bờ nóc các guột, kẻ đều có các con giống đắp vữa cách điệu uyển chuyển. Phong cách đó, trong nhà Hậu cung Đền đức Thánh Cả, càng thêm đậm nét. Ớ đây, nghệ thuật kiến trúc đã chuyển từ chạm khắc gỗ ở bên trong sang đắp nổi bằng vôi vữa bên ngoài với các đề tài tứ linh, tứ quí, hoa lá lật và đường hoa văn chạy triện. Cái đẹp được phô ra giữa trời xanh. Đây cũng là đặc trưng kiến trúc trong giai đoạn cuối thời Nguyễn. Đền đức Thánh Cả là nơi bảo lưu rất nhiều hiện vật cổ có giá trị về mặt lịch sử và mang tính nghệ thuật cao của các thời đại từ thế kỷ 15 đến nay, bằng chất liệu gốm, gỗ, đồng, đá, giấy…

Hậu cung là nơi thâm nghiêm nhất, ít ai được vào. Việc tế lễ chỉ được phép tiến hành ỗ ngoài đại bái và gian trung cung. Duy chỉ có ông từ miệng bịt khăn vào đền hương hầu thánh. Trong gian cung, có 2 pho tượng chân dung đức Thánh và đức Quốc Mẫu ngồi trên sập đá. Dáng tượng ngồi ỏ tư thế tự nhiên, trông phúc hậu. Gian này có một hang nhỏ ăn sâu vào lòng đất. Hang đó ngày xưa có nước. Phải chăng người xưa tìm chọn một mạch nước tự nhiên để xây dựng ngôi đền mà gian hậu cung là phỏng theo tích truyện của bà mẹ thần Xung Lang quây màn tắm và có thai sinh ra thần, và một ý nghĩa khác là ước mong có nguồn nước để mùa màng phong túc.

Đặc biệt phải kể đến 13 đôi câu đối gỗ, chất liệu bằng sơn thiếp, sơn mài khảm trai được bài trí đẹp, có nhiều giá trị văn học được phô bày ở nhà đại bái. Trong đó có đôi câu đối của nhà yêu nước Nguyễn Thượng Hiền:

“Long điểm phấn sùng tứ, ngũ thái loan chương tiêu quyết hạ”.

“Linh tung truyền cổ sử, thiên nhiên vân giá hải thiên qui”.

Cũng đáng chú ý là tại bức phù điêu đắp vữa trên cơ sở chạm gỗ trước đây một bên là 6 vị võ tướng, một bên là 6 vị văn quan y phục giống nhau tay cầm bút trước ngực. Võ tướng đầu đội mũ phủ kín tai. Văn quan đầu đội mũ cánh chuồn hở tai. Tất cả các vị đều đi hài.

Dựa vào thần tích và nghe nhân dân kể lại biết rằng, vào thời vua Đinh đi dẹp loạn 12 xứ quân có nghỉ ở đền và được thần Quảng Xung báo mộng phù trợ vào ngày 6 tháng 12. Ngày hôm sau vua Đinh kể lại giấc mộng ấy và lấy hơn chục người trai tráng ỏ trang Hữu Vĩnh làm người thân tín của vua. Rất có thể 2 bức phù điêu trên khắc họa một cách cường điệu hơn chục con người giỏi văn, giỏi võ của trang Hữu Vĩnh để tôn thờ tưởng nhớ (trước Cách mạng tháng Tám làng Hữu Vĩnh có hội văn và hội võ).

Vào những ngày kỳ lễ tiết diễn ra ỏ đền, dân các làng Tiên Mai, Vĩnh Sơn, Trinh Tiết, An Hà, Đông Bình, An Duyệt, Phú Dư, Thượng Tiết đều tới phụng sự. Lễ tiết có 4 kỳ lớn:

  • Kỳ tế tiễn năm cũ đón năm mới từ ngày 30 Tết Nguyên Đán đến hết ngày 4 tháng Giêng năm sau có tế thần một con lợn sống.
  • Kỳ đại kỳ phước: Tổ chức lớn kéo dài 3 ngày từ 10 đến 12 tháng Giêng. Làng tổ chức rước kiệu bằng thuyền dọc sông, có bơi chải rưóc từ đền về đình để tế thần vào mùa xuân và nhiều trò vui được tổ chức tại đình. Đến nay ấn tượng về ngày hội Lớn này còn sống động trong câu ca:

Mình về đằng ấy thì xa Có về Hữu Vinh với ta cho gần

Hữu Vinh có cầu rửa chân

Có sông tắm mát, có đình nghỉ ngơi

Dưới sông lại có chải bơi

Trên bờ đánh vật mình ơi hỡi mình!

  • Kỳ tế vua Đinh: Để tưởng nhớ tới vua Đinh người có công lớn thống nhất đất nước vào thế kỷ X. Lễ tổ chức vào tháng 2 chọn ngày thượng đình tế 1 ngày.
  • Kỳ hội thu: Tổ chức vào ngày 12 tháng 8 cũng bơi thuyền, rước kiệu trên sông từ đền về đình Thu (ngôi đền tế thần vào mùa thu). Ngày hội thu hút rất đông khách về tham dự, cỗ tế là một đôi cá chép sông đánh ở dưới sông lên để tế thần.

Có thể bạn quan tâm: Thần Tích Đền Cửa Ông (Đền Đức Ông) – Cẩm Phả- Quảng Ninh

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *