Home / Di tích / Đền / Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa ở đâu? Sự tích, Lễ Hội, Văn Khấn

Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa ở đâu? Sự tích, Lễ Hội, Văn Khấn

Độc Cước có nghĩa là một chân. Đền ở trên cửa biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đền Độc Cước còn gọi là đền Thượng, thời cổ thuộc làng Núi (tên nôm) – Sơn thôn (tên chữ). Trước cách mạng làng Núi thuộc xã Lương Niệm, tổng Giặc Thượng, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa (nay thuộc phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn). Từ trung tâm thành phố Thanh Hóa, theo đường số 8 đi về hướng Đông 16km là ta đã đặt chân lên địa phận làng Núi – sầm Sơn để ngắm biển và vãn cảnh đền Độc Cước.

1. Đền Độc Cước Sầm sơn Thanh Hóa ở đâu

Đền Độc Cước tọa lạc trên ngọn núi cổ Rùa, lưng quay hướng Đông, cửa đền dõi hướng Tây. Đứng ở sân đền nhìn xuống chân núi (phía Đông đền) du khách sẽ được chiêm ngưỡng vô vàn những đợt sóng vỗ vào vách đá tung bọt trắng xóa, rơi lã chã xuống trăm, ngàn những viên đá bóng lộn mà tạo hóa đã khéo xếp đặt thành nhiều hình thù kỳ thú. Từ bãi biển sầm Sơn lộng gió nhìn lên, ta thấy khá rõ toàn cảnh đền Độc Cước từ lầu Nghênh Phong, cửa Tam quan đến ngôi đền chính… nổi bật giữa bát ngát màu xanh của rừng phi lao đang lên. Cùng với đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, đền Độc Cước đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận thuộc cụm di tích và thắng cảnh sầm Sơn, Thanh Hóa.

lễ hội đền độc cước

2. Sự tích đền Độc Cước 

Đền Độc Cước thờ thần họ Cao, tên Sơn, tự là Đền Cước (còn gọi là thần Độc Cước chân nhân và thần có họ tên là Chu Văn Khoan). Theo truyền thuyết thì đền Độc Cước có từ thời Trần. Ngày ấy đoàn thuyền của nhà vua đến vùng biển này, bỗng nhiên trời biển tối tăm, không còn biết phương hướng nào nữa. Đến khi trời quang, mây tạnh thì cả đoàn thuyền đã nằm gọn trong vùng biển (Sầm Sơn hiện nay). Rồi đêm buông xuống, nhà vua đành ngủ lại không đi tiếp được. Trong giấc ngủ, nhà vua mộng thấy một thần nhân bán thân đến trước vua thưa rằng: (Tôi là Độc Cước chân nhân được Ngọc Hoàng cử xuống cai quản dải biển này. Nay thấy nhà vua đem quân đi trừ giặc ngoại xâm cứu dân, giữ gìn bờ cõi, tôi xin tình nguyện giúp một ta/’. Nhà vua cảm tạ và hứa khi thắng giặc trở về sẽ lập đền thờ để bốn mùa hương khói.

Ngày khải hoàn trở lại vùng biển này, nhớ giấc mộng đêm nào, nhà vua ra lệnh dừng thuyền để đoàn quân nghỉ ngơi. Cảnh đẹp đã thôi thúc nhà vua rảo gót dạo chơi. Khi lên tới đỉnh núi, nhà vua thấy một vết bàn chân to hằn sâu xuống một tảng đá. vết bàn chân ấy giống hệt bàn chân người trong mộng. Nhà vua cho mời các bô lão trong làng đến cấp tiền và truyền lệnh dựng đền thờ ngay trên tảng đá có vết chân ấy.

Thời kỳ đầu ngôi đền lợp cỏ. Đến thời Hồng Đức có một cây gỗ chò trôi dạt tới vùng biển này. Dân làng vớt gỗ ấy mà dựng lên ngôi đền nguy nga. Sự kiện đó đã được dân làng Núi ghi lại bằng ca dao còn truyền tụng tới ngày nay:

Đời Hồng Đức bây giờ mới thấy Một cây chờ rộng mấy người ôm Bỗng đâu trôi đến đầu làng Lại làm dây võ hai hàng hai bên. Cuốn ‘Thắng cảnh Quang Xương” kể rằng: “Tục truyền rằng đời xưa núi Trường Lệ, vào đêm mùng 7 tháng giêng mưa to, gió lớn, nước biển dâng lên ngập ngang núi, xung quanh bao nhiêu cây cối đổ rạp cả xuống đất. Dân cư quanh vùng lấy làm kinh sợ. Sáng hôm sau có người trèo lên đỉnh núi xem thấy dấu bàn chân rất lớn in trên hòn đá dài hơn một thước. Nhân dân không ai hiểu vết bàn chân ấy có tự khi nào và không biết vết chân của vị thần nào hiển hiện lên đó.

Xem ngay: Sự tích Đền Vua Đinh Vua Lê ở Ninh Bình

lịch sử đền độc cước

Trong số sắc phong trên, tờ sắc đời Cảnh Hưng (tức vua Lê Hiển Tông 1740 – 1786) có nội dung khá chi tiết về hành trạng và thần tích của thần Độc Cước: “Vị thánh linh thiêng nhất mà mọi người đều rõ. Sự linh thiêng ấy bảo vệ được nhân dân, gìn giữ được đất nước làm cho đất nước ngày thêm rạng rỡ, mạnh mẽ. Ngài ban phát ân huệ đến với mọi người. Vị thánh linh thiêng nhất trong các vị thánh. Có nhiều phép màu nhiệm làm chấn động trời đất. Tiếng tăm ấy không thể mất, thật là một vị thánh linh thiêng có đầy đủ đức tính khoan hậu, trung hòa, nhân ái đối với mọi người và cả loài vật. Một vị thánh có tài phép, giúp vua, gìn giữ được hòa bình, có trí thông minh, có mưu lược và sức mạnh.

Chu Văn Khoan (họ và tên của ngài) là một vị thánh giúp cho các triều đại giữ gìn được đất nước mạnh ngang với các bậc đại vương. Thật là một vị thần tướng do trời sinh ra. Hiện là “đại pháp sư” có 7 phép để trị kẻ gian ác cùng với ma quỉ.

Các triều đại trước đều phong chức tước đến Đại vương… chữ đẹp đẽ. Nay không còn chức tước, chữ đẹp để phong thêm… Nay thấy công của ngài lớn quá nên phong thêm mấy chữ Độc Cước Sơn Triều.

3. Lễ Tế thần ở Đền Độc Cước

Việc tế lễ thần Độc Cước hàng năm được chia thành: tiểu tế và đại tế. Các kỳ tiểu tế gồm:

  • Tế mộc dục: Tổ chức vào ngày 30 tháng chạp để chuẩn bị bước sang năm mới cầu mong dân làng làm ăn thịnh vượng, tốt lành. Đó là lễ tắm rửa thay áo mũ chỉnh tề tế lễ với lễ vật đơn giản gồm trầu, rượu, vàng, hương. Cụ nào xin được tiền đài thì được phép mở cửa hậu cung rước thánh vị ra ngoài.
  • Tế giao thừa: Tiến hành vào đúng giờ khắc giao thừa. Xưa kia tế giao thừa do cụ tiên chỉ, lý trưởng và ông từ hành lễ. Lễ vật gồm bánh chưng, bánh rán, chè kho. Lễ được tiến hành từ phút giao thừa, sau đó các cụ có mặt phải thay nhau trúc túc trực để đèn hương được liên tục suốt ba ngày tết.
  • Tế mở cửa đền: Do làng Núi tổ chức vào ngày 12 tháng giêng hàng năm. Lễ vật là trầu rượu.
  • Tế cơm mới: Vào mùa gặt, khi lúa nếp đã gặt xong, ông từ sắm lễ vật gồm xôi, gà để làng tế lễ. Sau đó dân làng mới được phép dùng gạo nếp.

đền độc cước sầm sơn thanh hóa

Các kỳ đại tế gồm:

  • Tế chàm lợn: Tổ chức vào ngày 5 tháng giêng, do bốn nhà “xám” chịu trách nhiệm. Đến ngày kỵ nhật bốn nhà “xám” giao lợn và gạo nếp cho giáp trưởng để trai giáp làm cỗ. Từ nửa đêm trai giáp đến nhà “xám” làm thịt lợn (luộc cả con); đồ xôi hàng chục đấu nếp. Sáng ra dân làng khiêng lên đền để tế. Tế xong, cỗ được khiêng về đình làng để khao làng.
  • Tế chàm trâu: Tổ chức vào sáng mồng 6 tết. Do 4 nhà “xám” bở tiền mua trâu từ trong năm và mỗi nhà góp chục đấu gạo nếp giao cho làng làm cỗ.

Từ nửa đêm trâu được dắt đến trước miếu Sơn Thần, lễ trâu rượu cáo yết sơn thần xong mới cắt tiết trâu, làm thịt bầy cỗ tế thần.

  • Tế bốc thăm: Tổ chức vào sáng mồng 7 tết. Lễ vật gồm có một xôi gà và cơm nén, muôi vừng. Tế xong các gia đình chưa làm “xám” lần lượt vào bắt thăm. Thăm được viết chữ: Giáp, Ất, Bính, Đinh (mỗi thăm một chữ). Gia đình nào bắt được chữ Giáp lần thứ nhất là chịu xám lợn năm tới. Còn bắt lần thứ hai cũng chữ trên là xám trâu.
  • Tế cầu phúc: Cứ 4 năm một lần đôi với hàng xã và các năm khác thì do làng tự tổ chức vào ngày 12, 13, 14 tháng hai. Do đó, xã Lương Niệm tế cầu phúc vào các năm: Tý, Mão, Ngọ, Dậu, xã phân năm Tý là làng Núi đăng cai, năm Mão là làng Lương, Trung, năm Ngọ làng Trấp và năm Dậu làng Hói. Vào ngày tế các vị thần trong xã được rước về đình làng đăng cai để tế và vui chơi. Ngoài việc tế lễ, thì giờ còn lại dân xã tổ chức các trò thi: đánh cờ, đánh vật, bơi chải suốt trong 3 ngày.
  • Tế xám tạ: Được tổ chức vào ngày 12 tháng 3. Lễ vật là bánh dày do các nhà xám trong năm mỗi nhà góp 1 đấu gạo nếp để làm. Lễ này mang ý nghĩa lộc thánh, các nhà chịu lễ trong năm làm ăn khá giả sang năm không được chịu nữa nên tạ ơn.

Tế cầu mưa: Còn gọi là tế rước nước, được tổ chức vào ngày 13 tháng 5 hàng năm của cả 4 làng trong xã Lương Niệm. Mỗi làng đều có cỗ gồm 120 bánh dày con, 4 bánh dày lớn (đường kính = 40 phân), 4 bánh chưng (có cạnh = 40 phân, dày 10 phân), và hoa quả. Đây là cỗ thi giữa các làng. Bánh dày phải trắng, mặt phải mịn. Xong, cỗ làng nào làng ấy khiêng về đình khao làng.

 

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *