Home / Di tích / Đền / Thần Tích Đền Cửa Ông (Đền Đức Ông) – Cẩm Phả- Quảng Ninh

Thần Tích Đền Cửa Ông (Đền Đức Ông) – Cẩm Phả- Quảng Ninh

Đền Cửa Ông hiện ở cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, tại cảng than cũng gọi là cửa ông, thờ các vị anh hùng đời Trần, mà vị chủ thần là Trần Quốc Tảng, con trai của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Lịch sử hình thành Đền Cửa Ông

Trước đây, đền có ba khu: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng phân Bố ở ba vị trí trông ra vịnh Bái Tử Long. Nhưng hai khu sau đã bị máy bay Mỹ phá hủy, nay chỉ còn lại khu đền Thượng gồm đền thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng và chùa thờ Tuệ Trung thượng sĩ.

đền cửa ông cầu gì
Đền Cửa Ông Quảng Ninh

Trước cổng đền có hai câu đối:

Thiên trường lục thủy không khâu tụ Tứ diện thanh sơn nhập họa đồ.

Nghĩa là:

Nghìn trùng nước biếc buông dải áo Bốn phía non ocanh tạc họa đồ.

Trong đền có đến 30 pho tượng bày thành mười hàng ngang, được xem là hầu hết người trong gia thất và tướng tá của Trần Hưng Đạo. Những nhà khảo cổ đã xác định được 18 pho chia ra:

Nhóm 1: – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

  • Bà Thánh mẫu vợ ông là mẹ Trần Quốc Tảng
  • Hai công chúa con gái Trần Quốc Tuấn
  • Trần Quốc Tảng, thần chủ ngôi đền. Pho tượng này lớn nhất, đặt chính giữa bái đường.
  • Trần Anh Tông, con rể Trần Quốc Tảng.

Nhóm 2: Các tướng:

  • Lê Tần (tức Lê Phụ Trần), chồng sau của bà Lý Chiêu Hoàng.
  • Trần Khánh Dư.
  • Đỗ Khắc Chung.
  • Hà Đặc, vị tướng người miền núi.
  • Phạm Ngũ Lão, con rể Trần Hưng Đạo.
  • Yết Kiêu, gia tướng Trần Hưng Đạo
  • Nguyễn Địa Lô, gia nô Trần Quốc Tuấn.
  • Nguyễn Chế Nghĩa.

Nhóm 3: Các vị quan:

  • Trần Thì Kiến.
  • Phạm Ngộ.

Cửa Ông ngày xưa có tên là cửa Suốt. Sự tích của Trần Quốc Tảng là một sự tích hào hùng và cũng có phần bi thiết. Câu đối treo cạnh pho tượng ông đã nói lên điều đó:

Bạch Đằng hộ chiến công, lương tướng uy danh Kinh Bắc địa.

Hải Đông lưu linh tích, anh hùng tâm sự đôi Nam thiên. Nghĩa là:

Giúp chiến thắng Bạch Đằng, tướng giỏi uy danh lừng đất Bắc.

Để dấu thiêng Đông Hải, anh hùng tâm sự gửi trời Nam.

Câu đối nói rõ thành tích của Trần Quốc Tảng. Ông đã đánh thắng giặc Nguyên, được phong tước Hưng Nhượng Công. Nhưng do tính tình ương ngạnh, ông đã bị Trần Quốc Tuấn là cha mình đày ra cửa biển Cửa Suốt, làm Suất ti tuần Đại An. Nói là đi đày, song thực ra ông đã là vị trấn thủ giữ gìn bến cảng. Ở vùng này, sự tích Trần Quốc Tảng đã đi vào truyền thuyết dân gian. Có mẩu chuyện khi ông qua đời như sau:

văn khấn đền cửa ông

Một hôm, ông ra Cửa Suốt, tự nhiên trời mưa to gió lớn, sấm sét nổ ầm ầm. Ông thấy một phiến đá to bèn ngồi lên. Ngay lúc đó sóng nổi cuồn cuộn, nước dâng lên rất cao, nhưng phiến đá tự nổi trên mặt nước. Hưng Nhượng Công hóa thân ở đó vào ngày 16 tháng 8 năm 1311. Một lúc sau mưa gió yên, dân chúng thấy trên phiến đá có một cái mũ đá, liền rước về lập miếu thờ, tâu lên triều đình. Nhà vua phong làm Thượng Đẳng Phúc Thần.

Đền Đức Ông còn được xem là nơi thờ một anh hùng thảo dã. Có tên là Hoàng cần. Sách Đại Nam thống chí có chép về ông, cho biết, ông là người xã Hải Lãng (huyện Tiên Yên cũng thuộc tỉnh Quảng Ninh). Ông đã chiêu mộ trai tráng, đánh đuổi bọn giặc răng trắng miệng vàng, đuổi đến xã Vô Ngại (nay thuộc huyện Bình Liên, tỉnh Quảng Ninh). Hoàng cần cắm ngược cọc tre xuống đất làm mốc giới. Từ đó trở đi tre đều mọc ngược. Ông được lập miếu thờ, vua sắc phong là Khâm sai Đông đạo tiết chế.

Cả Trần Quốc Tảng và Hoàng cần đều được thờ ở Đền Cửa Ông. Cả hai ông đều được gọi chung một cái tên mộc mạc nhưng thành kính là: Đức Ông.

Cần phải đọc: Những điều ít ai biết về Đền Nghè ở Hải Phòng

 

 

Đọc Thật Chậm

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc Nam Định & Những chuyện chưa từng kể

Đền Bảo Lộc ở Tòa đình chính, thờ Đức Đại Vương và các tướng lĩnh …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *