Đền Bảo Hà không phải là nơi thờ phụng những vị thần linh Phật hay Quan Âm, tại đây người ta tôn thờ một vị tướng lĩnh dân gian thường gọi là ông Hoàng Bẩy. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu ngôi đền đặc biệt này nhé.
Nội dung bài viết
1.Tìm đền Bảo Hà ở đâu?
Vị trí ngôi đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà là khu di tích mang tính lịch sử và đạt cấp quốc gia. Ngôi đền được xây với vị trí khá đẹp, dưới chân đồi Cấm.
Bên cạnh đền thờ là sông Hồng êm đềm, trầm mặc, đền được bảo bọc bởi một lớp cây xanh tươi mát.
Đền thuộc địa phận Lào Cai, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.
Đền Bảo Hà có tích gì?
Theo người dân truyền miệng, đền Bảo Hà là nơi thờ tự của vị anh hùng tên Nguyễn Hoàng Bẩy. Và người dân cũng thường dùng tên đền ông Hoàng Bẩy gọi thay cho tên đền Bảo Hà.
Có truyền thuyết nói rằng, khi xưa, vùng đất Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (hiện tại là Lào Cai) thường bị giặc phương Bắc xâm lấn, dân lành bị ức hiếp, giết hại.
Triều đình giao nhiệm vụ cho tướng Nguyễn Hoàng Bẩy ra quân đẹp loạn vùng đất này.
Quân của ông khi đó tiến theo đường sông Hồng đánh giặc, cuộc chiến không cân sức, ông đã hy sinh, thi thể trôi theo dòng sông Hồng kia về tới Bảo Hà.
Người dân an táng và lập ra đền thờ này để ghi nhớ ơn ông. Lấy tên là Bảo Hà để lập đền thờ.
2. Lễ hội nơi đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà không phải là ngôi đền nhỏ, nghi thức và lễ hội dần được truyền từ đời này snag đời khác. Họ làm lễ đền và cả lễ hội cho du khách đến tham quan.
Mâm lễ cúng đền dành cho du khách đến viếng
Bắt buộc phải cúng lễ chay tịnh: Bạn nên chuẩn bị ở nhà nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi đi cùng một ít bánh kẹo, trà, cây hướng nến, trầu cau.
Phần tâm linh của du khách sẽ được thỏa mãn phần nào. Các bạn có thể cầu khấn về sức khỏe, tiền tài, sự nghiệp.
Đăc biệt, đền Bảo Hà nổi tiếng về khẩn cầu làm ăn. Lễ vật bạn có thể đặt làm trước, hoặc có thể mua khi đến đền Bảo Hà.
Những nghi lễ này, người dân có thể chuẩn bị đầy đủ và bày bán cho du khách.
Trước ngày lễ chính thức của đền Bảo Hà
Được tổ chức và làm có quy mô, tổ chức, thường diễn ra vào trước ngày 17- 7 âm lịch.
Lễ hội có đầy đủ các nghi thức như rước kiệu, tế thần, tưởng niệm ông Hoàng Bẩy qua cách dân hương, dân hoa.
Lịch trình lễ hội sẽ diễn ra sớm với các hoạt động vui chơi văn hóa
Ban tổ chức sẽ bố trí hơn mười gian hàng thủ công mỹ nghệ, sản vật đặc trưng của địa phương, một số mặt hàng tiểu thủ công.. Nhằm thu hút tham quan, và quảng bá văn hóa địa phương.
Trong lễ hội, nhà tổ chức còn thêm một số trò chơi dân gian để giao lưu văn hóa với khách thập phương.
Các trò dân gian khá vui khiến du khách dừng chân chơi thử như ném còn, trò nhảy bao bố, hoặc những trò cần sự hợp sức của tập thể như kéo co, đẩy gậy …
Ngoài ra, lễ hội còn có thêm không gian trưng bày những món đồ lưu niệm mang đậm tính chất khu vực đền Bảo Hà để du khách tham quan và mua sắm.
Lịch trình lễ hội chính nơi đền Bảo Hà
Vào 15/7 âm lịch đền sẽ tổ chức lễ cầu an, thời gian khoảng từ 18g đến 22g 30. Đèn được thả trên sông Hồng.
Mọi người sẽ thả đèn hoa đăng như một cách ghi nhớ và tri ân các vị tướng lĩnh, anh hùng. Sau đó vào khoảng 23g lễ tế thần sẽ được thực hiện.
Đêm 16/7 âm lịch: hoạt động chương trình nghệ thuật của lễ hội. Các nghệ sỹ thuộc cấp trung ương, nghệ nhân dân gian tại Bảo Hà sẽ biểu diễn phục vụ người dân và du khách
Đến sáng ngày 17/7 âm lịch: Hoạt động chính thức cho lễ hội đền Bảo Hà diễn ra với lễ rước kiệu, lễ hội đường phố.
Tham quan đền Bảo Hà có gì?
Ngôi đền Bảo Hà có vị trí vô cùng thuận lợi, lưng đền tựa vào núi rừng hùng vĩ, mặt đền lại theo hướng sông Hồng.
Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và chốn tâm linh thờ phụng đã khiến ngôi đền thêm kì bí, kiến trúc vô cùng hợp phong thủy.
Đền thờ Bảo Hà đã thu hút không ít khách thập phương đến tahm quan, du lịch. Ngoài ra, họ còn đến Lào Cai để đi đến Sapa, vùng núi có cảnh đẹp mê người.
Nơi văn hóa dân tộc thiểu số đậm đà bản sắc, nhiều tour du lịch thú vị được hình thành. Các bạn có thể tham khảo thêm nhé.
3. Cách nào để đến đền Bảo Hà
– Bạn có thể đi theo tour du lịch đền Bảo Hà tại thành phố Lào Cai.
– Hướng đường sắt: bắt đầu từ ga Hà Nội, bạn lên tàu LC1, hoặc LC3.
– Tự đi: bạn có thể đi theo hướng từ Hà Nội – đi theo đường quốc lộ 32 – qua cầu Tuy Phong- tiếp tục đường quốc lộ 32C. Qua thành phố Yên Bái, chạy về hướng Tỉnh lộ 151, tiếp tục rẽ vào quốc lộ 279, bạn sẽ đến đền Bảo Hà.
Trên đây là một vài chỉ dẫn đến đền Bảo Hà, và một vài đặc điểm của lễ hội đền. Có thời gian, bạn cũng nên tham quan ngôi đền đặc biệt này nhé