Home / Di tích / Chùa / Chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho – Ngôi cổ tự nổi tiếng tại Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho – Ngôi cổ tự nổi tiếng tại Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng như một tòa bảo điện xa hoa rực rỡ cả một góc trời, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 4.4 km. Ngôi chùa có lịch sử lâu đời dưới thời vua Minh Mạng ( 1820 – 1840), qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc từ đơn giản trở nên cầu kỳ, mĩ lệ, với diện tích mở rộng. Chùa Vĩnh Tràng nhận được nhiều quan tâm từ du khách vào mỗi năm, nhất là vào các ngày lễ lớn, vào dịp xuân.

1. Chùa Vĩnh Tràng nằm ở đâu?

Chùa Vĩnh Tràng thuộc: Ấp Mỹ An, P.8, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

2. Lịch sử hình thành chùa Vĩnh Tràng.

Dưới thời vua Minh Mạng ( 1820 – 1840): Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa nhỏ, được xây dựng bởi ông bà Huyện Bùi Công Đạt ( sau khi về hưu).

Chùa Vĩnh Tràng

Năm 1849: Hòa thượng Huệ Đăng ( tổ khai sơn), đảm nhiệm trụ trì, xây dựng lại chùa và đặt tên “Vĩnh Tràng”.

Năm 1864: Trụ trì chuyển cho hòa thượng Minh Đề ( HT. Huệ Đăng qua đời, chùa chưa hoàn thiện).

Trải qua nhiều đời trụ trì, cho đến vị trụ trì 41 là hòa thượng Trí Long ( 1955 – 1987).

Năm 1987: Chùa Vĩnh Tràng được giao cho Tỉnh Hội Phật giáo quản lý và đặt văn phòng tại đây, và tiến hành bầu cử các vị trụ trì sau này.

Năm 2002 đến nay: Hòa thượng Thích Huệ Minh làm trụ trì.

3. Đường đi đến chùa Vĩnh Tràng.

  • Hướng dẫn đi chùa Vĩnh Tràng bằng ô tô, xe máy.

Gợi ý từ bến xe Tiền Giang tp. Mỹ Tho đến chùa Vĩnh Tràng

Tiếp tục đến Ấp Bắc ( 180m), đi tiếp Ấp Bắc đến phường 8 ( 3.9km), rẽ phải tại HQC Mỹ Lợi, rẽ trái ( 100m). Chùa Vĩnh Tràng.

  • Cách đi chùa Vĩnh Tràng bằng xe bus.

Tuyến xe 03: Mỹ Tho – Thị trấn Cái Bè.

4. Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng.

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa đầu tiên có lối kiến trúc hòa trộn giữa phương Đông và phương Tây ( được công nhận bởi Trung Tâm sách kỷ luật Việt Nam vào 5/2007).

Kiến trúc của chùa dưới các góc độ sau:

Kiến trúc hình chữ “Quốc”.

+ Tiền đường.

Nơi để phật tử cúng bái, hành lễ, thắp hương.

vinh trang pagoda kiến trúc

+  Chánh điện.

Chánh điện của chùa Vĩnh Tràng là nơi đặt nhiều pho tượng Phật. Ở giữa chánh điện là Phật Trung Tôn, bên cạnh có hai vị Hộ Pháp.

Tượng hòa thượng Chánh Hậu ( vị trụ trì giai đoạn năm 1907 – 1911) được đặt ở bên trái án giữa điện Phật.

Tượng hòa thượng Minh Đàng thì đặt bên phải. Hai vị hòa thượng như đang đứng lắng nghe sự chỉ bảo từ Phật.

Bên trái điện phật, là hình ảnh hòa thượng Tiêu Diệu, đang cầm cờ, đối xứng với Hộ Pháp tay phải cầm chày kim cang.

Đặc biệt, chùa Vĩnh Trang có bộ tượng Thập Bát La Hán, mỗi bên 9 vị đối xứng với nhau. Đây là những tác phẩm bằng gỗ, sắc sảo với từng nét khắc, gợi lên khung cảnh hào khí nhưng trầm lắng.

Phía trái góc chánh điện, là hình ảnh của hai người Hầu. Thập Điện Minh vương được bố trí với các án khác nhau ( ở phía sau án người hầu).

không gian bên trong chùa vĩnh tràng tiền giang

Phía sau điện, có án thờ hậu tổ dành cho Đạt Ma sư tổ, bồ tát Quan Âm và hai vị Minh Vương. Nổi bật là tượng Địa Tạng cưỡi đề thính.

Ngôi chùa còn có án thờ Ông Bùi Công Đạt cùng gia quyến ở phía sau chánh điện, như để tưởng nhớ người có công lớn đầu tiên với ngôi chùa.

+ Nhà tổ:

Khu vực phía trước nhà tổ, có 5 bàn thờ. Nếu tính từ trái sang gồm: bàn thờ Quan Âm, Thế Chí, chính giữa thờ Bồ Tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Địa Tạng, tiếp đến là bàn thờ Bồ Tát Quan Âm cùng đồng nam và đồng nữ bên cạnh.

Bên trong nhà thờ tổ là nơi thờ các vị trụ trì, các vị tổ đã có công xây dựng chùa.

Phía sau án thờ tổ là nơi thờ Giám Trai Bồ Tát và một số vị Bồ Tát khác, được gọi là Bát Nhã đường). Bên trái Bát Nhã đường là nơi thờ cốt của người nữ, bên phải dành cho người nam.

tham quan chùa vĩnh tràng ở tiền giang

+ Nhà hậu:

Chùa Vĩnh Tràng, dành riêng một khu nhà hậu để cho tăng ni, phật tử nghỉ ngơi.

Bốn khu vực kể trên được tiếp nối với nhau, với tổng diện tích chung là 14000 m2m, có nền đúc cao 1m, tường được xây dựng kiên cố.

Kiến trúc bổ sung theo thời gian.

+ Tượng Phật A Di Đà và Công viên chùa Vĩnh Tràng.

Ngày 14/1/2008 tượng Phật A Di Đà được hoàn thành với chiều cao 18m.

Đồng thời, công viên chùa Vĩnh Tràng cũng được khánh thành.

 + Tượng Phật Di lặc.

22/1/2010 ( Tháng Giêng), lễ khánh thành Tượng Phật Di lặc được tổ chức.

chùa vĩnh tràng ở mỹ tho

+ Bảo tháp 7 tầng.

Năm 2015, được xây dựng, với chiều cao 35m, gồm 1 trệt và 7 lầu. ( Nằm ở vùng đất trống phía sau chùa, sau này tường mở rộng thành nằm trong khuôn viên chùa).

+ Khu giảng đường Phật Pháp.

Gồm 1 trệt, 1 lầu ( gọi là Khu giảng đường Huệ Đăng II), nơi các phật tử học tập các khóa giảng từ các sư, với sức chứa hơn 300 người.

Ở những điểm nào trong kiến trúc ngôi chùa, minh chứng cho lối phong cách Á – Âu của chùa?

Một số kiến trúc thể hiện nghệ thuật kết hợp Đông – Tây.

+ Cổng Tam Quan.

Cổng vào của chùa Vĩnh Tràng, có điểm khác biệt rõ rệt, vừa mang hình thái của đất nước Thái, chàm lại vừa phảng phất nét La Mã và cổ của kiến trúc truyền thống nước nhà.

Khi nhìn chính diện, cổng chính như một tòa nhà nhỏ với 1 trệt và một lầu, một gác ( kiểu cổ lầu), có chạm khắc hoa văn chàm, nhưng trên mái ngói thì có hoa văn rồng đúng chuẩn nét của nghệ thuật nước nhà ( Việt Nam).

cảm nhận chùa vĩnh tràng thành phố mỹ tho tiền giang

Hai bên cổng phụ, dành cho phật tử, cũng có nét chạm khắc.

Màu sắc sử dụng cho cổng Tam Quan lại cứ như y hình kiến trúc của La Mã ( cảm giác mang lại).

+ Hòn non bộ ở khu chánh điện.

Trong khu chánh điện, chùa Vĩnh Tràng, có xây dựng hòn non bộ đậm bản sắc La Mã, với hoa văn chạm khắc mang dáng dấp của phố Pari ( Pháp).

Kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng, đạt đến độ thượng thừa như ngày hôm nay là nhờ vào sự du nhập, hài hòa kiến trúc từ nhiều nước.

Ngôi chùa, nói lên tinh thần đoàn kết và tình nguyện của Phật Tử trong và ngoài nước.

Hình ảnh của ngôi chùa, tất cả nhờ vào đóng góp của nhiều thành viên mà có.

tượng phật a di đà trong chùa vĩnh tràng thành phố mỹ tho tiền giang

5. Lưu ý khi đi lễ chùa Vĩnh Tràng

Một số lưu ý khi đến lễ chùa Vĩnh Tràng cần lưu tâm như sau:

+ Tác phong ăn mặc gọn gàng.

+ Hành xử đúng mực, không ăn nói xấc xược, không gây đánh nhau, không làm ồn.

+ Không đầu cơ trục lợi tài chùa.

+ Không tùy ý chụp ảnh những khu vực chưa được phép.

+ Không phá hoại thành tựu của chùa khi đến tham quan, dâng lễ.

Chùa Vĩnh Tràng, với hơn 150 năm lịch sử, là công trình Phật Giáo lớn của tỉnh Tiền Giang nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Lưu ý khi đi lễ chùa Vĩnh Tràng

Ngôi chùa được đánh giá cao về lịch sử và kiến trúc, trở thành điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Nếu bạn muốn nhìn thấy rõ thế nào là đỉnh cao nghệ thuật Đông – Tây, hãy đến với chùa Vĩnh Tràng, tỉnh Tiền Giang.

Cảm ơn bạn đã đọc. Phú quý an khang!

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *