Chùa Thiên Ấn cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 6km, thu hút nhiều du khách mỗi năm. Ngôi chùa có giếng cổ linh thiêng, có chuông thần,… xóa tan bao mệt mỏi, buồn phiền của những “tiếng lòng” nặng trĩu đã có duyên hội ngộ về chùa.
Nội dung bài viết
1. Chùa Thiên Ấn ở đâu
Chùa Thiên Ấn thuộc vùng đất của đỉnh núi linh thiêng có tên gọi cùng tên với ngôi chùa ở vị trí: Thị trấn Sơn Tịnh, Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
2. Đường đi đến chùa Thiên Ấn
-
Cách đi đến chùa Thiên Ấn bằng ô tô
Chùa Thiên Ấn, bạn có thể tự đi hoặc đăng ký xe du lịch hoặc thuê xe riêng.
Gợi ý tuyến bus 01: Bến xe Quảng Ngãi – Cảng Dung Quất. Giá vé theo quy định:
Nếu khách đi dưới 1/3 tuyến thì có giá 7K/ lượt.
Nếu khách đi từ 1/3 đến 2/3 tuyến thì có giá 13K/ lượt.
Nếu khách đi trên 2/3 tuyến thì có giá 18K/ lượt.
Lưu ý: Tự quản lý tư trang cá nhân cẩn thận và hỏi rõ trạm dừng và số tiền cần trả.
-
Cách đi đến chùa Thiên Ấn bằng xe máy
Nếu bạn muốn tự đến chùa bằng xe máy ( đi một mình hoặc cùng các bạn), thì gợi ý sau cho bạn.
Từ ủy ban nhân dân huyện Sơn Tịnh, bạn theo hướng Bắc về QL24B, rồi vào Nguyễn Văn Linh/QL24B, đi thẳng rồi rẽ trái. Bạn tiếp tục đi thẳng và điểm đến nằm bên trái.
Lưu ý: Nhớ kiểm tra hành trang trước khi di chuyển và tuân thủ luật giao thông. Đồng thời, trước khi vào chùa, nhớ tìm nơi gửi xe an toàn và giữ phép xe.
?️?️?️ XEM THÊM: Chùa Đại Tòng Lâm
3. Lịch sử ra đời chùa Thiên Ấn
Năm 1965: Chùa Thiên Ấn chính thức bước vào hoạt động, bởi giám sát là Thiền Sư Pháp Hòa.
Thầy là vị sư người Trung Hoa, hiệu Minh Hải Phật Bảo, sinh năm 1670 và mất năm 1754.
Năm 1717: Ngôi chùa được tặng bảng danh hiệu bời chúa Nguyễn Phúc Chu.
Năm 1946: Tấm bảng phong tặng được chỉnh sửa lại bởi thiền sư Hoàng Phúc.
Năm 1990: Ngôi chùa nhận danh hiệu: Di tích lịch sử quốc gia.
Từ lúc khai sơn đến nay, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và có nhiều thay đổi trong diện mạo.
??? NÊN XEM: Chùa Linh Sơn
4. Kiến trúc chùa Thiên Ấn
Chùa Thiên Ấn không nổi bật về mặt kiến trúc, tuy nhiên lại có bề dày lịch sử. Ngôi chùa có nét nổi bật nhất chính là vị trí được xây dựng, nằm trên đỉnh đồi núi Thiên Ấn.
Đỉnh núi Thiên Ấn được xem là vùng đất tín ngưỡng Phật Giáo của dân xứ Quảng.
Một số điểm trong kiến trúc của ngôi chùa.
-
Cổng Tam Quan chùa Thiên Ấn
Cổng Tam Quan xây theo kiểu cổ lầu, ở cửa chính có hai thần thú canh giữ. Trên cửa chính, ở tầng trên có tượng Phật Thánh đang đứng.
Cổng có các vế đối hán tự đối xứng nhau, trên mái có hình rồng uốn lượn, uyển chuyển.
-
Bảo Tháp trong chùa Thiên Ấn
Ngôi chùa có bảo tháp 9 tầng, khắc hình Phật và họa tiết đất trời trên vách tường,. Bảo Tháp là nơi thờ Phật.
Ngoài ra, các bửu tháp khác trong khuôn viên chùa được xây với kích thước nhỏ hơn và số tầng theo số lẻ ( 3,5,7).
-
Tượng Phật trong chùa Thiên Ấn
Chùa Thiên Ấn là nơi có nhiều bức tượng đúc có sứ màu trắng, với kích thước lớn. Phần lớn các pho tượng đều đứng trên tòa sen, trước đó là lưu hương lớn hoặc nhỏ.
Các bức tượng như là tượng phật bà, phật tổ, tượng thờ các thầy trò đường Tăng,…
-
Khuôn viên chùa Thiên Ấn
Ngôi chùa có khuôn viên với điểm nổi bật là nhà phương trượng được xây theo lối nhà rường.
Khu mộ là vùng đất yên nghỉ của các sư tổ, các vị sư trụ trì. Vùng đất này thuộc phía đông của ngôi chùa.
Ngoài ra, khuôn viên có giếng cổ, chuông đồng lớn,…. và nhiều cây cối xung quanh.
Chùa Thiên Ấn, khi nhìn tổng thể, ngôi chùa không có điểm nổi trội về kiến trúc bên trong, tuy nhiên Thiên Ấn tự vẫn là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật hiện đại và cổ điển.
Ghi chú: Kiến trúc nhà rường là mẫu kiến trúc cổ điển, điển hình trong nghệ thuật kiến trúc Huế.
??? NÊN TÌM HIỂU: Chùa Xá Lợi
5. Chùa Thiên Ấn thờ ai
Chùa Thiên Ấn, trong khuôn viên rộng, có xây dựng mộ thờ cụ Minh Viên (Huỳnh Thúc Kháng).
Cổng Tam Quan của ngôi chùa, cùng cổng điện và mộ cụ đều có hướng quay về là phía Nam. Từ hướng Nam nhìn thấy được dòng chảy của sông Trà Khúc và khung cảnh toàn thành phố Quảng Ngãi.
??? CHIA SẺ: Cách đi tới chùa Chén Kiểu bằng xe máy
6. Lưu ý khi đi lễ chùa Thiên Ấn
Chùa Thiên Ấn với vài điều lưu ý khi đi lễ ở chùa.
- Trang phục đơn giản, gọn gàng hoặc nghiêm trang.
- Hành vi ứng xử, ngôn từ sử dụng cần đúng mực.
- Không tùy ý chụp hoặc vào khu vực chưa được phép.
- Tuyệt đối không tổ chức các trò chơi bài bạc, cá độ,…. tại đất Phật.
- Không buôn bán, trục lợi tại chùa.
- Khi hành lễ, dâng hương cần điều chỉnh các thiết bị gây ồn về im lặng.
Chùa Thiên Ấn là nơi lưu giữ những kỉ niệm, hồi ức một thời của con người Quảng Ngãi, đồng thời là nơi linh thiêng, chứng kiến bao sự đổi thay của xứ Quảng.
Khi đến với ngôi chùa, vừa cầu nguyện, vừa tham quan cảnh, vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố. Cảm ơn bạn đã đọc. Vạn dặm đến, tỏ lòng thành, mong điều tốt đẹp!