Chùa Tây Tạng là một trong những cổ tự nổi tiếng bậc nhất tại Bình Dương. Nếu có cơ duyên tới thành phố này tham quan thì bạn nên ghé qua để thắp hương và vãn cảnh
Nội dung bài viết
1. Lịch sử chùa Tây Tạng ở Bình Dương
Thời gian này, chùa không có trụ trì, chỉ có các Cư sĩ bổn đạo thay phiên nhau trông coi.
Đến năm 1938, ông Hương cả Trượng và các bổn đạo nghe danh Thiền sư Minh Tịnh vừa từ xứ Phật trở về nên ông đã thỉnh Thiền sư về trụ trì ngôi chùa này.
Kể từ đó chùa được đặt tên lại là chùa Tây Tạng để đánh dấu chuyến đi hành hương của vị trụ trì đầu tiên là Nguyễn Tấn Tạo.
Ông sinh năm 1889 trong một gia đình khá giả tại làng An Thạnh, quận Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương, nổi tiếng là một trí thức am hiểu Đông và Tây học và là một công chức ngành y tế.
Ông nghiên cứu Phật học từ năm 16 tuổi, sau đó xuất gia tại chùa Thiên Tôn với Hòa thượng Ấn Thành – Từ Thiện và được đặt pháp danh Châu Phổ- Nhẫn Tế.
Pháp danh Minh Tịnh của ông ra đời vào khoảng năm 1925 khi theo cầu pháp học đạo với Tổ Huệ Đăng của Thiên thai Thiền giáo tông tại chùa Thiên Thai (Bà Rịa).
Vào giữa thập niên 1930, phong trào Chấn hưng Phật giáo được phát động mạnh mẽ ở khắp nơi.
Vào năm 1935, Ngài đơn độc thực hiện một chuyến hành hương về đất Phật. Chuyến đi Ấn Độ và Tây Tạng của Thiền sư Minh Tịnh là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Thủ Dầu Một lúc bấy giờ.
??? KHÁM PHÁ: chùa Xiêm Cán
Sau hơn 2 năm chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Tây Tạng, Thiền sư trở về quê hương vào tháng 6- 1937 và là một trong những vị cao tăng đầu tiên mang Xá Lợi Phật về Việt Nam.
Ông là người có công lớn trong phong trào kháng chiến của giới Phật giáo cũng như là người cha đỡ đầu cho các chi đội Kháng chiến đóng quân tại Thủ Dầu Một.
Vào khoảng năm 1950, Thiền sư Minh Tịnh là cố vấn quân, dân, chánh của tỉnh Thủ Dầu Một.
Đã nhiều lần kêu gọi giới tăng sĩ dồn hết Hậu tổ mọi nỗ lực vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc cũng như động viên nhiều tăng sĩ, cư sĩ của chùa Tây Tạng trực tiếp tham gia kháng chiến.
Nhiều tu sĩ đã trở thành những Đảng viên kiên cường trong kháng chiến và nhiều chức vụ quan trọng ở thời kỳ trước và sau năm 1975.
Ngoài việc nổi tiếng là một vị Thiền sư nhiệt thành yêu nước, thương dân, Thiền Sư Minh Tịnh còn là một vị cao tăng để lại các tác phẩm quan trọng như Nhật ký Tây Tạng và dịch bộ Lăng Nghiêm Tông Thông.
Ngài viên tịch vào ngày 17-05-1951, thọ 63 tuổi. Nhục thân của ngài được nhập tháp tôn thờ tại chùa Thiên Chơn (huyện Thuận An) Kế thế trụ trì chùa Tây Tạng.
Cho đến nay là Hòa thượng Thích Tịch Chiếu (thế danh Trần Đình Thấu), là đệ tử kế thế tông môn.
Sinh năm 1912 trong một gia đình trung lưu tại huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện nay).
Năm 1943, ngài được bổ sứ làm trụ trì chùa Lâm Huê (Gia Định) và năm sau, trở về chùa Tây Tạng.
Từ năm 1944 đến năm 1950, ngài là trụ trì chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng Nam). Tại đây, ngài bị Mật thám Pháp bắt giam hơn một tháng vì tình nghi hoạt động cách mạng.
Được trả tự do vì không có chứng cứ, Hòa thượng Tịch Chiếu trở lại chùa Tây Tạng và trụ trì chùa này sau khi sư phụ viên tịch.
✅✅✅ CHIA SẺ: Cách đi đến chùa Huệ Nghiêm bằng Ô tô Bus
Đến nay, do tuổi già sức yếu nên Hòa thượng đã ủy nhiệm lại cho Đại đức Chơn Hạnh thay Hòa thượng điều hành Phật sự tại bổn tự.
Năm 1958, chùa Tây Tạng được tu sửa nhà đông và nhà bếp. Đến năm 1992, Chánh điện của chùa Tây Tạng được trùng tu theo kiến trúc của kiểu chùa đất nước Tây Tạng theo cấu trúc hình vuông, chính giữa là một ngôi tháp tứ giác.
Đây là hình thức thiết kế chùa đặc biệt khác hơn các di tích khác ở Bình Dương mang đậm màu sắc “Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng”.
??? NÊN ĐỌC: Chùa Bánh Xèo An Giang
2. Kiến Trúc chùa Tây Tạng
Trước đây, chùa chỉ là một tòa am nhỏ, được ít người biết đến. Tuy nhiên, sau cuộc đại trùng tu vào đầu những năm 1990, chùa đã trở nên khang trang hơn.
Có nhiều nét kiến trúc mang đậm phong cách của các ngôi chùa ở xứ Tây Tạng.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những điểm chính trong không gian kiến trúc của chùa Tây Tạng
-
Chánh điện chùa tây tạng
Chánh điện chùa nổi bật với ngôi bảo tháp thờ xá lợi uy nghi, được xây theo cấu trúc khối hình vuông, bao quanh bởi những hàng cây cao vút.
Khi vào chánh điện, bạn sẽ cảm nhận được một không gian yên tĩnh, thanh tịnh.
-
Tầng thượng chùa tây tạng
Sân thượng được biết đến là một khoảng không gian vô cùng rộng rãi, giúp du khách có được cảm giác thoải mái, thảnh thơi sau 1 ngày thăm quan ngôi chùa.
Nếu cảm thấy mệt mỏi sau 1 ngày dài vãn cảnh, hành hương, du khách có thể lên sân thượng của chùa để hóng mát, nghỉ ngơi.
Ngoài ra, khi đứng ở đây, bạn có thể nhìn thấy được toàn bộ vẻ đẹp kiến trúc của chùa Tây Tạng.
-
Phía sau chánh điện chùa tây tạng
Đi sâu ra đằng sau Chánh Điện, du khách sẽ được thăm quan bức tượng Đạt Ma Tổ Sư cao gần 3m.
Ắt hẳn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng: Trừ phần khung được xây dựng bằng sắt, thì toàn bộ bức tượng đều được chế tác từ tóc của những phật từ đóng góp cho chùa.
Bên cạnh đó, trên phần quai đòn gánh của Đạt Ma Tổ Sư còn treo thêm 1 chiếc nón lá.
Đây được xem là hình ảnh mang đậm những nét màu sắc truyền thống của dân tộc.
- Bảo tháp Mandala trong chùa tây tạng
Hiện tại, chùa Tây Tạng vừa xây dựng thêm tòa bảo tháp Mandala. Đây được xem điểm nhấn mới của ngôi chùa.
Bảo tháp cao hơn 15m, bên trong có đặt 1 bức tượng phật Thích Ca.
Nếu bạn đã có may mắn đi tham quan nhiều nơi thì chắc chắn sẽ nhận ra đây là nét kiến trúc vô cùng quen thuộc trong các ngôi chùa ở Tây Tạng.
??? XEM NGAY: Hoàn cảnh ra đời chùa Diệu Pháp
3. Những điểm đặc biệt tại chùa Tây Tạng
Có lẽ, nét nổi bật nhất của ngôi chùa Tây Tạng chính là bức tượng Đạt Ma Sư Tổ. Bức tượng này đã được chứng nhận là bức tượng được làm bằng tóc to nhất VN
Có thể nói, đây là bức tượng vô cùng công phu, tỉ mỉ với 3 phần tách rời nhau và được gắn lại bằng keo dán. Tượng có chiều cao lên đến gần 3m và được các nghệ nhân đúc trong suốt 2 năm.
Ngoài ra, khi đến chùa Tây Tạng, bạn còn được nghe các nhà sư kể lại về cuộc hành trình tham bái đất phật, dọc suốt từ Ấn Độ đến Tây Tạng của thiền sư Minh Tịnh.
Ông được xem là nhà sư đầu tiên của Việt Nam đặt chân tới miền đất Tây Tạng với 1 ý chí bền bỉ, quyết tâm giác ngộ với cõi Phật.
Toàn bộ cuộc hành trình của ông đã được ghi lại vào nhật ký và vẫn được lưu giữ trong chùa đến ngày nay.
??? ĐỌC TIẾP: Xin xăm ở chùa Vạn Phật có Thiêng không
4. Đường đi đến chùa Tây Tạng.
Chùa Tây Tạng chỉ cách thành phố Thủ Dầu Một chỉ gần 3km. Vì vậy, bạn sẽ rất tiện cho việc hỏi đường cũng như di chuyển tới chùa.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn cách đi tới chùa nhanh ít tốn thời gian nhất!
-
Di chuyển tới chùa bằng ô tô, xe máy.
Rất đơn giản, nếu sử dụng phương tiện cá nhân như Ô tô, xe máy,…từ trung tâm Thủ Dầu Một, bạn chỉ cần đi dọc đại lộ Bình Dương rồi rẽ trái ra đường Thích Quảng Đức, đi thêm 500m nữa là tới nơi.
-
Di chuyển tới chùa bằng phương tiện công cộng
Ngoài ra, nếu mới tới Bình Dương lần đầu, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, taxi, Grab,… để tới đây.
Với xe bus, bạn có thể bắt các tuyến như:
- 06: Thủ Dầu Một – Uyên Hưng
- 74: Hóc môn (Thành phố Hồ Chí Minh) – Thủ Dầu Một
- 08: Thủ Dầu Một – Thanh Tuyền
Có thể thấy có rất nhiều tuyến xe bus đi qua chùa Tây Tạng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nhớ nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, lạc đường,…
Khi tới đây, tâm con người dường như được an lạc, mọi giận hờn oán trách dường như tan biến lúc nào chẳng hay”
⚠️⚠️⚠️ XEM TIẾP: Chùa Hội Khánh
5. Lưu ý khi đi lễ chùa Tây Tạng
Cũng như với rất nhiều địa điểm tâm linh khác, khi tới chùa Tây Tạng, du khách vẫn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Khi đến chùa, bạn cần để ý tới tác phong, trang phục. Mặc những bộ đồ giản dị, lịch sự, không ăn mặc quá xuề xòa hay ăn mặc lòe loẹt, phản cảm.
- Có thái độ kính cẩn, tôn trọng các vị thiền sư, phật tử trong chùa.
- Không khạc nhổ, xả rác, hái hoa, bẻ cành,…. Làm mất mỹ quan nơi cửa chùa
- Nếu di chuyển tới chùa từ TpHcm, tốt nhất, bạn nên mang theo một số đồ ăn nhẹ như: Nước lọc, bánh mì,… để tiếp năng lượng dọc đường.
- Luôn có ý thức tự bảo vệ đồ đạc cá nhân khi vào chùa, tránh để xảy ra mất trộm.