Home / Di tích / Chùa / Chùa Tây Phương (Chùa Sùng Phúc) ở đâu

Chùa Tây Phương (Chùa Sùng Phúc) ở đâu

Chùa Tây Phương tên chữ là Sùng Phúc, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Chùa được xây dựng trên núi Câu Lau, có độ cao 50m (so với đất canh tác), có địa thế đẹp, cùng với các núi đất lân cận kết hợp thành một dãy chạy dài từ núi Ba Vì xuống đồng bằng phì nhiêu. Thế núi như hình một con trâu, đỉnh núi nhỏ nên chùa chiếm gần như trọn vẹn toàn bộ mặt bằng trên núi.

Lịch sử hình thành Chùa Tây Phương

Tương truyền, chùa Tây Phương có từ thế kỷ thứ III. Những di vật cổ nhất còn lại của chùa là tấm bia làm năm Chính Hòa (cuối thế kỷ XVII). Nghệ thuật kiến trúc và tượng tròn hầu hết được làm vào thời cuối Lê.

Về kiến trúc, Chùa Tây Phương bố cục theo kiểu chữ tam. Gồm 3 tòa chạy song song với nhau, tòa giữa ngắn hơn hai tòa bên, mỗi tòa đều đứng độc lập và gắn bó với nhau trong một tổng thể thống nhất, bao gồm: Chùa Hạ (dãy ngoài cùng), chùa Trung ( ở giữa) và chùa Thượng (trong cùng).

chùa Tây Phương ở đâu
Chùa Tây Phương ngày nay

Chùa Hạ và chùa Thượng kiến trúc giống nhau: 3 gian, 2 chái. Trang trí ở chùa Hạ, chùa Thượng bao gồm mây lửa, hoa lá, sóng nước. Mây lửa ở đây là những cụm xoắn nhiều lớp. Có những hình lá to nhiều gò cạnh, như kiểu lá đu đủ, lá ngô đồng. Đáng chú ý là ở cấu trúc cột đỡ được trang trí đề tài đầm sen với nước và hoa lá rất đẹp.

Ở chùa Trong, các nghệ nhân trang trí đề tài: Rồng, phương, hoa, lá, mây, lửa. Rồng có bố cục nhìn thẳng kiểu hổ phù, có sừng được cách điệu của mây lửa. Cũng có loại rồng bố cục ngang, có đuôi xoắn, từng đôi chân và đầu đối nhau. Còn phượng thì trong dáng đang xòe cánh rộng, đuôi dài, mềm mại được chạm ít hơn.

Về điêu khắc, Chùa Tây Phương có một số tượng tròn, gần 62 pho lớn, nhỏ. Một số pho tượng Quan Âm có phong cách thế kỷ XVII, 3 pho Tam Thế và A Di Đà có phong cách thời Vĩnh Hựu (giữa thế kỷ XVIII); một số pho được làm thêm vào các thời sau như Phật Bà Quan Âm nghìn tay, có phong cách thế kỷ XIX.

Những pho tượng ở đây có nhiều giá trị nhất là 8 pho tượng Kim Cương, 18 pho các vị La Hán và các pho Tuyết Sơn, Di Lặc, Văn Thù, Phổ Hiền… mỗi vị có một lai lịch, cuộc đời riêng và các nghệ nhân đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để mô tả, để diễn đạt cho phù hợp với vai trò, tính cách của họ.

Giá trị các tượng Phật ở Chùa Tây Phương không dừng lại ở mô tả tính cách nhân vật, mà còn lột tả được giá trị hiện thực xã hội, mô tả hiện thực cuộc sống ngoài đời.

Ngoài các tượng tròn, Chùa Tây Phương còn có nhiều bệ tượng, hương án quý. Chùa còn có quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ tư (1796), trong đó có bài minh của Phan Huy ích là một tài liệu lịch sử quý giá

 

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *