Home / Di tích / Chùa / Chùa Tây An – Vẻ đẹp kiến trúc chùa chiền phái Bắc Tông

Chùa Tây An – Vẻ đẹp kiến trúc chùa chiền phái Bắc Tông

Chùa Tây An, địa điểm tâm linh quen thuộc và vô cùng nổi tiếng ở Châu Đốc. Chùa Tây An không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn có là một địa điểm du lịch không thể bỏ qua ở thị xã Châu Đốc. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đưa các bạn tham quan – khám phá tất cả những nét độc đáo của chùa Tây An.

1. Giới thiệu về chùa Tây An

Chùa Tây An hay còn được gọi là chùa Tây An Núi Sam hoặc Tây An cổ tự, nơi đây là nơi sinh hoạt của rất nhiều các tín đồ của Phật giáo từ khắp mọi nơi trên cả nước.

Đến với chùa Tây An, du khách vừa được chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc của Việt Nam ta, vừa được khám phá nét đẹp kiến trúc của đất nước Ấn Độ vô cùng độc đáo.

chùa tây an

Chùa Tây An ở đâu?

Chùa Tây An có địa điểm tọa lạc ở khu vực ngã ba của núi Sam – phường Núi Sam – thị xã Châu Đốc – tỉnh An Giang.

Chùa Tây An nằm cách trung tâm của thị xã Châu Đốc khoảng chừng 10 cây số đường bộ.

Du khách có thể dễ dàng di chuyển từ trung tâm thị xã xuống chùa chỉ mất khoảng 20 phút.

Chùa Tây An cùng với chùa Phước Điền, miếu bà Chúa Xứ đã tạo nên quần thể di tích vô cùng nổi tiếng.

Chắc chắn tất cả các du khách sẽ không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến vùng đất An Giang.

Chùa Tây An là ngôi chùa theo thiền phái Bắc tông và là nơi sinh hoạt văn hóa của rất nhiều người dân và các tăng ni, phật tử.

Đường đi chùa Tây An?

Di chuyển từ thị xã Châu Đốc xuống chùa Tây An có rất nhiều con đường, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách đi ngắn nhất để đến được với chùa Tây An.

Cách 1:

  • Cách di chuyển nay mất khoảng 17 phút với quãng đường 9,7 cây số.
  • Từ thị xã Châu Đốc hướng lên phía Tây Nam đến Tân Lộ Kiều Lương (đi đến trạm dừng Châu Đốc)
  • Rẽ phải ở khu vực Shop thời tranng Ngọc Thảo – Châu Thị Tế thuộc Tân Lộ Kiều Lương
  • Đi khoảng 750m thì rẽ trái,  đi qua nhà văn hóa núi Sam, rẽ phải vào Bà Bài
  • Tiếp tục đi khoảng 1 cây số nữa là đến chùa Tây An.

đường đi đến chùa tây an

Cách thứ 2:

  • Cách này mất khoảng 18 phút tương đương với 12 cây số đường bộ.
  • Từ thị xã Châu Đốc đi theo hướng nam lên Tân Lộ Kiều Lương (cũng đi qua trạm dừng Châu Đốc)
  • Rẽ trái hướng vào Kinh 4 – rẽ phải để vào quốc lộ 91
  • Tiếp tục rẽ phải vào hướng Tân Lộ Kiều Lương (gần khu vực biển báo núi Sam)
  • Đi khoảng gần 500m rồi rẽ trái – rẽ phải vào Bà Bài đi khoảng 1 cây số nữa là vào đến chùa Tây An.

2. Lịch sử hình thành chùa Tây An

Chùa Tây An ngôi chùa được khởi công xây dựng sau khi đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm La khỏi nước ta.

Công trình vừa tưởng niệm vừa mang hàm ý để trấn yên bờ cõi phía Tây của vùng đất Châu Đốc.

Chùa Tây An xưa được đặt tên là Tây An cổ tự do tổng đốc Nguyễn Nhật An (một vị quan ở trong trình đình nhà Nguyễn) cho khởi công xây dựng vào năm 1820.

Và vị sư trụ trì đầu tiên của chùa là hòa thượng Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hại Tịnh tiếp quản mọi hoạt động diễn ra tại chùa.

Chùa Tây An được xây dựng từ năm 1847, xưa thuộc vùng đất An Giang – Hà Tiên.

Năm 1861 sư trụ trì hòa thượng Hoàng Ân (Nguyễn Thất Thừa) cho trùng tu lại khu vực chánh điện và khu vực hậu tổ.

Năm 1958, sư trụ trì tiếp theo của chùa hòa thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động và cho khởi công xây dựng thêm 3 ngôi lầu, mặt chính của chùa và khu vực chánh điện của chùa.

lịch sử hình thành chùa tây an

Từ năm 1993 cho đến nay, vị trụ trì Thích Huệ Kỉnh đã cho trùng tu và xây thêm mới rất nhiều công trình lớn .

Thu hút được rất nhiều khách thập phương đến thắp hương, khấn bái.

Bởi vẻ đẹp và tín ngưỡng tâm linh, chùa Tây An đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin và Du Lịch công nhận là một trong những Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.

3. Kiến trúc của chùa Tây An

Chùa Tây An là một ngôi chùa cổ của vùng đất An Giang được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 15.000 m2.

Toàn bộ kiến trúc ngôi chùa Tây An được xây dựng dựa trên phong cách kiến trúc nghệ thuật cổ xưa của Việt Nam kết hợp cùng lối kiến trúc của Ấn Độ.

Toàn bộ chùa được xây dựng bằng gạch ngói và xi măng, trải qua những biến đổi của thời tiết – khí hậu chùa vẫn giữ nguyên được nét đẹp từ thuở mới được trùng tu.

Cổng tam quan

Giống như hầu hết các ngôi chùa, công trình kiến trúc đầu tiên chính là khu vực cổng tam quan.

Cổng tam quan được chia làm 3 cửa, cửa ở giữa của cổng tam quan là nơi thờ tụng tượng phật Quan Âm Thị Kính, 2 bên là 2 biển ghi tên của chùa là “Tây An cổ tự”.

Đi qua khu vực cổng tam quan du khách sẽ tiến đến khu vực sân chùa.

cổng tam quan chùa tây an

Khuôn viên chùa Tây An

Khuôn viên của chùa được xây dựng rất rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây xanh.

Vừa bước vào bên trong khuôn viên du khách sẽ nhìn thấy một cột phướn rất cao, khoảng chừng 16m.

Cùng với đó là hình ảnh 2 chú voi, 1 chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà.

Voi trắng chính là điềm báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là đức phật Thích Ca), voi đen là chú voi ngự có tên gọi là Ô Long, đã có công giúp triều đình đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Phía sau của khuôn viên chùa được xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc vô cùng độc đáo. Được chú ý nhất là khu mộ của ngài Minh Huyên – ngài chính là Phật thầy Tây An.

Hàng năm, cứ vào ngày 12/08 âm lịch, hàng ngàn người dân và các tăng ni phật tử trong và ngoài vùng lại đến đây khấn bái rất đông.

Khu vực chánh điện

Khu vực chánh điện là khu nhà rộng và được xây dựng ở chính giữa trong thửa đất của chùa. Ngôi chính điện được xây dựng lớn với 2 tầng mái cong vút.

Khác với những ngôi chùa cổ ở miền Bắc, phần mái ngói lợp bằng ngói vảy cá, mái ngói của chùa Tây An được lợp là ngói đại ống.

Toàn bộ những cột chống được làm bằng những cột gỗ lớn, sàn nhà được lát bằng gạch đá hoa.

Hai bên của khu vực chánh điện là khu lầu chiêng và khu lầu trống được thiết kế theo lối kiến trúc hình tứ giác.

Trên đỉnh của điện được trang trí hình ảnh tứ linh: long, lân, quy, phượng vô cùng độc đáo.

chính điện chùa tây an

Bên trong khu vực chánh điện là nơi thờ tụng khoảng hơn 150 pho tượng phật lớn nhỏ.

Một vài pho tượng phật nổi tiếng: tượng phật Thích Ca, tượng phật Bồ Tát La Hán, tượng phật Bồ Tát Địa Tạng, tượng Bát Bộ kim cang, tượng Ngọc Hoàng đại đế, tượng Huỳnh Đế, tượng ông Thần Nông….

Hầu hết các pho tượng này đều có niên đại lâu đời và được làm bằng danh mộc với những được trạm trổ vô cùng công phu và mềm mại và uốn lượn

Tất cả lối kiến trúc của những pho tượng này đều theo hơi hướng nghệ thuật điêu khắc của nước ta vào cuối thế kỷ 19.

Ngoài những bức tượng phật, phía bên trong chính điện còn được treo rất nhiều bức hoành phi, những câu đối vô cùng ý nghĩa.

Từ khu vực chính điện, các bạn có thể sang tham quan Đại Hồng chung ở khu vực lầu chuông

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngôi chùa cổ Tây An thuộc tỉnh An Giang. Tiền Âm Phủ Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này, nếu có cơ hội du lịch đến với An Giang du khách đừng bỏ lỡ địa điểm tâm linh vô cùng tuyệt vời này – chùa Tây An (Tây An cổ tự).

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *